Nghe kém, mất thính lực ở trẻ sơ sinh
Nội dung chính bài viết:
- Có nhiều nguyên nhân gây khiếm thính ở trẻ sơ sinh bao gồm: do bẩm sinh, do di truyền hoặc do tổn thương cơ quan thính giác.
- Cha mẹ cần tầm soát khiếm thính cho trẻ ngay sau khi sinh – tháng đầu tiên sau sinh, miễn là càng sớm càng tốt.
- Trẻ sẽ được đo ABR hoặc OAE để đánh giá thính lực.
- Nhận biết sớm được tình trạng của trẻ sẽ có cách điều trị phù hợp: đeo máy trợ thính, cấy ốc tai điện tử.
Có cần lo lắng về khả năng nghe của bé không?
Không phải lo lắng nhưng phải quan sát, chú ý. Hầu hết trẻ sinh ra đều có thính giác hoàn hảo. Trông 1000 trẻ sơ sinh khỏe mạnh ở Hoa Kỳ có 2-3 trẻ sinh ra với tình trạng nghe kém, khiếm thính, khiến căn bệnh này trở thành dị tật bẩm sinh phổ biến nhất (điếc bẩm sinh). Trẻ sơ sinh nằm trong phòng chăm sóc tích cực có nguy cơ bị mất thính giác cao hơn. Và vì ngay từ ban đầu trẻ phải dựa vào khả năng nghe của mình để học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh nên quan trọng là phải xác định và khắc phục các vấn đề càng sớm càng tốt.
Alison Grimes, chuyên gia về thính học và trợ lý giáo sư tại UCLA cho biết: "Một đứa trẻ có vấn đề về thính giác càng sớm được chẩn đoán và nhận được sự đào tạo riêng về ngôn ngữ, hỗ trợ nghe, cấy ốc tai nhân tạo hoặc các phương pháp điều trị khác thì càng có khả năng đáp ứng được các cột mốc phát triển ngôn ngữ và lời nói. Thời điểm tốt nhất để trẻ bị nghe kém nhận được trợ giúp là trước khi bé 6 tháng tuổi".
Dấu hiệu nhận biết trẻ có vấn đề về thính giác
Ngày nay, hầu hết các bệnh viện đều kiểm tra khả năng nghe của một đứa trẻ trước khi trao bé cho gia đình, bằng cách thực hiện một vài bài kiểm tra thính giác sơ sinh chỉ mất từ 5 -10 phút. Nếu trẻ không được sàng lọc tại bệnh viện, hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt – trong tháng đầu tiên. Mặc dù đôi khi tình trạng nghe kém sau này mới phát triển. Cha mẹ và người chăm sóc thường là những người đầu tiên chú ý đến việc trẻ không nghe tốt, vì vậy hãy lưu ý nếu con bạn không phản ứng với âm thanh như bạn nghĩ, và nói với bác sĩ ngay.
Dưới đây là một số hướng dẫn về phản ứng của trẻ có khả năng thính giác bình thường:
- Trẻ sơ sinh bị giật mình khi nghe thấy tiếng động lớn
- Vào khoảng 2 tháng tuổi, bé trở nên im lặng khi nghe giọng nói của bạn.
- Khi bé 4 hoặc 5 tháng tuổi, bé sẽ nhìn vào nơi phát ra âm thanh lớn.
- Lúc 6 tháng, bé bắt đầu bắt chước những âm thanh và nói theo
- Khoảng 9 tháng, bé sẽ hướng mắt về phía có âm thanh nhỏ hơn
- 1 năm, bé phản ứng lại với âm nhạc và nói "ma-ma" và "da-da".
Nguyên nhân gây ra các vấn đề về thính giác
Có hai loại mất thính giác – bẩm sinh (nghĩa là em bé sinh ra đã bị) và hình thành (nghĩa là bé bị mất thính giác sau khi sinh ra).
Đôi khi tình trạng khiếm thính là do di truyền – ngay cả khi bố mẹ có thính giác bình thường. Đôi khi tai của đứa trẻ bị tổn thương vì mẹ bé bị nhiễm virut trong thời kỳ mang thai, như bệnh sởi Đức (rubella), chứng toxoplasmosis, hoặc mụn rộp.
Một số trẻ sinh ra đã mắc chứng khiếm thính vì trẻ sinh non, sinh ra nhẹ cân hoặc tai trong bất thường. Một số trường hợp không thể giải thích được.
Sau khi sinh, một đứa trẻ có thể bị mất thính lực khi các dây thần kinh trong tai bị tổn thương do chấn thương, có khối u, hoặc nhiễm trùng như thủy đậu, cúm, viêm màng não hoặc mononucleosis. Các thuốc như các chất hoá học, salicylat, thuốc lợi tiểu quai và các kháng sinh tiêm tĩnh mạch cũng có thể làm mất thính giác.
Tình trạng mất thính giác cũng có thể do chất lỏng tích tụ ở tai giữa – sau khi bị nhiễm trùng hoặc lưu thông kém trong tai. David H. Darrow, giáo sư khoa tai mũi họng và bác sĩ nhi khoa tại Trường Y khoa Đông Virginia ở Norfolk cho biết, chất lỏng này có thể vẫn còn trong tai suốt nhiều tuần, thậm chí sau khi đã hết bị nhiễm trùng.
Chất lỏng tích tụ có thể gây ra điếc tạm thời cho đến khi nó được loại bỏ. Mất thính giác vĩnh viễn (điếc vĩnh viễn) do chất lỏng tịch tụ rất hiếm, nhưng có thể xảy ra ở trẻ em không được điều trị, dẫn đến thay đổi cấu trúc trong màng nhĩ hoặc các xương tai.
Nếu con bạn bị nhiễm trùng tai hoặc có dịch ở tai giữa, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một cuộc kiểm tra thính giác. Họ cũng có thể khuyên chèn ống vào màng nhĩ của bé để dịch tích tụ bên dưới có thể thoát ra và tai vẫn được thông gió.
Ráy tai và những vật lạ trong tai cũng có thể gây tình trạng nghe kém tạm thời.
Cách điều trị các vấn đề về thính giác
Grimes cho biết, nếu bé sinh ra đã bị tình trạng nghe kém hoặc phát triển tình trạng này do bị bệnh, thì có thể không phục hồi được. Nhưng vẫn có nhiều lựa chọn giúp bé có thể nghe được nhiều nhất có thể. Hãy nói chuyện với chuyên gia về thính giác về những lựa chọn này. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể đeo máy trợ thính để làm tăng tần số âm thanh. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường đeo các máy trợ thính ở phía sau tai.
Nếu tình trạng khiếm thính của bé được phân loại là nặng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng, thì có thể cấy ốc tai điện tử cho bé. Việc cấy ốc tai bao gồm các điện cực được đưa vào tai trong (ốc tai) và một thiết bị ngoại vi thu âm và xử lý âm thanh. Thiết bị cấy này có chức năng như một công cụ thay thế cho tai trong bằng cách mang tín hiệu thính giác vào não.
Thiết bị này có thể giúp ích cho nhiều trẻ bị mất thính giác nặng mà máy trợ thính cũng không có tác dụng. Tuy nhiên ngay cả việc dùng trợ thính hay cấy ốc tai thì những đứa trẻ này cũng cần được trị liệu ngôn ngữ (phương pháp điều trị đặc biệt để giúp người có khuyết tật về ngôn ngữ nói rõ ràng hơn) trong vài năm để có thể nói được một cách dễ hiểu.
Đối với một số trẻ khiếm thính, nói và nghe kết hợp là điều không thể. Trong những trường hợp này, quan trọng là trẻ phải bắt đầu học ngôn ngữ ký hiệu càng sớm càng tốt. Cuối cùng, một số gia đình chọn cách tiếp cận kết hợp, cho trẻ hoạt động nhiều nhất có thể trong cả cộng đồng khiếm thính và cộng đồng nghe được bình thường.
Biện pháp phòng ngừa khiếm thính ở trẻ
Mặc dù một đứa trẻ đôi khi bị nghe kém vì yếu tố di truyền hoặc vì một tình trạng không thể tránh được, những vẫn có những cách bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ từ các yếu tố khác:
- Không bao giờ chèn bất cứ thứ gì vào ống tai của bé. Ngay cả những miếng gạc bông cũng có thể gây hại.
- Tiêm chủng đầy đủ cho bé trong thời thơ ấu, bởi vì một số bệnh như bệnh quai bị- cũng có thể gây ra chứng mất thính giác.
- Theo dõi chứng cảm lạnh và nhiễm trùng tai của em bé. Nếu con bạn có dấu hiệu nhiễm trùng tai, hãy nói chuyện với bác sĩ.
- Không để bé tiếp xúc với tiếng ồn quá to, đặc biệt là tiếng ồn đang diễn ra. Nếu bạn phải nói to hơn để người khác có thể nghe được vì tiếng ồn thì có nghĩa là tiếng ồn đó quá to. Thảm trải sàn và khu vực trải thảm sẽ giúp làm giảm tiếng ồn trong nhà.
Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.
Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.
- 1 trả lời
- 1033 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 718 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có cảm giác bé nhà mình gặp một vấn đề gì đó về thính giác.Tôi có cảm tưởng bé nghe không rõ. Tôi phải làm gì đây?
- 1 trả lời
- 789 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, khi nào nên cho bé đi kiểm tra thính giác ạ? Cảm ơn bác sĩ
- 1 trả lời
- 5740 lượt xem
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?
- 1 trả lời
- 887 lượt xem
Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?