1

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và tuyến tụy

Có mối liên hệ trực tiếp giữa tuyến tụy và bệnh tiểu đường. Tuyến tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nằm sâu trong ổ bụng ở sau dạ dày.
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và tuyến tụy Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và tuyến tụy

Tuyến tụy sản xuất các enzyme và hormone giúp tiêu hóa thức ăn. Một trong những hormone mà tuyến tụy tạo ra là insulin. Đây là loại hormone vô cùng cần thiết đối với khả năng điều hòa lượng glucose trong cơ thể.

Glucose là dạng đường có trong máu. Mỗi tế bào của cơ thể đều cần glucose để có năng lượng. Có thể coi insulin như một chiếc chìa khóa mở các tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào và được sử dụng làm năng lượng.

Khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả, glucose sẽ tích tụ trong máu và khiến các tế bào không có năng lượng.

Tình trạng glucose tích tụ trong máu được gọi là tăng đường huyết. Một số triệu chứng của tăng đường huyết là khát nước, mệt mỏi, buồn nôn và khó thở.

Nếu không được điều trị, tăng đường huyết có thể nhanh chóng đe dọa đến tính mạng.

Các loại bệnh tiểu đường

Tất cả các loại bệnh tiểu đường đều xảy ra do tuyến tụy không hoạt động bình thường nhưng mỗi loại lại là do một vấn đề khác nhau ở tuyến tụy gây ra. Bất kể mắc loại bệnh tiểu đường nào, người bệnh cũng phải theo dõi đường huyết thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

Tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 xảy ra do hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy (tế bào beta). Điều này khiến cho các tế bào bị hỏng vĩnh viễn và tuyến tụy không thể sản xuất insulin.

Chưa rõ nguyên nhân nào khiến hệ miễn dịch tấn công chính các tế bào trong cơ thể nhưng có thể là do các yếu tố di truyền và môi trường.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ tăng cao nếu có tiền sử gia đình bị bệnh này. Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 5 đến 10% tổng số ca bệnh tiểu đường và thường được chẩn đoán từ khi còn nhỏ hoặc đầu độ tuổi trưởng thành.

Do chưa xác định được nguyên nhân nên không có cách nào phòng ngừa và chữa khỏi bệnh tiểu đường type 1. Người mắc tiểu đường type 1 phải sử dụng liệu pháp insulin suốt đời do tuyến tụy không còn hoạt động.

Tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 bắt đầu từ tình trạng kháng insulin. Đây là tình trạng mà cơ thể không còn sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu ở mức quá cao hoặc quá thấp.

Ở bệnh nhân tiểu đường type 2, tuyến tụy vẫn tạo ra insulin nhưng không đủ. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân dẫn đến tiểu đường type 2 là do sự kết hợp của tình trạng thiếu hụt insulin và cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả.

Loại bệnh tiểu đường này cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc môi trường. Tiểu đường type 2 còn là do các yếu tố về lối sống và sức khỏe như:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Ít vận động
  • Thừa cân, béo phì

Phương pháp điều trị tiểu đường type 2 thường gồm có thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục, người bệnh cũng có thể phải dùng thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh.

Các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 có chung mục đích là duy trì đường huyết ổn định nhưng mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau. Một số loại giúp giảm lượng glucose trong máu và làm cho cơ thể phản ứng nhanh nhạy hơn với insulin trong khi một số lại có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin.

Trong nhiều trường hợp mắc tiểu đường type 2, tuyến tụy ngừng sản xuất insulin sau một thời gian và lúc này, người bệnh cũng phải điều trị bằng liệu pháp insulin.

Tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để được coi là bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy sản xuất insulin kém hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả.

Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành tiểu đường type 2. Có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn điều này bằng cách:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống
  • Kiểm soát cân nặng
  • Tập thể dục thường xuyên

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường xảy ra trong thời gian mang thai. Vì tiểu đường thai kỳ tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cả mẹ và thai nhi nên những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần được theo dõi sát sao trong suốt thời gian mang thai và cả trong khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ thường khỏi sau khi sinh nhưng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sau này.

Mối liên hệ giữa tiểu đường và viêm tụy

Viêm tụy là tình trạng viêm xảy ra ở tuyến tụy. Khi tình trạng viêm xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài vài ngày thì được gọi là viêm tụy cấp tính. Khi tình trạng viêm tiếp diễn trong nhiều năm thì được gọi là viêm tụy mãn tính.

Viêm tụy có thể nghiêm trọng đến mức phải nhập viện và đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, viêm tụy có thể điều trị được bằng thuốc.

Viêm tụy mãn tính có thể làm hỏng các tế bào sản xuất insulin và điều này dẫn đến bệnh tiểu đường.

Viêm tụy và bệnh tiểu đường type 2 có chung một số yếu tố nguy cơ. Các nghiên cứu quan sát chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị viêm tụy cấp tính cao gấp 2 - 3 lần so với người không bị tiểu đường.

Các nguyên nhân khác có thể gây viêm tụy còn có:

  • Sỏi mật
  • Mức triglyceride cao
  • Thừa canxi
  • Thường xuyên uống nhiều rượu bia

Mối liên hệ giữa tiểu đường và ung thư tuyến tụy

Mắc bệnh tiểu đường trên 5 năm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Bệnh tiểu đường cũng có thể là một triệu chứng của ung thư tuyến tụy, đặc biệt là khi mắc bệnh tiểu đường type 2 sau 50 tuổi.

Nếu đường huyết đột nhiên không ổn định sau một thời gian được kiểm soát tốt thì đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư tuyến tụy.

Ở những người mắc cả hai căn bệnh, rất khó biết được tiểu đường type 2 có phải nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến tụy hoặc ngược lại hay không. Hai bệnh lý này có chung một số yếu tố nguy cơ, gồm có:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Ít hoạt động thể chất
  • Béo phì
  • Tuổi cao

Ung thư tuyến tụy thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Do đó, bệnh thường được chẩn đoán khi đã tiến triển sang giai đoạn nặng.

Ung thư tuyến tụy bắt đầu xảy ra khi các tế bào tuyến tụy phát triển bất thường. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân chính xác khiến các tế bào phát triển bất thường và dẫn đến ung thư tuyến tụy nhưng nhưng một số yếu tố có thể góp phần gây bệnh gồm có di truyền và hút thuốc.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường và viêm tụy

Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là sẽ gặp phải các vấn đề khác với tuyến tụy. Tương tự, không phải ai bị viêm tụy hay ung thư tuyến tụy cũng mắc bệnh tiểu đường.

Có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về tuyến tụy bằng một số thay đổi về lối sống như:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
  • Giảm lượng carbohydrate đơn giản
  • Hạn chế rượu bia
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng hợp lý

Nếu mắc bệnh tiểu đường thì cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: liên hệ
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn cương dương
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn cương dương

Nghiên cứu cho thấy nam giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao hơn so với người không bị tiểu đường tiểu đường. Tuy nhiên, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và làm giảm nguy cơ mắc rối loạn cương dương.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi so với dân số nói chung. Và ở những người bị tiểu đường type 2, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Có nhiều cách giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiểu được mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch là bước đầu tiên để phòng ngừa.

Mối liên hệ giữa magiê và bệnh tiểu đường
Mối liên hệ giữa magiê và bệnh tiểu đường

Magiê (magnesium) là một chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ và cơ thể. Khoáng chất này giúp điều hòa lượng đường trong máu và ngoài ra còn có nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, thiếu hụt magiê là một vấn đề rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và sự trao đổi chất
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và sự trao đổi chất

Sự trao đổi chất hay chuyển hóa là tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Những phản ứng hóa học này cần năng lượng. Lượng năng lượng cần cho các phản ứng hóa học ở mỗi người là khác nhau do phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, cân nặng và thành phần cơ thể.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thiếu máu
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thiếu máu

Bản thân bệnh tiểu đường cũng như một số loại thuốc điều trị và các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để điều trị thiếu máu khi mắc bệnh tiểu đường?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây