1

Người bị tiểu đường có được ăn cơm không?

Cơm chứa rất nhiều carbohydrate và có chỉ số đường huyết cao. Vì thế nên nhiều người nghĩ rằng một khi mắc bệnh tiểu đường thì không được ăn cơm nữa nhưng điều này không hoàn toàn đúng.
Người bị tiểu đường có được ăn cơm không? Người bị tiểu đường có được ăn cơm không?

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong kiểm soát bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường phải hết sức chú ý đến chế độ ăn uống và ngoài ra còn phải duy trì thói quen tập thể dục đều đặn để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Người bệnh phải lựa chọn thực phẩm cẩn thận và kiểm soát khẩu phần ăn để giữ lượng đường trong máu luôn ở mức khỏe mạnh.

Lựa chọn thực phẩm dựa trên hàm lượng carbohydrate và chỉ số đường huyết (GI) sẽ giúp người bệnh tiểu đường xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả hơn. Chỉ số đường huyết cho biết tốc độ mà một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu sau ăn.

Nếu như người bệnh không chú ý đến việc ăn uống, bệnh tiểu đường sẽ diễn biến xấu và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh mắt và bệnh thần kinh.

Cơm chứa rất nhiều carbohydrate và có chỉ số đường huyết cao. Vì thế nên nhiều người nghĩ rằng một khi mắc bệnh tiểu đường thì không được ăn cơm nữa nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Thực tế, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm, chỉ có điều không được ăn quá nhiều một lúc. Và nếu lo ngại về cơm trắng, người bệnh có thể lựa chọn những loại cơm khác lành mạnh hơn.

Kết quả nghiên cứu

Cơm là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày ở nhiều nước Châu Á nhưng thường xuyên ăn nhiều cơm sẽ gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Anh (British Medical Journal) cho thấy những người ăn nhiều cơm trắng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn. (1) Điều này có nghĩa là những người bị tiền tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến lượng cơm trong mỗi bữa.

Những người đã mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm nhưng phải chú ý đến khẩu phần ăn. Điều quan trọng là phải biết hàm lượng carbohydrate và chỉ số đường huyết của loại gạo mà mình ăn. Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn từ 45 đến 60 gram carbohydrate mỗi bữa. Cần lưu ý, chỉ số đường huyết của các loại gạo là khác nhau.

Một cách khá hiệu quả để xác định khẩu phần các nhóm thực phẩm trong bữa ăn là phương pháp đĩa thức ăn (plate method). Theo đó, tất cả các món ăn trong bữa ăn sẽ được xếp hết lên đĩa sao cho một nửa đĩa là rau củ không chứa tinh bột, ¼ đĩa là các nguồn protein và ¼ đĩa còn lại là ngũ cốc cùng các loại thực phẩm giàu tinh bột khác. Có thể để trái cây, sữa hay các món tráng miệng khác ngoài đĩa nhưng phải cộng lượng carb của những thực phẩm này vào tổng lượng carb của bữa ăn nếu như sử dụng phương pháp tính carb để xây dựng chế độ ăn.

Người bệnh tiểu đường nên ăn loại gạo nào?

Việc lựa chọn loại gạo cũng rất quan trọng. Tốt hơn hết nên ăn những loại gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng. Gạo lứt và gạo trắng hạt dài có hàm lượng chất xơ, chất dinh dưỡng và vitamin cao hơn so với gạo trắng hạt ngắn. Ngoài ra cần biết chỉ số đường huyết của gạo.

Gạo trắng hạt ngắn thường có GI từ 70 trở lên, có nghĩa là ở mức cao nên người bệnh tiểu đường nên tránh loại gạo này. Hơn nữa, gạo trắng hạt ngắn có giá trị dinh dưỡng thấp hơn khi so sánh với các loại gạo và thực phẩm giàu tinh bột khác.

Các loại gạo hạt dài và gạo lứt có GI ở mức trung bình (từ 56 đến 69) và người bệnh tiểu đường có thể ăn ở mức độ vừa phải. Thời gian nấu có thể làm thay đổi chỉ số GI nên hãy chú ý đừng nấu cơm quá lâu.

Mỗi bữa không nên ăn quá nhiều cơm. Nửa chén cơm chứa khoảng 15 gram carbohydrate. Ngoài ra, nên ăn cơm cùng với các loại thực phẩm có GI thấp, chẳng hạn như thực phẩm giàu protein và rau củ không chứa tinh bột.

Các lựa chọn thay thế cơm

Thay vì chỉ ăn cơm, người bệnh cũng có thể thử các loại ngũ cốc khác. Điều này giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn và góp phần tạo nên chế độ ăn uống lành mạnh. Nên chọn ngũ cốc nguyên cám vì ngũ cốc nguyên cám có giá trị dinh dưỡng cao và giúp no lâu hơn so với ngũ cốc đã qua tinh chế.

Một số loại ngũ cốc có GI thấp phù hợp với người bệnh tiểu đường:

  • Yến mạch cán dẹt và yến mạch cắt nhỏ
  • Lúa mạch
  • Hạt quinoa (diêm mạch)
  • Hạt kê
  • Kiều mạch

Kết luận

Người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm nhưng cần chú ý khẩu phần ăn và loại gạo. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường. Những người bị tiền tiểu đường cũng cần điều chỉnh thói quen ăn cơm, đồng thời duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Những điều này sẽ giúp ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường type 2.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây