1

Lợi ích của mướp đắng đối với người mắc bệnh tiểu đường

Mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có giảm lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại quả này có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Lợi ích của mướp đắng đối với người mắc bệnh tiểu đường Lợi ích của mướp đắng đối với người mắc bệnh tiểu đường

Mướp đắng (còn được gọi là khổ qua) là một loại quả thuộc họ Bầu bí, có tính hàn, vị đắng. Vị đắng sẽ tăng lên khi nấu chín.

Mướp đắng được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới như Châu Á, Nam Mỹ, Caribê và Đông Phi. Từ lâu, mướp đắng đã được sử dụng như một vị thuốc để chữa trị một số bệnh tật.

Mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có giảm lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại quả này có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu

Mướp đắng có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Điều này là do mướp đắng có tác dụng giống như insulin, giúp đưa glucose từ máu vào tế bào để tạo năng lượng.

Mướp đắng giúp các tế bào sử dụng glucose trong máu và vận chuyển glucose đến gan, cơ và mô mỡ. Mướp đắng còn giúp cơ thể giữ lại các chất dinh dưỡng bằng cách ngăn cản quá trình chuyển đổi chất dinh dưỡng thành glucose.

Có một điều cần lưu ý, mướp đắng chưa được chính thức phê duyệt là một phương pháp điều trị tiền tiểu đường hay tiểu đường, mặc dù đã có bằng chứng cho thấy mướp đắng có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Một số nghiên cứu đã đánh giá lợi ích của mướp đắng đối với bệnh tiểu đường và hầu hết đều kết luận cần nghiên cứu thêm trước khi đưa mướp đắng vào điều trị bệnh tiểu đường.

Dưới đây là hai nghiên cứu về công dụng của mướp đắng đối với bệnh tiểu đường:

Một báo cáo trong Cochrane Database of Systematic Reviews đã kết luận rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để kiểm chứng tác động của mướp đắng đến bệnh tiểu đường type 2.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Ethnopharmacology đã so sánh hiệu quả của mướp đắng với một loại thuốc điều trị tiểu đường. Nghiên cứu này kết luận rằng mướp đắng đã làm giảm mức fructosamine ở những người tham gia bị tiểu đường type 2. Tuy nhiên, mướp đắng kém hiệu quả hơn so với thuốc mặc dù dùng liều cao hơn.

Nói chung, tại thời điểm hiện tại, mướp đắng chưa phải là một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường nhưng người bệnh có thể đưa mướp đắng vào chế độ ăn uống để có được những lợi ích của loại quả này.

Lợi ích về mặt dinh dưỡng của mướp đắng

Mướp đắng là một loại trái cây nhưng thường được coi là một loại rau. Mướp đắng đặc biệt giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng, có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật, góp phần giữ xương xương chắc khỏe và thúc đẩy chữa lành vết thương. Mướp đắng Mướp đắng còn chứa nhiều vitamin A - một loại vitamin tan trong chất béo có lợi cho sức khỏe làn da và thị lực. Ngoài ra, mướp đắng còn chứa các chất dinh dưỡng khác như kẽm, kali, magie, sắt và folate.

Dạng và liều dùng

Hiện chưa có quy chuẩn về dạng về liều dùng mướp đắng trong điều trị bệnh.

Bạn có thể ăn mướp đắng tươi, uống trà mướp đắng hoặc dùng thực phẩm chức năng chứa chiết xuất mướp đắng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Tác hại của mướp đắng

Khi sử dụng như một loại thực phẩm, mướp đắng rất an toàn nhưng cần thận trọng khi sử dụng trà hay thực phẩm chức năng chứa chiết xuất mướp đắng. Những sản phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc đang dùng.

Một số tác dụng phụ có thể kể đến như:

  • Tiêu chảy, nôn mửa và các vấn đề về tiêu hóa khác
  • Chảy máu âm đạo, co thắt tử cung và sảy thai
  • Hạ đường huyết nguy hiểm nếu dùng chung với insulin
  • Tổn thương gan
  • Chứng favism (có thể gây thiếu máu) ở những người bị thiếu men G6PD
  • Tương tác và làm thay đổi tác dụng của các loại thuốc đang dùng
  • Gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết ở những người mới phẫu thuật

Tóm tắt bài viết

Mướp đắng có một số lợi ích đối với bệnh tiểu đường nhưng cần có thêm nghiên cứu trước khi đưa mướp đắng vào làm phương pháp điều trị bệnh. Tốt nhất chỉ nên sử dụng mướp đắng như một loại thực phẩm để có được những lợi ích của loại quả này. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và hết sức thận trọng khi sử dụng các chế phẩm từ mướp đắng như thực phẩm chức năng.

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

10 bài tập tốt cho người bị bệnh tiểu đường
10 bài tập tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Đối với những người bị tiểu đường type 2, tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát đường huyết và cân nặng. Tập thể dục còn giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện tâm trạng.

Ăn nấm có lợi ích gì đối với người bị bệnh tiểu đường?
Ăn nấm có lợi ích gì đối với người bị bệnh tiểu đường?

Nấm là một loại thực phẩm ít calo, ít carb, phù hợp với chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Các phương pháp điều trị thay thế dành cho người mắc bệnh tiểu đường
Các phương pháp điều trị thay thế dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Duy trì lượng đường trong máu ổn định là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như tiêm insulin hay dùng thuốc đường uống, người mắc bệnh tiểu đường còn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế. Các phương pháp điều trị này giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây