1

Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống không gây ra hội chứng thận hư nhưng một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm tăng nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như cao huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối và tăng lipid máu.
Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì? Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì?

Hội chứng thận hư là gì?

Hội chứng thận hư là tình trạng thận bị suy giảm chức năng, bài tiết quá nhiều protein vào nước tiểu. Điều này làm giảm lượng protein trong máu và ảnh hưởng đến sự cân bằng nước trong cơ thể.

Chế độ ăn uống không gây ra hội chứng thận hư nhưng một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và làm tăng nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như cao huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối và tăng lipid máu.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến hội chứng thận hư?

Điều chỉnh chế độ ăn uống là điều rất quan trọng để tránh tổn thương thận. Vì hội chứng thận hư khiến cơ thể bị mất protein nên một số người cho rằng nên ăn nhiều protein để bù lại lượng protein bị mất. Tuy nhiên, người bị hội chứng thận hư không nên ăn nhiều protein. Tiêu thụ quá nhiều protein rất nguy hiểm vì có thể làm hỏng nephron (đơn vị chức năng của thận) và dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Người bị hội chứng thận hư nên theo chế độ ăn có lượng protein thấp đến vừa, tùy thuộc vào tình trạng thận. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng protein phù hợp.

Người bị hội chứng thận hư còn phải hạn chế natri. Ăn quá nhiều natri sẽ gây giữ nước và muối, dẫn đến sưng phù và tăng huyết áp.

Vì hội chứng thận hư có thể làm tăng nồng độ chất béo trong máu nên người bệnh cần giảm lượng chất béo trong chế độ ăn để phòng ngừa bệnh tim mạch.

Để kiểm soát tốt hội chứng thận hư, điều quan trọng là phải biết rõ những loại thực phẩm nào nên ăn và nên tránh.

Thực phẩm nên ăn

  • Thịt tươi, nạc, ví dụ như thịt lợn, gia cầm, cá, động vật có vỏ
  • Các loại đậu
  • Đậu tương, đậu phụ
  • Trái cây
  • Rau củ (nên chọn những loại ít natri)
  • Khoai tây
  • Cơm
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Đồ ăn vặt không có muối
  • Sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ động vật
  • Bơ thực vật

Thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế

Nói chung, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối (natri) như:

  • Phô mai chế biến (các loại phô mai có hàm lượng sữa ít)
  • Thịt chế biến sẵn có hàm lượng natri cao như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt muối, thịt hộp
  • Đồ ăn chế biến sẵn như mì ăn liền
  • Rau củ muối
  • Đồ ăn vặt chứa nhiều muối như bim bim, ô mai, hạt rang muối

Cần lưu ý, một số gia vị và nước sốt cũng có hàm lượng muối cao, ví dụ như nước mắm, bột canh, nước tương, sốt ướp thịt nướng… Nên chọn những loại ít muối như sốt cà chua, thảo mộc, giấm, gừng, tỏi, nước chanh và các loại gia vị không hoặc chứa ít natri khác.

Lưu ý về chế độ ăn uống đối với người bị hội chứng thận hư

Theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống không phải điều đơn giản nhưng là điều cần thiết để cải thiện sức khỏe và giảm các triệu chứng của hội chứng thận hư. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bị hội chứng thận hư:

  • Chú ý đến lượng protein (đạm): Lượng protein khuyến nghị đối với người bị hội chứng thận hư là 1 gram (g) cho mỗi kg khối lượng cơ thể mỗi ngày (0,45g mỗi pound mỗi ngày). Tuy nhiên, giới hạn protein cụ thể còn tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của thận.
  • Hạn chế natri: Người bị hội chứng thận hư không nên ăn quá 400 miligam (mg) natri mỗi bữa ăn chính (150mg đối với bữa ăn nhẹ). (1) Đọc bảng thành phần dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm trước khi mua và chọn những sản phẩm ít natri.
  • Hạn chế hoặc tránh sử dụng muối và gia vị chứa nhiều muối khi nấu ăn. Có thể thay thế bằng thảo mộc và các loại gia vị ít hoặc không chứa muối để tạo hương vị cho món ăn.
  • Tự nấu ăn ở nhà: Ăn ngoài hàng sẽ không thể kiểm soát lượng muối và nhiều loại đồ ăn chế biến sẵn có chứa lượng muối lớn.
  • Sử dụng các loại dầu ăn lành mạnh như dầu ô liu hoặc dầu dừa.
  • Chọn các loại rau củ tươi có hàm lượng natri thấp như ớt chuông, rau xanh, súp lơ

Biến chứng của hội chứng thận hư

Nếu người bệnh không thực hiện đúng khuyến nghị về chế độ ăn uống, hội chứng thận hư sẽ tiến triển nặng và dẫn đến biến chứng. Một số biến chứng có thể xảy ra khi hội chứng thận hư không được kiểm soát tốt gồm có:

  • Hình thành cụcmáu đông
  • Cholesterol trong máu cao
  • Triglyceride trong máu cao
  • Suy dinh dưỡng
  • Sụt cân
  • Thiếu vitamin d và canxi
  • Cao huyết áp
  • Suy thận mạn và suy thận mạn giai đoạn cuối
  • Nhiễm trùng do mất kháng thể trong nước tiểu

Phòng ngừa hội chứng thận hư

Không có cách nào có thể phòng ngừa hội chứng thận hư một cách tuyệt đối nhưng điều trị vấn đề về thận hiện đang mắc và điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp giảm thiểu nguy cơ hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm nhẹ các triệu chứng. Các phương pháp điều trị bệnh thận gồm có thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, thuốc hạ mỡ máu hoặc steroid nếu bệnh thận gây viêm. Người bệnh có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cách điều chỉnh chế độ ăn uống giúp phòng ngừa và kiểm soát hội chứng thận hư.

Tiên lượng của người bị hội chứng thận hư

Tiên lượng của người bệnh phụ thuộc vào loại bệnh thận gây hội chứng thận hư. Nếu có thể xác định và điều trị nguyên nhân gốc rễ thì các triệu chứng sẽ dần cải thiện và không tái phát. Nếu hội chứng thận hư không phải do bệnh thận gây ra thì tiên lượng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể và một số yếu tố khác. Tuân thủ các khuyến nghị về chế độ ăn uống sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng như phù nề và tránh xảy ra biến chứng về lâu dài.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: hội chứng
Tin liên quan
Người ghép thận sống thêm được bao lâu?
Người ghép thận sống thêm được bao lâu?

Nói chung ghép thận có tỷ lệ thành công cao. Phương pháp này giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Có tới 97% ca ghép thận sống thêm được ít nhất 1 năm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu) là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan trong đường tiết niệu. Triệu chứng phụ thuộc vào khu vực bị nhiễm trùng trong đường tiết niệu.

Ung Thư Thận Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Điều Trị Và Tiên Lượng
Ung Thư Thận Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Điều Trị Và Tiên Lượng

Mặc dù hiếm gặp nhưng ung thư thận có thể xảy ra ở trẻ em. Tiên lượng sẽ phụ thuộc vào loại và giai đoạn ung thư. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh ung thư thận ở trẻ em, gồm có các triệu chứng, cách điều trị và tiên lượng.

Ung thư biểu mô tế bào thận: Triệu chứng và điều trị
Ung thư biểu mô tế bào thận: Triệu chứng và điều trị

Ung thư biểu mô tế bào thận là một loại ung thư phát triển nhanh và thường lan đến phổi và các cơ quan xung quanh.

Các phương pháp điều trị bổ sung và chăm sóc giảm nhẹ cho người bị ung thư biểu mô tế bào thận
Các phương pháp điều trị bổ sung và chăm sóc giảm nhẹ cho người bị ung thư biểu mô tế bào thận

Bác sĩ sẽ xác định phác đồ điều trị ung thư biểu mô tế bào thận dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh và mức độ lan rộng của ung thư. Các phương pháp chính để điều trị ung thư biểu mô tế bào thận gồm có phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích và hóa trị. Những phương pháp điều trị này nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây