1

Kỹ thuật kiểm soát cơ hàm mặt và hoạt động nhai, nuốt - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Khó khăn về ăn và nuốt xảy ra khi các cấu trúc cơ thể ở miệng – hầu bị dị tật, hoặc não bộ bị khiếm khuyết về thần kinh, hoặc cảm nhận của các giác quan đặc biệt là cảm giác của vùng miệng quá nhạy cảm hoặc giảm cảm nhận, hoặc có những vấn đề về hành vi, tâm lý liên quan đến bữa ăn như quá căng thẳng vì hậu quả của việc ép ăn hoặc thờ ơ, xao nh ng trong khi ăn.
  •  Kỹ thuật kiểm soát cơ hàm mặt và hoạt động nhai nuốt là thực hiện các bài tác động lên cơ hàm mặt, môi, vòm miệng, lưỡi và tư thế cơ thể để giúp cho quá trình nhai và nuốt thức ăn diễn ra dễ dàng và thuận lợi.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Trẻ có bất thường vùng môi miệng: khe hở môi, vòm miệng. Thiểu sản hàm dưới (Hội chứng Pierre Robin).....
  •  Trẻ có tổn thương n o: bại não, chậm phát triển tâm thần, di chứng viêm não, chấn thương sọ n o, đột quỵ.....
  •  Trẻ có rối loạn hành vi: tự kỷ và các rối loạn phát triển khác.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Trẻ đang hôn mê, lơ mơ.
  •  Trẻ đang đặt nội khí quản.
  •  Viêm đường hô hấp trên, dưới.
  •  Xuất tiết nhiều đờm dãi.
  •  Co giật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

2. Phương tiện - dụng cụ

  •  Khăn bông (dùng để choàng trên người).
  •  Thức ăn: cơm, bánh mỳ, bánh quy cứng...

3. Người bệnh

  •  Kiểm tra tiền sử, khám lâm sàng phát hiện các tổn thương thực thể, giải thích cách thức tiến hành kỹ thuật.
  •  Đảm bảo sức khỏe trong quá trình thực hiện kỹ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bước 1: đối chiếu tên người bệnh và chỉ định can thiệp.

- Bước 2: thực hiện kỹ thuật:

- Tổng thời gian trung bình cho một lần tập là 20 - 30 phút.

  •  Tư thế: người bệnh ngồi ở tư thế đầu cao 30 - 90o, gối kê sau đầu, choàng khăn ăn trước ngực, duy trì tư thế ăn thoải mái.
  •  Cho người bệnh nhìn thức ăn sẽ cho ăn. Và nói về món ăn đó để kích thích sự thèm ăn, giúp xuất tiết dịch tiêu hóa.
  •  Làm mẫu động tác nhai.
  •  Đặt thức ăn vào vị trí răng hàm và yêu cầu nhai.
  •  Trợ giúp người bệnh bằng tay (giúp hàm dưới di chuyển). Yêu cầu người bệnh dùng lưỡi đẩy thức ăn sang hai bên hàm.
  •  Cho nhai bằng các miếng nhỏ.
  •  Có thể không cần phải nuốt thức ăn vừa nhai.
  •  Động viên người bệnh khi làm đúng động tác.

- Chú ý:

  •  Nên cho ăn thong thả không hối hả, thức ăn có kích thước vừa đủ để nhai.
  •  Với người bệnh bị tai biến mạch máu não, thức ăn được đưa vào bên miệng không bị liệt.
  •  Thức ăn phải đưa vào đúng vị trí răng hàm, để nhai và nuốt hết thức ăn trong khoang miệng mới bón thìa thức ăn tiếp theo.
  •  Hết bữa ăn, vệ sinh răng miệng.
  •  Hướng dẫn người nhà cách làm và ghi hồ sơ.

* Kỹ thuật điều trị cho một số bệnh cụ thể

a. Khe hở vòm miệng, Hội chứng Pierre Robin:

  •  Tư thế chức năng khi ăn: ẵm trẻ đầu cao hơi gập, hai tay ra phía trước, phần thân được ổn định.
  •  Hỗ trợ trẻ mút bú bằng bình bú đặc biệt, ăn bằng muỗng.
  •  Cho trẻ ợ hơi.
  •  Đảm bảo đủ lượng sữa trong ngày cho trẻ (150ml/kg cân nặng/ngày).
  •  Huấn luyện cha mẹ.

b. Bại não

  •  Tư thế đúng khi ăn: đầu hơi gập, hai tay trước mặt, ngồi bàn chân được nâng đỡ.
  •  Hỗ trợ khớp hàm và vận động cho môi, má, lưỡi.
  •  Sử dụng kỹ thuật “Điều khiển hàm” tập với mẫu ăn đúng: muỗng chạm môi trên - chờ đợi để lưỡi lấy thức ăn vào miệng - môi ngậm và hàm đóng để thực hiện họat động nhai. Thức ăn phù hợp: sệt, đặc, lợn cợn, cứng.
  •  Huấn luyện cha mẹ.

c. Rối loạn phổ tự kỷ và khó khăn về ăn uống do hành vi

  •  Tổ chức “bữa ăn vui vẻ” cảm nhận dễ chịu, thoải mái với bữa ăn.
  •  Bình thường hóa cảm nhận của các giác quan: đặc biệt giác quan sờ chạm.
  •  Ăn những thức ăn trẻ thích, làm quen từ từ các thức ăn mới.
  •  Huấn luyện cha mẹ.

* Tiêu chuẩn thành công

  •  Người bệnh tự nhai được.
  •  Gia đình tự làm được.

VI. THEO DÕI

  •  Ho, sặc, thức ăn có trào lên mũi không. Lượng thức ăn trong miệng của trẻ đ được nuốt hết chưa.
  •  Tím tái, khó thở, đo nồng độ ô xy trong máu trong quá trình tập luyện (SpO2).
  •  Ăn xong cho người bệnh nghỉ 30 phút ở tư thế ngồi, rồi mới giúp nằm xuống, để phòng ngừa thức ăn chảy ngược lên cổ họng.
  •  Trong thời gian tập luyện, vẫn phải để lại ống thông mũi dạ dày hoặc bằng phương thức khác, để bổ sung đầy đủ lượng nước và dinh dưỡng.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  Khi người bệnh ho, phải tạm dừng đút thức ăn, nghỉ ngơi tối thiểu là 30 phút, rồi cho tập nhai lại, nếu người bệnh cứ ho mãi thì phải hoãn lại thời gian dài mới có thể cho tập lại.
  • Khi bị mắc nghẹn, bị sặc, phải tiến hành thủ thuật cấp cứu giúp trẻ tống hết thức ăn ra khỏi miệng: lấy tay moi móc thức ăn ra khỏi miệng, vỗ lưng, đứng phía sau lưng của người bệnh, hai tay ôm ghì bụng của người bệnh, ấn nhanh và mạnh theo hướng trong, hích mạnh và chếch lên cao, để thức ăn được tống ra khỏi miệng, có thể sử dụng ống hút đờm nhớt hút thức ăn ra.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật kiểm soát tư thế và vận động cho người bệnh Parkinson - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kiểm soát tư thế (ngồi, bò, đứng, đi) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đặt võng nâng cổ bàng quang (Sling) trong tiểu không kiểm soát  khi gắng sức - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kiểm soát tư thế hội chứng sợ sau ngã - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Cách kiểm soát 7 tác nhân kích hoạt bàng quang tăng hoạt
Cách kiểm soát 7 tác nhân kích hoạt bàng quang tăng hoạt

Nhiều tác nhân có thể kích hoạt các triệu chứng bàng quang tăng hoạt, gồm có chế độ ăn uống, táo bón, hút thuốc lá, rượu bia và một số loại thuốc.

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...

Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai
Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  719 lượt xem

- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  962 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1165 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  920 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  842 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây