1

Người bị tiểu đường có thể ăn hạt kê không?

Ăn hạt kê tốt cho tất cả mọi người nhưng loại ngũ cốc này đặc biệt có lợi đối với người mắc bệnh tiểu đường nhờ một số đặc tính có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, chẳng hạn như hàm lượng chất xơ cao.
Người bị tiểu đường có thể ăn hạt kê không? Người bị tiểu đường có thể ăn hạt kê không?

Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả.

Kết quả là cơ thể không thể chuyển hóa đường từ thức ăn thành năng lượng một cách bình thường. Điều này làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị.

Vì bệnh tiểu đường có đặc trưng là lượng đường trong máu cao nên nhiều người cho rằng những người mắc bệnh tiểu đường không được ăn những thực phẩm chứa đường hay carbohydrate như hạt kê.

Mặc dù đúng là những người bị tiểu đường phải chú ý hơn đến lượng carb tiêu thụ để kiểm soát lượng đường trong máu nhưng việc ăn thực phẩm chứa carb tốt (đặc biệt là carb phức tạp) sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Một số ví dụ về carb tốt mà người bệnh tiểu đường nên đưa vào chế độ ăn uống là hạt kê và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin.

Dưới đây là những lý do tại sao hạt kê có lợi cho người bệnh tiểu đường và một số lưu ý để có chế độ ăn uống lành mạnh khi mắc bệnh lý này.

Người bị tiểu đường có thể ăn hạt kê không?

Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn hạt kê.

Hạt kê là một loại ngũ cốc nhỏ, hình tròn, có màu vàng. Kê là một loại lương thực chính ở nhiều nơi trên thế giới và được sử dụng khá phổ biến trong các món ăn Ấn Độ và châu Phi.

Có nhiều loại hạt kê khác nhau như kê ngọc trai, kê đuôi chồn, kê ngón tay, kê trắng, kê nhỏ…

Hạt kê là một loại ngũ cốc nguyên hạt và được xếp vào nhóm carb tốt. Hạt kê rất dễ tiêu hóa. Và vì không chứa gluten nên hạt kê là một loại thực phẩm an toàn với những người mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten) hay nhạy cảm với gluten. Ngoài ra, hạt kê còn có giá trị dinh dưỡng cao.

Giá trị dinh dưỡng của hạt kê

Một chén hạt kê (khoảng 175 gram) có chứa khoảng:

  • 6,11 gram protein
  • 2,26 gram chất xơ
  • 76,6 mg magiê
  • 108 mg kali

Ăn hạt kê tốt cho tất cả mọi người nhưng loại ngũ cốc này đặc biệt có lợi đối với người mắc bệnh tiểu đường nhờ một số đặc tính có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, chẳng hạn như hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, nhờ đó đường từ thức ăn sẽ đi vào máu từ từ và làm giảm nguy cơ đường huyết tăng đột ngột.

Lợi ích của hạt kê đối với người bị tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn hạt kê tốt cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu, 300 người mắc bệnh tiểu đường type 2 đã được xét nghiệm máu sau 90 ngày ăn hạt kê đuôi chồn nhằm đánh giá tác động của hạt kê đến:

  • Khả năng kiểm soát đường huyết
  • Lượng đường trong máu lúc đói
  • Mức cholesterol
  • Triglyceride

Sau 90 ngày, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức A1c của những người ăn kê đã giảm 19,14%. A1C là chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất.

Ngoài ra, đường huyết lúc đói giảm 13,5%, cholesterol giảm 13,25% và triglyceride giảm 13,51%.

Những kết quả này đã khiến các nhà nghiên cứu tin rằng ăn hạt kê có tác động tích cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Chỉ số đường huyết của hạt kê

Người mắc bệnh tiểu đường cần phải làm quen với chỉ số đường huyết (glycemic index - GI) và biết giá trị GI của các loại thực phẩm mà mình ăn.

Chỉ số đường huyết xếp hạng các loại thực phẩm chứa carbohydrate theo tốc độ làm tăng lượng đường trong máu sau ăn. Thực phẩm có GI thấp được tiêu hóa từ từ và làm tăng lượng đường trong máu với tốc độ chậm hơn.

Mặt khác, những thực phẩm có GI cao được tiêu hóa nhanh hơn và do đó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột sau ăn.

GI của thực phẩm được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 100. GI từ 0 – 55 được coi là thấp, 56 – 69 được coi là trung bình và 70 trở lên được coi là cao. Hầu hết các loại hạt kê đều có GI từ thấp đến trung bình, vì vậy nên người bệnh tiểu đường có thể ăn hạt kê thường xuyên mà không ảnh hưởng quá nhiều đến lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, GI của hạt kê thay đổi theo từng loại. Ví dụ, kê nhỏ, kê ngón tay và kê ngọc trai có giá trị GI nằm trong khoảng từ 54 đến 68, có nghĩa là ở nhóm GI thấp đến trung bình nhưng hạt kê Jowar có giá trị GI là 70, thuộc nhóm GI cao và người bệnh không nên ăn thường xuyên như những loại kê khác.

Người bệnh tiểu đường cũng nên biết giá trị GI của các loại ngũ cốc nguyên hạt khác để lựa chọn cho phù hợp. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt có GI thấp gồm có:

  • Diêm mạch (quinoa)
  • Lúa mạch
  • Cám yến mạch
  • Bánh mì men chua (sourdough)

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt có GI trung bình gồm có:

  • Hạt lanh
  • Lúa mì nguyên cám
  • Lúa mạch đen
  • Gạo lứt
  • Mì gạo
  • Couscous
  • Gạo trắng

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt có GI cao gồm có:

  • Gạo Jasmine
  • Bánh gạo
  • Bánh mì trắng

Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu, bất kể có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thì phải giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi khỏe mạnh, đồng thời kiểm soát huyết áp, cholesterol và cân nặng. Những điều này sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như:

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh thần kinh
  • Bệnh thận
  • Các vấn đề về mắt
  • Các vấn đề về da

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng cần phải có đầy đủ các loại thực phẩm sau đây:

  • Trái cây
  • Rau củ
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Thực phẩm giàu protein
  • Sữa ít béo

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên lựa chọn:

  • Bông cải xanh
  • Rau xanh
  • Cà chua
  • Khoai tây
  • Các loại đậu
  • Cà rốt
  • Ngô
  • Trái cây như chuối, cam, dưa, táo
  • Ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt như mì, cơm, bánh mì
  • Thịt nạc như thịt gà
  • Trứng
  • Các loại hạt và quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt bí, hạt dưa, hạt chia…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo như phô mai, sữa chua

Khi sử dụng dầu để nấu ăn, hãy chọn các loại dầu tốt cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như:

  • Dầu hạt cải
  • Dầu ô liu
  • Dầu quả bơ

Ngoài ra cần phải chú ý đến kích thước khẩu phần. Một số cách để kiểm soát khẩu phần ăn là sử dụng bát đĩa nhỏ hơn và ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn.

Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ đường và muối. Hãy sử dụng các loại rau củ và thảo mộc để tạo hương vị cho món ăn thay cho muối. Hạn chế đồ ăn, đồ uống có chứa đường bổ sung như kẹo, nước ngọt. Uống nhiều nước mỗi ngày và sử dụng chất làm ngọt tự nhiên thay thế cho đường khi có thể.

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục cũng là điều cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường. Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục sẽ giúp kiểm soát cân nặng, giảm tình trạng kháng insulin, cải thiện lượng đường trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Kết luận

Cho dù mới mắc bệnh tiểu đường hay đã sống chung với căn bệnh này trong nhiều năm, việc ăn uống lành mạnh đều là điều cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu, giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Một trong những yếu tố để có chế độ ăn uống lành mạnh là lựa chọn các nguồn carbohydrate tốt chẳng hạn như hạt kê.

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  3 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  85 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây