1

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi so với dân số nói chung. Và ở những người bị tiểu đường type 2, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Có nhiều cách giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiểu được mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch là bước đầu tiên để phòng ngừa.
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch

Bệnh tiểu đường có gây ra bệnh tim mạch không?

Nồng độ glucose (đường) trong máu cao ở những người bị bệnh tiểu đường sẽ dần làm hỏng mạch máu và các dây thần kinh điều khiển mạch máu.

Các tế bào trong cơ thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Lượng glucose chưa được sử dụng đến sẽ được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen.

Ở những người bị tiểu đường, các tế bào không thể hấp thụ đường từ máu một cách hiệu quả để tạo năng lượng và lượng glucose dự trữ trong gan rò rỉ vào máu, dẫn đến đường trong máu tăng cao. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh.

Động mạch vành bị tắc nghẽn sẽ làm chậm hoặc ngừng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến tim. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Càng mắc bệnh tiểu đường lâu thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.

Theo dõi lượng đường trong máu là một điều rất quan trọng để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Mỗi người bệnh nên có máy đo đường huyết tại nhà và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ghi lại kết quả của mỗi lần đo vào sổ hoặc ứng dụng điện thoại và mang theo khi đi tái khám để bác sĩ đánh giá.

Ở người bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ càng cao nếu có thêm các yếu tố nguuy cơ sau đây.

Cao huyết áp

Cao huyết áp là một trong những yếu tố phổ biến nhất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bị tiểu đường.

Cao huyết áp khiến tim phải làm việc vất vả hơn và dần làm hỏng các mạch máu. Theo thời gian tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Bệnh thận
  • Vấn đề về thị lực

Những người mắc cả bệnh tiểu đường và cao huyết áp có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn ít nhất gấp đôi so với những người không bị tiểu đường.

Cách đơn giản nhất để kiểm soát huyết áp là thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cholesterol cao

Người mắc bệnh tiểu đường thường bị suy giảm khả năng kiểm soát các loại chất béo trong máu như cholesterol và triglyceride. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mức LDL cholesterol (cholesterol xấu) quá cao trong khi HDL cholesterol (cholesterol tốt) quá thấp có thể dẫn đến hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Điều này khiến mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn và dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Mặc dù trong nhiều trường hợp, nồng độ cholesterol trong máu phụ thuộc vào di truyền nhưng vẫn có thể kiểm soát và cải thiện mức cholesterol bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và thói quen tập thể dục thường xuyên.

Béo phì

Thừa cân hoặc béo phì là vấn đề phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Cả hai đều là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Béo phì có ảnh hưởng lớn đến huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol.

Giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm soát cân nặng là ăn uống lành mạnh. Nếu không biết cách tự xây dựng chế độ ăn uống thì có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng. Tập thể dục thường xuyên cũng là điều cần thiết để giảm cân và kiểm soát cân nặng.

Lối sống ít vận động

Lối sống ít vận động có thể làm tăng đáng kể nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim mạch như cao huyết áp và béo phì.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị người lớn nên tập cardio cường độ vừa phải ít nhất 2 tiếng 30 phút (150 phút) mỗi tuần.

Một số ví dụ về bài tập cardio là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây,…

CDC cũng khuyến nghị tập các bài tập thể hình như tập tạ ít nhất 2 lần một tuần nhưng không tập vào 2 ngày liền nhau.

Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chế độ tập luyện phù hợp nhất với tình trạng thể chất.

Hút thuốc

Những bệnh nhân tiểu đường hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với người không hút thuốc.

Cả khói thuốc lá và bệnh tiểu đường đều có thể gây hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch và làm thu hẹp mạch máu.

Điều này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, từ nhồi máu cơ tim, đột quỵ cho đến các vấn đề về bàn chân. Trong một số trường hợp, các vấn đề ở bàn chân như vết loét hay nhiễm trùng tiến triển nghiêm trọng đến mức phải cắt cụt chân.

Không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá.

Triệu chứng của bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng nhưng đôi khi, các bệnh lý này không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tim mạch:

  • Đau hoặc tức ngực ở sau xương ức, cơn đau có thể lan đến cánh tay, cổ hoặc lưng
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Suy nhược

Chế độ ăn uống để phòng ngừa bệnh tim mạch

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người bệnh tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, gồm có các loại thực phẩm có lợi cho tim. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm cholesterol toàn phần, ổn định huyết áp và mang lại nhiều lợi ích khác. Một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch gồm có:

  • Các loại rau xanh
  • Cá nước lạnh như cá hồi và cá mòi
  • Các loại quả hạch như hạnh nhân, hồ đào, óc chó
  • Ngũ cốc nguyên hạt và yến mạch

Cố gắng hạn chế muối (natri), đường, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.

Ngoài ra, khi mua thực phẩm chế biến sẵn, hãy lựa chọn những sản phẩm ít chất béo, chẳng hạn như sữa ít béo.

Số liệu về bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch

Theo báo cáo của CDC, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở người lớn mắc bệnh tiểu đường cao hơn 70% so với những người không mắc bệnh tiểu đường. (1)

Theo một nghiên cứu vào năm 2017, khoảng 32% người mắc bệnh tiểu đường type 2 bị bệnh tim mạch.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), ít nhất 68% bệnh nhân tiểu đường từ 65 tuổi trở lên tử vong do bệnh tim mạch.

Những người dưới 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh thận cao hơn đáng kể so với người cùng độ tuổi không bị tiểu đường.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Có nhiều cách mà người bệnh tiểu đường có thể thực hiện để phòng ngừa bệnh tim mạch.

Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases) khuyến nghị kiểm soát bệnh tiểu đường theo nguyên tắc “ABCS”:

  • A – A1C test (xét nghiệm A1C): Xét nghiệm máu này cho biết mức đường huyết trung bình trong 3 tháng qua. Người mắc bệnh tiểu đường nên cố gắng duy trì chỉ số A1C dưới 7%.
  • B – blood pressure (huyết áp): Người bệnh tiểu đường nên giữ huyết áp ở mức dưới 140/90 mmHg.
  • C- cholesterol: Nồng độ LDL cholesterol hay cholesterol xấu trong máu quá cao có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Mức cholesterol cần duy trì ở mỗi người là khác nhau vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ để được giải đáp.
  • S - smoking (hút thuốc lá): Cùng với bệnh tiểu đường, hút thuốc cũng gây hẹp mạch máu. Ngừng hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Điều trị bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường

Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, người bệnh tiểu đường thường phải dùng thuốc điều trị khi mắc bệnh tim mạch.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc không kê đơn để điều trị bệnh tim mạch.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc điều trị tiểu đường hoặc có chứa đường và các loại carbohydrate khác nên sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường:

  • Liraglutide (Victoza): đây là một loại thuốc dạng tiêm được dùng hàng ngày. Vào năm 2017, Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt loại thuốc này cho mục đích giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.
  • Empagliflozin (Jardiance): Vào năm 2016, FDA đã phê duyệt empagliflozin (Jardiance) cho mục đích giảm lượng đường trong máu và điều trị bệnh tim mạch ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Statin: đây là một nhóm thuốc gồm nhiều loại thuốc khác nhau như atorvastatin (Lipitor) và rosuvastatin (Crestor). Nhóm thuốc statin giúp làm giảm mức cholesterol, đặc biệt là LDL cholesterol.

Thuốc điều trị cao huyết áp như thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta: có tác dụng làm giảm huyết áp.

Các biến chứng tim mạch khác

Bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Suy tim
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ

Nhồi máu cơ tim

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim do đường trong máu cao làm hỏng mạch máu, khiến cho một phần cơ tim không được cung cấp đủ máu.

Một khi đã bị nhồi máu cơ tim, người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ suy tim cao hơn so với những người không bị tiểu đường.

Các dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim gồm có:

  • Đau ngực hoặc khó chịu ở ngực
  • Choáng váng
  • Cơn đau lan đến cánh tay, vai, lưng, cổ hoặc hàm
  • Buồn nôn hoặc nôn và mệt mỏi bất thường, đặc biệt là ở phụ nữ

Nếu nhận thấy các dấu hiệu này thì phải gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khi bị tiểu đường, lượng đường cao trong máu có thể gây tắc nghẽn mạch máu và ngăn cản máu đến não. Điều này sẽ dẫn đến đột quỵ.

Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp 1,5 lần so với người không bị tiểu đường.

Bệnh tim mạch và đột quỵ có các yếu tố nguy cơ tương tự nhau, gồm có:

  • Mức LDL cholesterol cao và HDL cholesterol thấp
  • Cao huyết áp
  • Béo phì

Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thường gặp gồm có:

  • Tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường xảy ra ở một bên cơ thể
  • Nói năng khó khăn hoặc không hiểu lời người khác nói
  • Chóng mặt
  • Giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt
  • Nhức đầu dữ dội

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này. Các phương pháp điều trị thường chỉ phát huy tác dụng trong tối đa 3 tiếng kể từ khi cơn đột quỵ bắt đầu xảy ra.

Suy tim

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị suy tim – tình trạng tim không thể bơm đủ máu cho cơ thể. Suy tim là một trong những biến chứng tim mạch nghiêm trọng nhất của bệnh tiểu đường.

Một số triệu chứng của suy tim gồm có:

  • Khó thở
  • Ho và thở khò khè
  • Sưng phù cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân
  • Mệt mỏi

Nên đi khám nếu có các triệu chứng này. Mặc dù bệnh suy tim không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Khi nào cần đi khám?

Những người bị tiểu đường cần đi khám bác sĩ ngay lập tức khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh tim mạch như đau hoặc tức ngực, khó thở hoặc mệt mỏi kéo dài.

Có thể kiểm soát và điều trị bệnh tim mạch bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc.

Hãy cố gắng ăn uống lành mạnh, tích cực vận động và cố gắng kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu cũng như mức cholesterol.

Không phải ai bị bệnh tiểu đường cũng mắc thêm bệnh tim mạch hay các bệnh lý khác.

Hoàn toàn có thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách thay đổi lối sống và tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Xem thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn cương dương
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn cương dương

Nghiên cứu cho thấy nam giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao hơn so với người không bị tiểu đường tiểu đường. Tuy nhiên, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và làm giảm nguy cơ mắc rối loạn cương dương.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và tuyến tụy
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và tuyến tụy

Có mối liên hệ trực tiếp giữa tuyến tụy và bệnh tiểu đường. Tuyến tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nằm sâu trong ổ bụng ở sau dạ dày.

Mối liên hệ giữa magiê và bệnh tiểu đường
Mối liên hệ giữa magiê và bệnh tiểu đường

Magiê (magnesium) là một chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ và cơ thể. Khoáng chất này giúp điều hòa lượng đường trong máu và ngoài ra còn có nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, thiếu hụt magiê là một vấn đề rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và sự trao đổi chất
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và sự trao đổi chất

Sự trao đổi chất hay chuyển hóa là tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Những phản ứng hóa học này cần năng lượng. Lượng năng lượng cần cho các phản ứng hóa học ở mỗi người là khác nhau do phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, cân nặng và thành phần cơ thể.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thiếu máu
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thiếu máu

Bản thân bệnh tiểu đường cũng như một số loại thuốc điều trị và các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để điều trị thiếu máu khi mắc bệnh tiểu đường?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây