1

Kỹ thuật kiểm soát tư thế hội chứng sợ sau ngã - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Hội chứng sợ sau ngã là một trong những biến chứng sau ngã ở người cao tuổi, hội chứng này còn có tên gọi khác như hội chứng thoái triển tâm thần vận động dẫn đếnrối loạn tư thế tĩnh và động với các biểu hiện trạng thái cứng đờ ở tư thế ngồi, đổ ra sau. Ở tư thế đứng, người bệnh không thể điều chỉnh được tư thế đứng, khi cho người bệnh đứng dậy, toàn thân cứng đờ (tăng trương lực cơ chống đối) khi đứng dậy và rất sợ ngã. Nếu không được can thiệp phục hồi chức năng kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nằm liệt giường.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh bị hội chứng sợ sau ngã, hiểu và phối hợp được nhân viên y tế.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Các bệnh lý nội/ngoại khoa chưa kiểm soát được, chấn thương còn trong giai đoạn bất động.
  •  Không phối hợp hoặc không hợp tác.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng thực hiện.

2. Phương tiện

  •  Dụng cụ: giường tập cao 50 - 60 cm.
  •  Ghế ngồi có tay vịn, có tựa, chiều cao ghế 50 - 60 cm.
  •  Gương: để người bệnh quan sát và tự điều chỉnh tư thế.

3. Người bệnh

  •  Người bệnh được tư vấn tâm lý tốt: đảm bảo an toàn, không gây đau, không gây ngã, tập theo khả năng của người bệnh.
  •  Người bệnh được giải thích giải thích mục đích tập.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bước 1: kỹ thuật tập lăn trở tại giường

  • Nằm ngửa, nghiêng bên phải, nghiêng bên trái, kỹ thuật làm cầu.

- Bước 2: kỹ thuật thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi (tại giường, xe lăn, ghế).

- Bước 3: kỹ thuật tập thăng bằng tĩnh ở tư thế ngồi

  •  Đẩy ra trước, sau và 2 bên
  •  Với tay ra xa thân bên phải và trái.
  •  Xoay thân sang 2 bên và ngả thân ra trước, cúi.

- Bước 4: kỹ thuật tập thăng bằng đứng tĩnh

+ Khi tâm lý người bệnh cải thiện, tự tin vào bản thân vào kỹ thuật viên tập bắt đầu tập đứng dậy từ tư thế ngồi.

+ Tập đứng với bàn nghiêng, tập đứng với dụng cụ hỗ trợ tập đứng.

+ Tập đứng thăng bằng tĩnh:

  •  Với chân đế rộng, dần thu hẹp chân đế.
  •  Đẩy trước sau và 2 bên.
  •  Tập với tay ra xa thân 2 bên.
  •  Tập xoay thân sang 2 bên.
  •  Tập ngả thân ra trước.

- Bước 5: tập thăng bằng động

+ Khi người bệnh tiến bộ về thăng bằng tĩnh chuyển sang giai đoạn tập thăng bằng động.

  •  Thay đổi chịu trọng lực từng chân trên từng chân.
  •  Bước tại chỗ: tiến và lùi.
  •  Xoay 180o, xoay 360o
  •  Tập bắt bóng/ném bóng.

+ Lưu ý khi tập: khi người bệnh tự tin và tự thực hiện được bài tập của bước trướcthì lúc đó mới chuyển bước tập tiếp theo, luôn đảm bảo an toàn cho  người bệnh khi tập xen kẽ với tâm lý trị liệu, khuyến khích và động viên người bệnh.

- Thời gian tập: tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh có thể tập từ 15 - 30 phút/buổi tập.

VI. THEO DÕI

  •  Theo dõi về tâm lý, niềm tin của người bệnh đối với bác sĩ và với bản thân, mức độ sợ.
  •  Đánh giá tiến bộ về kiểm soát tư thế từ nằm ngồi, đứng và đi.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Mệt mỏi khi tập: giảm cường độ tập, tập từ từ với cường độ tăng dần.
  •  Sợ và cơn hoảng sợ: tâm lý liệu pháp.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật kiểm soát tư thế (ngồi, bò, đứng, đi) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đặt võng nâng cổ bàng quang (Sling) trong tiểu không kiểm soát  khi gắng sức - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kiểm soát tư thế và vận động cho người bệnh Parkinson - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kiểm soát cơ hàm mặt và hoạt động nhai, nuốt - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật giải phóng dây giữa trong hội chứng ống cổ tay - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
8 lời khuyên kiểm soát triệu chứng mãn kinh khi mắc tiểu đường tuýp 2
8 lời khuyên kiểm soát triệu chứng mãn kinh khi mắc tiểu đường tuýp 2

Nếu bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì thường sẽ gặp phải nhiều vấn đề hơn khi bắt đầu bước vào tuổi mãn kinh nhưng có nhiều biện pháp để kiểm soát các triệu chứng.

Kiểm soát triệu chứng tiền mãn kinh bằng cách nào?
Kiểm soát triệu chứng tiền mãn kinh bằng cách nào?

Trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể thay đổi thất thường. Sự dao động hormone này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cả về thể chất và tinh thần.

Kiểm soát triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Kiểm soát triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Khi đã lan sang các cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì không thể chữa khỏi ung thư được nữa. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp để giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  602 lượt xem

- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nhờ xem hộ kết quả xét nghiệm tầm soát hội chứng DOWN
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  327 lượt xem

Làm xét nghiệm tầm soát hội chứng DOWN ở Bv tỉnh, bs nói tạm ổn, duy chỉ có một tiêu chí dễ dẫn đến nguy cơ.... Vậy nên, em xin gửi lại kết quả vừa xét nghiệm và nhờ các chuyên gia tư vấn giúp - Kết quả như sau: * Tuổi: 36 * Cân nặng: 44.7kg * Tuổi thai: 12 tuần 5 ngày * NT = 1.4mm (MOM=0.83) * CRL = 66mm * FB HCG= 105ng/ml, MOM= 2.60 * PAPP-A= 3.38 mlU/ml, MOM=0.65 * Nguy cơ hội chứng DOWN (FB-PAPP-NT-Tuổi): 1:277 thấp hơn giá trị cut off (1:250) * Nguy cơ hội chứng Down (FB-PAPP-tuổi) >1:50 Nguy cơ cao (>= 1:250) * Nguy cơ hội chứng Down (Theo tuổi mẹ 36, tuổi thai: 12 tuần 5 ngày) 1:202 * Nguy cơ hội chứng Edward (T13/18) - Theo xét nghiệm (FB-PAPP), tuổi và siêu âm NT: <1:10.000 thấp hơn giá trị cut of (1:250), nghĩa là thai có nguy cơ bị hội chứng Edward thấp.

Đang mắc chứng trầm cảm liệu có mang thai được không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  832 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang mắc chứng trầm cảm. Liệu tôi có mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  785 lượt xem

-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  810 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây