1

Kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh

Kiểm tra thính lực thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với trẻ sơ sinh, bởi thính lực ảnh hưởng tới khả năng nghe, học hỏi của trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của bài kiểm tra này.
Kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh Kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh

Nội dung chính bài viết:

  • Thính lực là nền tảng của khả năng học hỏi, nhận thức của trẻ. Kiểm tra, sàng lọc thính lực cho bé là quan trọng và được thực hiện càng sớm càng tốt.
  • Có 2 loại kiểm tra thính lực được áp dụng: Đo đáp ứng thính giác thân não tự động (automated auditory brainstem response -AABR) và đo âm ốc tai (OAE). Mỗi quy trình chỉ mất 5 đến 10 phút và hoàn toàn không đau.
  • Cha mẹ nên cho trẻ đi khám thính lực định kỳ để đánh giá tình trạng. Kết quả chỉ sau 1 lần kiểm tra chưa có ý nghĩa kết luận cao do có nhiều yếu tố tác động.

Tại sao cần kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh?

Thính lực chính là nền tảng của khả năng học hỏi, nhận thức của trẻ, vì vậy quan trọng là phải phát hiện ra bất cứ vấn đề nào càng sớm càng tốt. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyến cáo sàng lọc, kiểm tra thính giác cho bé trước khi bé rời khỏi bệnh viện. Trên thực tế, hầu hết các bệnh viện đều thực hiện các bài kiểm tra thính lực định kỳ cho trẻ sơ sinh như một phần của bài kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Nếu trẻ được sinh ra ở nơi nào đó không cung cấp sẵn quy trình sàng lọc thính lực, hãy yêu cầu bác sĩ sàng lọc, tốt nhất hết là trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Quy trình này cần thiết ngay cả khi trẻ không có nguy cơ nghe kém.

Tại Mỹ, có 2 đến 3 trong số 1000 trẻ sinh ra đã mất thính lực (điếc bẩm sinh), khiến nó trở thành khuyết tật bẩm sinh phổ biến nhất. (Số liệu thống kê này dựa trên số trường hợp mất thính lực đáng kể ở những trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Khi trẻ sơ sinh phải nằm trong phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt và bao gồm cả những trẻ có khả năng nghe kém, con số này sẽ tăng lên 6 trong số 1000 trẻ).

Alison Grimes, chuyên gia thính học và trợ lý giáo sư tại Trung tâm Y tế UCLA cho biết: “Trẻ sơ sinh được chẩn đoán và can thiệp thích hợp cho tình trạng mất thính lực của họ trước 6 tháng tuổi thường nhận được kết quả tốt. Những đứa trẻ này thường sẽ không bị chậm trễ trong việc phát triển khả năng nghe, nói, giao tiếp xã hội và các kỹ năng học tập khác”.

Quy trình sàng lọc, kiểm tra thính lực

Có hai loại xét nghiệm sàng lọc thính lực được áp dụng: Đo đáp ứng thính giác thân não tự động (automated auditory brainstem response -AABR) và đo âm ốc tai (OAE). Mỗi quy trình chỉ mất 5 đến 10 phút và hoàn toàn không đau. Nhiều em bé ngủ trong quá trình tiến hành sàng lọc.

Để thực hiện AABR, y tá sẽ đặt các cảm biến, được kết nối với một máy tính, trên da đầu của bé. Những cảm biến này sẽ đo hoạt động của sóng não của bé để đáp lại những âm thanh nhỏ được truyền qua tai nghe nhỏ.

Thử nghiệm OAE sẽ đo các sóng âm ở tai trong. Bác sĩ sẽ đặt một thiết bị nhỏ vào tai của bé tạo ra những âm thanh nhẹ nhàng và máy tính kết nối với thiết bị ghi lại phản ứng của tai với âm thanh đó.

Một số bệnh viện áp dụng cả hai phương pháp trên, trong khi các bệnh viện khác thì lần đầu tiên kiểm tra bằng phương pháp OAE, sau đó mới sử dụng AABR nếu bé không phản ứng tốt với phương pháp đầu.

Nếu kết quả kiểm tra thính lực không đạt thì điều gì xảy ra?

Nếu bé không qua được bài kiểm tra sàng lọc này khi sinh, điều đó không nhất thiết có nghĩa là bé có vấn đề về khả năng nghe, nhưng đồng nghĩa với việc cần thực hiện nhiều xét nghiệm hơn. Điều quan trọng là bé cần được lên kế hoạch để sàng lọc lại trong tháng đầu tiên.

Trẻ sơ sinh đôi khi không qua được trong lần khám đầu tiên vì chúng có chất lỏng ở tai giữa hoặc có những vảy bã nhờn thai nhi ở trong ống tai, hoặc vì phòng quá ồn ào hoặc do bé quạu trong quá trình kiểm tra (di chuyển hoặc khóc). Nhiều em bé không qua được lần kiểm tra đầu tiên nhưng lại qua được trong lần tiếp theo.

Thông thường nếu trẻ không qua được lần kiểm tra thính lực lần đầu, bé sẽ được kiểm tra lại trong một hoặc hai tuần tới. Bác sĩ sẽ thực hiện một bài kiểm tra toàn diện hơn để tìm hiểu xem con của bạn có nghe kém không, mức độ nghiêm trọng đến thế nào và có thể làm gì để giúp bé.

Nếu đạt kết quả kiểm tra thính lực thì liệu bé còn nghe kém không?

Có. Các bài kiểm tra sàng lọc cho trẻ sơ sinh không phát hiện ra được tình trạng nghe kém vĩnh viễn, vì vậy việc qua được bài kiểm tra thính giác cho trẻ không có nghĩa là khả năng nghe của trẻ hoàn hảo. Rất có thể một em bé vượt qua được kỳ kiểm tra sàng lọc thính giác cho trẻ sơ sinh nhưng lại bị nghe kém và sau này phát triển chứng nghe kém.

Tình trạng nghe kém khởi phát muộn có thể xảy ra vì một số lý do như bệnh tật, thương tích, di truyền hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, trong thời gian dài. Đó là lý do tại sao quan trọng là phải kiểm tra lực của em bé thường xuyên, trong mỗi lần kiểm tra sức khỏe của em bé.

Và bởi vì cha mẹ và người chăm sóc thường là những người đầu tiên cảm nhận được điều gì đó không ổn, do đó bạn sẽ cần phải nhận thức được những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng mất thính lực (điếc).

Cha mẹ có nhận thấy bé bị mất thính lực không?

Không hẳn. Có nhiều mức độ giảm thính lực và bạn có thể hoặc không thể phát hiện ra khi bé có vấn đề. Bé có thể quay về phía bạn khi bạn nói chuyện với nó hoặc khi bạn đi vào phòng, nhưng điều này không có nghĩa là thính giác của bé tốt. Bé vẫn có thể nghe thấy một số âm thanh nhưng nghe kém sẽ ảnh hưởng tới khả năng học nói của bé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha
Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha

Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Khi nào nên kiểm tra thính giác của trẻ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  803 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, khi nào nên cho bé đi kiểm tra thính giác ạ? Cảm ơn bác sĩ

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1053 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm gì nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề về thính giác?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  733 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có cảm giác bé nhà mình gặp một vấn đề gì đó về thính giác.Tôi có cảm tưởng bé nghe không rõ. Tôi phải làm gì đây?

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5771 lượt xem

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  912 lượt xem

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây