1

Mối liên hệ giữa magiê và bệnh tiểu đường

Magiê (magnesium) là một chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ và cơ thể. Khoáng chất này giúp điều hòa lượng đường trong máu và ngoài ra còn có nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, thiếu hụt magiê là một vấn đề rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Mối liên hệ giữa magiê và bệnh tiểu đường Mối liên hệ giữa magiê và bệnh tiểu đường

Tình trạng thiếu hụt magiê có thể xảy ra với cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2 nhưng phổ biến hơn ở những người bị tiểu đường type 2. Lý do là vì lượng magiê thấp có liên quan đến kháng insulin.

Ở những người bị tiểu đường type 2, cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng các tế bào lại không thể đáp ứng hiệu quả với hormone này. Đây được gọi là tình trạng kháng insulin.

Những người bị kháng insulin và cả những người có độ nhạy insulin bình thường có thể bị mất quá nhiều magiê qua nước tiểu và điều này góp phần làm giảm nồng độ magiê trong máu.

Một số người mắc bệnh tiểu đường type 1 cũng bị kháng insulin. Điều này khiến cho người bệnh có nguy cơ bị thiếu magiê.

Uống bổ sung magiê có thể làm tăng lượng magiê trong máu và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn. Đối với những người bị tiền tiểu đường, việc bổ sung magiê sẽ giúp cải thiện lượng đường trong máu và ngăn ngừa tiểu đường type 2.

Nên bổ sung loại magiê nào?

Có nhiều loại magiê khác nhau:

  • Magiê glycinat (magnesium glycinate)
  • Magiê oxit (magnesium oxide
  • Magiê clorua (magnesium chloride)
  • Magiê sunfat (magnesium sunfate)
  • Magiê cacbonat (magnesium carbonate)
  • Magiê taurate (magnesium taurate)
  • Magiê citrat (magnesium citrate)
  • Magiê lactat (magnesium lactate)
  • Magiê gluconat (magnesium gluconate)
  • Magiê aspartat (magnesium aspartate)
  • Magiê threonat (magnesium threonate)

Không phải loại thực phẩm chức năng bổ sung magiê nào cũng giống nhau. Mỗi loại được sử dụng cho một số vấn đề sức khỏe nhất định và có mức độ hấp thụ khác nhau. Một số loại dễ tan trong nước hơn và được hấp thụ nhanh hơn vào máu.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng magiê aspartat, magiê citrat, magiê lactat và magiê clorua có tỷ lệ hấp thụ tốt hơn so với magiê oxit và magiê sulfat.

Tuy nhiên, trong các thử nghiệm lâm sàng, khi những trường hợp bệnh tiểu đường được kiểm soát kém uống bổ sung 1.000 miligram (mg) magiê oxit mỗi ngày, khả năng kiểm soát đường huyết đã cải thiện đáng kể sau 30 ngày. (1)

Tương tự, những người uống 300 mg magiê clorua mỗi ngày đã cải thiện mức đường huyết lúc đói sau 16 tuần. Trong khi đó, những người uống magiê aspartate đã không cải thiện được khả năng kiểm soát đường huyết sau ba tháng.

Mới chỉ có một vài thử nghiệm lâm sàng nhỏ đánh giá lợi ích của việc uống bổ sung magiê đối với bệnh tiểu đường. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra loại magiê có hiệu quả kiểm soát đường huyết cao nhất.

Nếu bạn bị thiếu magiê, hãy hỏi bác sĩ xem có cần thiết dùng thực phẩm chức năng để bổ sung hay không. Thực phẩm chức năng bổ sung magiê có nhiều dạng khác nhau như viên nang, dạng lỏng và dạng bột.

Ngoài ra còn có cả loại tiêm và loại dùng ngoài da. Những sản phẩm này sẽ hấp thụ qua da vào cơ thể.

Thực phẩm giàu magiê

Mặc dù dùng thực phẩm chức năng là một cách hiệu quả để tăng lượng magiê trong máu nhưng cũng có thể bổ sung magiê từ các loại thục phẩm tự nhiên.

Theo NIH, lượng magiê khuyến nghị hàng ngày đối với phụ nữ trưởng thành là 320 - 360 mg và đối với nam giới trưởng thành là 410 - 420 mg.

Khoáng chất này có trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật, chẳng hạn như:

  • Rau màu xanh đậm như rau bina, rau cải...
  • Các loại đậu
  • Hạt và quả hạch như hạt bí, hạt dưa, óc chó, hạnh nhân, hồ đào…
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Bơ đậu phộng
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Qủa bơ
  • Ức gà
  • Thịt bò
  • Bông cải xanh
  • Bột yến mạch
  • Sữa chua

Nước máy, nước khoáng và nước đóng chai cũng là những nguồn cung cấp magiê, mặc dù lượng magiê trong những nguồn này là khác nhau.

Xét nghiệm magiê trong máu sẽ giúp phát hiện tình trạng thiếu hụt magiê. Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu magiê gồm có chán ăn, buồn nôn, chuột rút cơ và mệt mỏi.

Các lợi ích khác của magiê đối với sức khỏe

Magiê không chỉ giúp điều hòa lượng đường trong máu mà còn có các lợi ích khác đối với cơ thể như:

  • Giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
  • Duy trì sự chắc khỏe của xương
  • Giảm chứng đau nửa đầu
  • Cải thiện hiệu suất tập thể dục
  • Giảm lo âu và trầm cảm
  • Giảm viêm và đau
  • Giảm nhẹ hội chứng tiền kinh nguyệt

Rủi ro khi uống bổ sung magiê

Mặc dù magiê là một chất dinh dưỡng cần thiết nhưng bổ sung quá nhiều magiê sẽ gây hại cho sức khỏe. Magiê có tác dụng nhuận tràng nên việc dùng quá liều có thể dẫn đến tiêu chảy và đau bụng. Do đó phải sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung magiê theo đúng chỉ dẫn.

Những tác dụng phụ này có thể xảy ra với magiê cacbonat, magiê clorua, magiê gluconat và magiê oxit.

Nếu không thể dung nạp các sản phẩm bổ sung magiê qua đường uống, hãy các sản phẩm dùng ngoài da. Tuy nhiên, những sản phẩm này có thể gây kích ứng da. Hãy thoa một lượng nhỏ lên da để thử phản ứng trước khi sử dụng trên một vùng da rộng.

Bổ sung một lượng lớn magiê còn có thể gây ngộ độc và thậm chí dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu ngộ độc magiê gồm có buồn nôn, nôn, khó thở, rối loạn nhịp tim và ngừng tim.

Chức năng thận kém sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc magiê do thận không có khả năng đào thải lượng magiê dư thừa ra khỏi cơ thể.

Bổ sung magiê từ thực phẩm tự nhiên sẽ không gây ra những vấn đề này, bất kể có ăn nhiều đến đâu vì cơ thể có khả năng đào thải lượng magie tự nhiên dư thừa qua nước tiểu.

Nếu như đang dùng thuốc kê đơn thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào để tránh xảy ra tương tác thuốc.

Tóm tắt bài viết

Những người bị bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường có nguy cơ thiếu hụt magiê. Bổ sung magiê khi bị thiếu hụt có thể cải thiện lượng đường trong máu và giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường tốt hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn cương dương
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn cương dương

Nghiên cứu cho thấy nam giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao hơn so với người không bị tiểu đường tiểu đường. Tuy nhiên, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và làm giảm nguy cơ mắc rối loạn cương dương.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và tuyến tụy
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và tuyến tụy

Có mối liên hệ trực tiếp giữa tuyến tụy và bệnh tiểu đường. Tuyến tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nằm sâu trong ổ bụng ở sau dạ dày.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi so với dân số nói chung. Và ở những người bị tiểu đường type 2, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Có nhiều cách giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiểu được mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch là bước đầu tiên để phòng ngừa.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và sự trao đổi chất
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và sự trao đổi chất

Sự trao đổi chất hay chuyển hóa là tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Những phản ứng hóa học này cần năng lượng. Lượng năng lượng cần cho các phản ứng hóa học ở mỗi người là khác nhau do phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, cân nặng và thành phần cơ thể.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thiếu máu
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thiếu máu

Bản thân bệnh tiểu đường cũng như một số loại thuốc điều trị và các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để điều trị thiếu máu khi mắc bệnh tiểu đường?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây