1

Kỹ thuật tập vận động cho trẻ xơ hóa cơ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Xơ hóa cơ là tình trạng một phần hoặc toàn bộ các tế bào cơ bị xơ hóa ảnh hưởng đến chức năng vận động và thẩm mỹ.

Xơ hoá cơ là một quá trình diễn biến từ từ, mà trong đó quá trình xơ hoá làm cho các tế bào cơ chuyển biến thành tế bào xơ do các tác nhân cơ học, lý hoá như chấn thương gây đụng giập cơ, gây chảy máu tại chỗ, gây phù nề dẫn đến thiếu nuôi dưỡng tổ chức cơ, hoặc do các tác nhân hoá học làm thay đổi dinh dưỡng và chuyển hoá của tế bào cơ. Xơ hoá cơ thường kéo dài nhiều năm tháng, mang tính chất lan toả và hậu quả là các tế bào xơ thay thế tế bào cơ làm mất đi khả năng đàn hồi, gây co kéo và mất đi chức năng vận động của cơ.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Xơ hóa cơ tứ đầu đùi.
  •  Xơ hóa cơ Ức đòn chũm.
  •  Xơ hóa cơ Delta...

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Chấn thương hay chảy máu, viêm cơ da vùng cơ xơ hóa.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, cử nhân, kỹ thuật viên vật lý trị liệu đ được huấn luyện về kỹ thuật can thiệp bệnh nhi xơ hóa cơ.

2. Phương tiện

  • Giường bệnh, gối tròn, gối vuông, gối mềm, thuốc giảm đau, dụng cụ chỉnh hình.

3. Bệnh nhi

  •  Giải thích kỹ về các bước tiến hành kỹ thuật cho gia đình bệnh nhi.
  •  Trẻ ở tư thế phù hợp thuận lợi cho thực hiện kỹ thuật tập cho từng nhóm cơ xơ hóa.
  •  Kiểm tra trẻ.
  •  Xác định cơ xơ hóa, lượng giá chức năng vận động.
  •  Trẻ ở tư thế phù hợp. Ví dụ: xơ hóa cơ Ức đòn chũm - trẻ nằm nghiêng sang bên không có khối xơ để bộc lộ khối xơ, đầu trẻ thấp hơn vai...

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Kiểm tra hồ sơ bệnh án.
  •  Ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh lý và kết quả lượng giá vùng cơ xơ hóa.

V. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

- Bước 1: kéo gi n cơ xơ hóa.

- Bước 2: xoa bóp nhóm cơ đối kháng với cơ xơ hóa.

- Bước 3: tập vận động các khớp thụ động, hoặc có trợ giúp nhằm tăng tầm vận động khớp, cải thiện chức năng cơ xơ hóa.

  •  Chỉ thực hiện khi khối xơ không có nóng, đỏ, đau.
  •  Kéo giãn nhẹ nhàng, từ từ, không kéo giãn tối đa đột ngột.
  •  Không thực hiện kỹ thuật khi trẻ khóc, chống đối.

- Thời gian 10 - 30 phút tùy theo tuổi của trẻ.

VI. THEO DÕI

  •  Khám định kì theo hẹn của bác sĩ phục hồi chức năng để theo dõi và lượng giá chức năng vận động cơ xương khớp cho đến khi trẻ thực hiện được hết tầm vận động và khối xơ hóa biến mất.
  •  Trẻ điều trị tại nhà không tiến bộ cần điều trị tại bệnh viện.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  Tai biến: gây chấn thương vùng kéo giãn.
  •  Xử trí: dừng thủ thuật, kiểm tra mức độ chấn thương và giải quyết.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật đặt bóng đối xung động mạch chủ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tạo thuận vận động cho trẻ (lẫy, ngồi, bò, đứng, đi) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Đông lạnh trứng: những điều cần biết
Đông lạnh trứng: những điều cần biết

Phụ nữ trẻ tuổi có thể sử dụng phương pháp đông lạnh trứng để lưu trữ trứng phục vụ cho việc mang thai sau này

Hội chứng mang thai đồng cảm Covade (chồng ốm nghén theo vợ)
Hội chứng mang thai đồng cảm Covade (chồng ốm nghén theo vợ)

Một phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với sự thay đổi tâm trạng, thèm ăn, khó chịu, buôn nôn và một loạt các bệnh thai nghén khác. Nếu mọi thứ chưa đủ thì hãy tưởng tượng sẽ như nào nếu bạn đời của bạn cũng bắt đầu trải qua những triệu chứng tương tự như vậy?

Tác dụng bất ngờ từ tập luyện: Các hoạt động đốt cháy calo hàng ngày
Tác dụng bất ngờ từ tập luyện: Các hoạt động đốt cháy calo hàng ngày

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại thở hổn hển sau khi lau nhà không? Đó là bởi vì bạn đang đốt cháy khoảng 230 calo trong một giờ!

Những hoạt động nào nên tránh khi mang thai?
Những hoạt động nào nên tránh khi mang thai?

Câu hỏi: - Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi cần tránh những hoạt động nào trong khi đang mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  812 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  967 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  708 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1073 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  627 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây