Lợi ích của đặt thông tiểu ngắt quãng
Đặt thông tiểu ngắt quãng là gì?
Ống thông tiểu là một dụng cụ y tế được sử dụng để dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang khi bệnh nhân không thể tự đi tiểu. Các loại ống thông tiểu thường có gắn túi chứa nước tiểu mà bệnh nhân đeo bên mình. Đối với những bệnh nhân nằm liệt giường, túi chứa nước tiểu thường được treo trên thành giường. Đối với bệnh nhân cấp cứu, túi chứa nước tiểu thường được buộc vào chân.
Sau một thời gian nhất định hoặc khi túi đầy, nước tiểu trong túi sẽ được đổ ra ngoài. Đặt thông tiểu ngắt quãng có nghĩa là đặt và rút ống thông tiểu nhiều lần trong ngày. Người bệnh sẽ không phải mang ống thông tiểu liên tục giống như nhiều loại ống thông tiểu khác.
Ống thông tiểu có nhiều loại và kích cỡ khác nhau. Người bệnh có thể lựa chọn loại ống thông tiểu vô trùng dùng một lần hoặc ống thông tiểu dùng nhiều lần. Với ống thông tiểu dùng nhiều lần, người bệnh sẽ phải rửa sạch và khử trùng ống thông sau mỗi lần sử dụng. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh chọn loại ống thông tiểu phù hợp nhất và đưa ra tần suất sử dụng ống thông phù hợp hàng ngày. Ngoài ống thông tiểu, người bệnh có thể phải mua thêm một số vật dụng khác, chẳng hạn như gel bôi trơn và dung dịch sát trùng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc đặt thông tiểu, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
Các ưu điểm của đặt thông tiểu ngắt quãng
Tương đối đơn giản
Ống thông tiểu được luồn vào niệu đạo. Mặc dù điều này nghe có vẻ đáng sợ nhưng một khi đã hiểu rõ và thực hiện nhiều lần thì việc đặt thông tiểu ngắt quãng là một quy trình khá đơn giản. Hầu hết mọi người, kể cả trẻ em 7 hoặc 8 tuổi đều có thể tự đặt ống thông tiểu. Nếu người bệnh không thể tự mình đặt ống thông tiểu thì người thân hoặc người chăm sóc có thể giúp đỡ.
Hiệu quả
Đối với những người không thể tự đi tiểu, đặt thông tiểu ngắt quãng là một giải pháp hiệu quả hơn so với đặt ống thông tiểu liên tục. Nước tiểu tích tụ trong bàng quang lâu có thể khiến cho bàng quang căng phồng hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đặt ống thông tiểu ngắt quãng có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề này. Đặt thông tiểu ngắt quãng còn có thể giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ. Vì có thể rút ống thông tiểu khi không còn nước tiểu trong bàng quang nên bệnh nhân sẽ có thể hoạt động thoải mái hơn.
An toàn
Đặt ống thông tiểu liên tục tiềm ẩn một số rủi ro như:
- Nhiễm trùng
- Rò rỉ nước tiểu
- Tắc nghẽn
- Co thắt bàng quang
Đặt thông tiểu ngắt quãng giúp giảm nguy cơ xảy ra những vấn đề này. Sau một vài lần sử dụng, bệnh nhân sẽ quen với việc đặt ống thông và có thể thực hiện một cách dễ dàng, rất hiếm khi xảy ra sự cố trong quá trình đặt ống thông tiểu. So với đặt thông tiểu liên tục, đặt thông tiểu ngắt quãng sẽ ít ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh hơn.
Khi nào cần đặt thông tiểu ngắt quãng?
Đặt thông tiểu ngắt quãng thường được sử dụng trong những trường hợp:
- Bí tiểu
- Tiểu không tự chủ
- Các vấn đề nghiêm trọng về bàng quang có thể dẫn đến tổn thương thận
Bác sĩ cũng có thể chỉ định đặt thông tiểu ngắt quãng nếu bệnh nhân bị nứt đốt sống, chấn thương tủy sống hoặc một số vấn đề về thần kinh.
Ống thông tiểu ngắt quãng có thể được sử dụng tạm thời sau một số loại phẫu thuật tuyến tiền liệt, bộ phận sinh dục hoặc sau khi cắt bỏ tử cung qua đường rạch ở bụng.
Cách đặt thông tiểu ngắt quãng
Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ đưa ống thông tiểu vô trùng vào niệu đạo của người bệnh. Sau đó, người bệnh nhẹ nhàng đưa ống thông vào bàng quang. Khi ống thông vào đúng vị trí, nước tiểu sẽ chảy qua ống vào túi chứa. Khi nước tiểu ngừng chảy, hãy di chuyển ống thông một chút để xem có còn nước tiểu nữa không. Khi bàng quang không còn nước tiểu thì có thể rút ống thông.
Người bệnh sẽ được hướng dẫn chi tiết cách sử dụng ống thông tiểu ngắt quãng để tự đặt ống thông tại nhà. Nếu cảm thấy khó khăn khi đặt ống thông tiểu hoặc gặp phải bất kỳ vấn đề nào bất thường thì hãy báo cho bác sĩ.
Nhược điểm của đặt thông tiểu ngắt quãng
Tùy thuộc vào lý do đặt ống thông tiểu mà người bệnh hoặc người chăm sóc có thể phải đo và ghi lại lượng nước tiểu xả ra mỗi lần. Túi chứa nước tiểu phải được bảo quản và vệ sinh cẩn thận.
Đối với nam giới, có thể phải mất một thời gian để học cách đưa ống thông tiểu vào qua cơ vòng niệu đạo. Phụ nữ cần phải xác định lỗ niệu đạo để đặt ống thông tiểu vào đúng vị trí. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng ống thông tiểu có thể xuyên qua phần mỏng manh của niệu đạo và gây chảy máu. Khi sự cố này xảy ra thì phải can thiệp khẩn cấp.
Một số người rất dễ ngất xỉu, chỉ cần ho, đại tiện hoặc thậm chí nuốt nước bọt cũng có thể khiến họ bị ngất. Đôi khi, ngất xỉu xảy ra trong hoặc sau khi đi tiểu. Tình trạng này được gọi là ngất khi đi tiểu (micturition syncope).
Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.
Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.