1

Lợi ích của baking soda đối với bệnh tiểu đường

Baking soda (sodium bicarbonate, natri bicacbonat hay muối nở) có rất nhiều công dụng khác nhau như làm trắng răng, khử mùi, tẩy rửa vết bẩn, làm dịu nhiệt miệng và thậm chí còn được cho là có một số lợi ích đối với bệnh tiểu đường.
Lợi ích của baking soda đối với bệnh tiểu đường Lợi ích của baking soda đối với bệnh tiểu đường

Mặc dù hiện chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của baking soda trong điều trị bệnh tiểu đường nhưng nghiên cứu gần đây trên động vật cho thấy baking soda có thể giúp ngăn ngừa bệnh nấm đen (mucormycosis) – một bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra ở những người bị nhiễm toan ceton do tiểu đường. (1)

Nhiễm toan ceton là gì?

Nhiễm toan ceton là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, là tình trạng mà cơ thể tạo ra quá nhiều ceton – một loại axit trong máu.

Nhiễm toan ceton xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin. Khi không có đủ insulin, đường (glucose) trong máu sẽ không thể đi vào tế bào để trở thành năng lượng. Lúc này, cơ thể sẽ phải sử dụng chất béo làm năng lượng.

Quá trình phân hủy chất béo để tạo năng lượng sẽ sản sinh ra ceton. Lượng ceton trong máu quá cao sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton.

Các triệu chứng của nhiễm toan ceton thường phát triển nhanh chóng, gồm có:

  • Khát nước
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đi tiểu liên tục
  • Khó thở
  • Khô miệng
  • Không tỉnh táo
  • Mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Đau nhức cơ
  • Khô da, miệng
  • Đỏ mặt
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Đau đầu

Có thể phát hiện nhiễm toan ceton bằng cách đo đường huyết và kiểm tra mức ceton bằng que thử nước tiểu tại nhà. Nếu đường huyết ở mức cao hoặc nước tiểu có nồng độ ceton cao hơn bình thường thì phải đến bệnh viện ngay lập tức. Nhiễm toan ceton có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh nấm đen

Bệnh nấm đen (mucormycosis) là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong do một loại nấm mốc có tên là mucormycetes gây ra. Những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh nấm đen cao nhất. Bệnh này thường xảy ra ở xoang hoặc phổi.

Các triệu chứng của bệnh nấm đen tùy thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng, gồm có:

  • Đau đầu
  • Sưng phù một bên mặt
  • Sưng đau một bên mắt
  • Mất khứu giác
  • Nghẹt mũi hoặc sổ mũi
  • Mảng đen xuất hiện trên sống mũi hoặc vòm miệng
  • Sốt
  • Ho
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Da phồng rộp, lở loét, vùng da nhiễm nấm chuyển màu đen, đau, nóng ấm, đỏ và sưng tấy quanh vết thương

Những người bị nhiễm toan ceton do tiểu đường có nguy cơ bị bệnh nấm đen cao hơn so với những người không bị nhiễm toan ceton.

Tác dụng của baking soda đối với bệnh nấm đen

Mặc dù baking soda có thể làm tăng độ pH trong máu nhưng nghiên cứu được nhắc đến ở phần đầu lại tập trung vào tác động của baking soda đối với tình trạng nhiễm toan ceton và bệnh nấm đen.

Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột vào năm 2016 đã thử nghiệm tác dụng của baking soda trong điều trị bệnh nấm đen. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiễm toan ceton có thể góp phần đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh nấm đen. Do đó, sử dụng baking soda và sắt chelate có thể giúp phòng ngừa bệnh. (2)

Cần nghiên cứu thêm trên người để xác nhận tác dụng điều trị bệnh nấm đen của baking soda.

Điều trị bệnh nấm đen

Phương pháp điều trị bước đầu thường là dùng các loại thuốc kháng nấm tiêm tĩnh mạch như amphotericin B. Bệnh nhân cũng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ vùng mô bị bệnh để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Nếu hai phương pháp điều trị này thành công, bệnh nhân có thể chuyển từ thuốc tiêm tĩnh mạch sang các loại thuốc đường uống như posaconazole hoặc isavuconazole.

Tóm tắt bài viết

Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của baking soda đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu gần đây trên động vật cho thấy baking soda có thể giúp ngăn ngừa bệnh nấm đen - một bệnh nhiễm trùng do nấm, chủ yếu xảy ra ở những người bị nhiễm toan ceton do tiểu đường. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng chứng minh hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh nấm đen bằng baking soda.

Người bị bệnh nấm đen cần được bác sĩ thăm khám và kê thuốc điều trị. Hai phương pháp điều trị chính là dùng thuốc kháng nấm và phẫu thuật. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nấm đen sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Nhiễm toan ceton cũng là một tình trạng vô cùng nguy hiểm cần được điều trị kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường
10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường

Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới
Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ra các vấn đề về mắt, thận và da... Bệnh tiểu đường còn có thể dẫn đến rối loạn cương dương và các vấn đề về tiết niệu ở nam giới.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Khi mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ cũng gặp phải các triệu chứng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chỉ xảy ra với phụ nữ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây