1

Lợi ích của châm cứu trong điều trị đái tháo đường

Vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết về lợi ích của châm cứu trong điều trị các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây đã xác nhận rằng châm cứu là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.
Lợi ích của châm cứu trong điều trị đái tháo đường Lợi ích của châm cứu trong điều trị đái tháo đường

Châm cứu là gì?

Theo các tài liệu sử học, châm cứu có nguồn gốc từ Trung Quốc và bắt đầu được thực hiện hơn 3.000 năm trước. Châm cứu là một phương pháp điều trị y học cổ truyền, trong đó sử dụng kim đâm vào các điểm (huyệt) trên cơ thể nhằm chữa trị bệnh. Phương pháp châm cứu ngày nay được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận châm cứu có hiệu quả trong điều trị hơn 100 tình trạng bệnh lý, gồm có đau mãn tính, đau nửa đầu và thậm chí là bệnh đái tháo đường.

Vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết về lợi ích của châm cứu trong điều trị các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây đã xác nhận rằng châm cứu là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp cải thiện chức năng tuyến tụy và mức insulin. (1) Và các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng khi kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống, tác dụng giảm béo phì của châm cứu có thể làm giảm một số triệu chứng của bệnh đái tháo đường. (2)

Lợi ích và công dụng của châm cứu đối với bệnh đái tháo đường

Các kỹ thuật châm cứu được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đườngtype 1 và type 2 rất khác nhau, cũng giống như sự khác biệt trong các phương pháp điều trị bằng Tây y. Lý do là vì mặc dù cùng được gọi là “đái tháo đường” nhưng đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 1 là hai bệnh lý khác nhau. Các phương pháp được chỉ định sẽ thay đổi tùy theo triệu chứng đái tháo đường cần điều trị. Mỗi kỹ thuật châm cứu có công dụng khác nhau, chẳng hạn như giảm cân, tăng cường trao đổi chất, cải thiện chức năng nội tạng hay giảm đau dây thần kinh. Một trong những kỹ thuật châm cứu được nghiên cứu nhiều nhất trong điều trị bệnh thần kinh đái tháo đường là kỹ thuật châm cứu cổ tay - mắt cá chân. Kỹ thuật này kích thích sâu các dây thần kinh ở cổ tay và mắt cá chân.

Giảm đau

Bệnh đái tháo đường bắt nguồn từ hệ nội tiết, cụ thể là các hormone kích hoạt các cơ quan có chức năng kiểm soát lượng đường trong máu. Một số bằng chứng cho thấy rằng châm cứu giúp kích thích sự giải phóng endorphin. Endorphin là hormone tạo ra cảm giác phấn chấn và giảm cảm giác đau đớn.

Điều hòa lượng đường trong máu

Châm cứu còn có thể điều chỉnh mức cortisol - một loại hormone được cơ thể tạo ra khi rơi vào trạng thái căng thẳng. Nhiều ý kiến cho rằng phản ứng hormone được kích hoạt bởi phương pháp châm cứu có thể giúp cân bằng các bộ phận không thể tự điều hoà đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra, phương pháp châm cứu mang lại lợi ích này mà không gây tác dụng phụ giống như một số loại thuốc điều trị đái tháo đường.

Rủi ro của châm cứu

Theo một tổng quan nghiên cứu tổng hợp nhiều thử nghiệm lâm sàng về lợi ích của châm cứu trong điều trị đái tháo đường, phương pháp này không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Điều này cho thấy rằng châm cứu là một phương pháp điều trị an toàn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là châm cứu phù hợp cho tất cả mọi người.

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính hiện chưa có cách chữa trị khỏi. Người mắc bệnh đái tháo đường type 1 cần sử dụng insulin suốt đời để kiểm soát đường huyết. Những người bị đái tháo đường type 2 có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, nếu không hiệu quả thì sẽ phải dùng thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Châm cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể thay thế những phương pháp điều trị này. Cho dù châm cứu hay lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị thay thế và hỗ trợ nào khác thì người bệnh vẫn phải tuân thủ đúng theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

Mặc dù nhìn chung là an toàn nhưng phương pháp châm cứu có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn như đau nhức, chảy máu nhẹ và bầm tím tại vị trí đâm kim. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai, người mắc các bệnh lý lây qua đường máu như viêm gan hoặc HIV và người bị các rối loạn làm giảm khả năng đông máu, chẳng hạn như máu khó đông hoặc thiếu vitamin K không nên châm cứu. Nếu được thực hiện bằng kim vô trùng, phương pháp châm cứu sẽ rất an toàn và nguy cơ nhiễm trùng là rất thấp. Tuy nhiên, nếu thấy vị trí châm cứu có các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ kéo dài, đau đớn hay mất cảm giác thì phải đến bệnh viện khám ngay lập tức.

So với thời điểm cách đây 20 năm thì hiện nay đã có rất nhiều bằng chứng chứng minh tính an toàn và hiệu quả của châm cứu.

Kết luận

Châm cứu mang lại một số lợi ích cho người mắc bệnh đái tháo đường như giúp giảm đau do bệnh thần kinh đái tháo đường và cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử phương pháp châm cứu và cho dù nhận thấy các triệu chứng đái tháo đường có chuyển biến tốt khi châm cứu thì vẫn phải tiếp tục sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà bác sĩ đã chỉ định. Quá trình kiểm soát bệnh đái tháo đường sẽ bị gián đoạn nếu đột ngột thay đổi phương pháp điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: lợi ích
Tin liên quan
Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị
Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau, một trong số đó là đau chân và chuột rút chân. Những biến chứng này thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh hay còn được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường. Khi các dây thần kinh ở cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng thì tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Đây có thể là hậu quả trực tiếp của tình trạng đường huyết cao trong thời gian dài.

Điều trị tiểu/đại tiện không tự chủ do đái tháo đường
Điều trị tiểu/đại tiện không tự chủ do đái tháo đường

Thông thường, việc mắc một bệnh lý nào đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ tiểu hoặc đại tiện không tự chủ - tình trạng không thể kiểm soát được việc tiểu tiện hay đại tiện. Tiểu không tự chủ cũng có thể là một triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.

Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh đái tháo đường type 2 có thể dẫn đến bệnh thận. Điều này xảy ra khi thận không còn lọc máu hiệu quả.

Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây