1

Ngất xỉu khi đi tiểu là do đâu?

Một số người rất dễ ngất xỉu, chỉ cần ho, đại tiện hoặc thậm chí nuốt nước bọt cũng có thể khiến họ bị ngất. Đôi khi, ngất xỉu xảy ra trong hoặc sau khi đi tiểu. Tình trạng này được gọi là ngất khi đi tiểu (micturition syncope).
Ngất xỉu khi đi tiểu là do đâu? Ngất xỉu khi đi tiểu là do đâu?

Ngất khi đi tiểu hiếm khi là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng và tình trạng bất tỉnh thường không kéo dài. Tuy nhiên, ngã khi bị ngất có thể dẫn đến chấn thương.

Ngất khi đi tiểu chiếm hơn 8% tổng số trường hợp ngất xỉu. Những người bị ngất xỉu khi tiểu tiện thường dễ bị ngất hơn trong những trường hợp khác. Nam giới có nguy cơ bị ngất xỉu khi tiểu tiện cao hơn phụ nữ. Tình trạng này thường xảy ra sau khi đi tiểu vào ban đêm hoặc đi tiểu sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Nguyên nhân gây ngất xỉu khi đi tiểu

Mặc dù chưa được xác định rõ nhưng theo các chuyên gia, tình trạng ngất khi đi tiểu một phần là do huyết áp thấp và nhịp tim chậm.

Khi bàng quang đầy, huyết áp và nhịp tim sẽ tăng lên. Khi làm trống bàng quang trong khi đi tiểu, huyết áp và nhịp tim sẽ lại giảm xuống. Sự sụt giảm này làm cho các mạch máu giãn ra. Khi các mạch máu giãn rộng, máu sẽ chảy chậm lại và có thể đọng ở chân. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não và có thể gây ngất xỉu.

Huyết áp cũng giảm khi đứng, chẳng hạn như khi đứng tiểu hoặc đứng dậy từ bồn cầu.

Yếu tố làm tăng nguy cơ ngất khi đi tiểu

Việc xác định các tác nhân gây ngất xỉu khi tiểu tiện sẽ giúp bạn tránh bị ngất trong tương lai.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ngất xỉu khi đi tiểu gồm có:

  • Mệt mỏi hoặc thiếu ngủ
  • Đói
  • Uống rượu bia
  • Mất nước
  • Tiểu buốt
  • Thời tiết nóng bức, nhiệt độ cao

Các loại thuốc gây ngất khi đi tiểu

Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc góp phần gây ngất xỉu khi tiểu tiện gồm có:

  • thuốc lợi tiểu
  • thuốc chẹn beta
  • thuốc điều trị cao huyết áp
  • thuốc chẹn kênh canxi
  • thuốc ức chế men chuyển (ACE)
  • thuốc nitrat
  • thuốc chống trầm cảm
  • thuốc chống loạn thần

Tình trạng ngất xỉu khi tiểu tiện còn có thể xảy ra sau khi uống rượu bia và dùng ma túy.

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc này và lo lắng về nguy cơ ngất xỉu khi đi tiểu hoặc đã bị ngất khi đi tiểu thì hãy trao đổi với bác sĩ để được giải đáp. Không nên tự ý ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Dấu hiệu ngất xỉu khi đi tiểu

Ngất xỉu khi đi tiểu không có nghĩa là lần nào đi tiểu cũng bị ngất. Đa phần thì tình trạng này xảy ra không thường xuyên hoặc thậm chí có những người chỉ bị ngất một lần duy nhất và sau đó không bao giờ bị lại nữa. Nguy cơ ngất xỉu tăng cao hơn sau khi uống bia rượu, mới ngủ dậy, khi mệt mỏi, đói hoặc mất nước.

Một số dấu hiệu trước khi ngất xỉu gồm có:

  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Ù tai
  • Không có sức lực
  • Thở gấp
  • Da tái nhợt
  • Nhìn mờ

Nếu cảm thấy mình sắp ngất, hãy ngồi hoặc nằm xuống, co đầu gối và gục đầu ở giữa hai đầu gối.

Khi thấy có người bị ngất, hãy giúp họ nằm ngửa lên và nâng hai chân lên trên tim (khoảng 30cm), nới lỏng quần áo và thắt lưng. Nếu sau một phút mà người đó không tỉnh lại thì cần gọi cấp cứu hoặc đưa ngay đến bệnh viện.

Nếu có các dấu hiệu sau đây thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Đau ở ngực hoặc thắt lưng
  • Đau đầu dữ dội
  • Tim đập nhanh, không đều, đánh trống ngực hoặc tim đập bỏ nhịp
  • Khó thở
  • Hoa mắt, nhìn một vật thành hai
  • Nói năng hoặc cử động khó khăn
  • Bất tỉnh kéo dài hơn một phút

Khi nào cần đi khám?

Hầu hết các trường hợp ngất xỉu khi đi tiểu không phải do bệnh lý nghiêm trọng gây ra. Tuy nhiên, vẫn đi khám sau khi bị ngất xỉu khi tiểu tiện để xác định nguyên nhân.

Bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để hiểu rõ hơn về tình trạng như:

  • Bị ngất trong bao lâu?
  • Trước khi bị ngất đã ăn uống hay làm gì? Có nghi ngờ yếu tố nào gây ngất xỉu không?
  • Có thường xuyên bị ngất xỉu khi đi tiểu không?
  • Bị ngất xỉu khi đang đứng hay ngồi?
  • Có nhận thấy dấu hiệu nào bất thường trước khi ngất xỉu không?
  • Sau khi tỉnh lại có triệu chứng nào khác không?

Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, tình trạng sức khỏe, tuổi tác và miêu tả về các đợt ngất xỉu, từ đó xác định có cần kiểm tra thêm hay không.

Có thể bác sĩ sẽ đo điện tâm đồ (ECG/EKG) để kiểm tra nhịp tim hoặc điện não đồ (EEG) để theo dõi hoạt động của não. Rối loạn trong hoạt động của não bộ có thể là nguyên nhân gây ngất xỉu.

Các nguyên nhân gây ngất xỉu khác

Ngất xỉu có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, từ thời tiết nóng cho đến các vấn đề sức khỏe.

Mặc dù hầu hết những người bị ngất khi đi tiểu đều không có bệnh nền nhưng tình trạng này có thể xảy ra do các bệnh lý như:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Bệnh tim mạch
  • Huyết áp thấp
  • Đột quỵ
  • Co giật
  • U não

Ngất xỉu khi đi tiểu cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc.

Điều trị ngất khi đi tiểu

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngất xỉu. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng ngất khi đi tiểu gồm có thuốc ổn định huyết áp hay thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc điều trị đau ngực và suy tim.

Điều trị ngất khi đi tiểu là một mục đích sử dụng ngoài hướng dẫn (off-label) của các loại thuốc này, có nghĩa là các loại thuốc này đều chưa được chứng thức phê duyệt sử dụng để điều trị ngất khi đi tiểu. Hiện chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả của các loại thuốc kể trên trong điều trị chứng ngất khi đi tiểu.

Tóm tắt bài viết

Đa phần thì ngất xỉu khi đi tiểu và ngất do những lý do khác, chẳng hạn như ngất khi thấy máu hay ngất xỉu khi mang thai đều không nghiêm trọng. Nhưng đôi khi, đó lại là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên tốt nhất vẫn nên đi khám để xác định nguyên nhân.

Mặc dù không có cách nào có thể phòng ngừa ngất khi đi tiểu một cách tuyệt đối nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ và tránh bị chấn thương khi bị ngất.

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nguyên nhân nào gây tiểu buốt, tiểu rát?
Nguyên nhân nào gây tiểu buốt, tiểu rát?

Tiểu buốt hay tiểu rát là từ dùng chung cho hiện tượng đau đớn, nóng rát hoặc buốt mỗi khi đi tiểu.

Són tiểu do tăng áp lực là gì?
Són tiểu do tăng áp lực là gì?

Tiểu không tự chủ do áp lực xảy ra khi các cơ hỗ trợ bàng quang (cơ sàn chậu) và các cơ điều tiết giải phóng nước tiểu (cơ vòng niệu đạo) bị suy yếu

Tiểu són do tiểu không hết bãi là gì và điều trị như thế nào?
Tiểu són do tiểu không hết bãi là gì và điều trị như thế nào?

Tiểu són do tiểu không hết bãi là xảy ra phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Gần một nửa số người bị vấn đề này là người trên 65 tuổi.

Són tiểu cấp kỳ là gì?
Són tiểu cấp kỳ là gì?

Mặc dù són tiểu cấp kỳ là một vấn đề phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng phụ nữ và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc phải cao nhất.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các vấn đề được biểu hiện qua dấu hiệu bất thường trong nước tiểu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây