Kỹ thuật kiểm soát tư thế (ngồi, bò, đứng, đi) - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Kiểm soát tư thế là một kỹ thuật tập luyện phục hồi chức năng giúp trẻ có khả năng thăng bằng tốt ở các mốc phát triển vận động của trẻ. Kỹ thuật kiểm soát tư thế nằm trong nội dung các bài tập vận động trị liệu.
- Nguyên tắc: vận động trị liệu theo các mốc phát triển về vận động thô của trẻ từ:
- Kiểm soát đầu cổ → Lẫy → Ngồi → Quỳ → Bò → Đứng → Đi → Chạy.
- Phải hoàn thành mốc vận động trước rồi chuyển sang mốc vận động sau.
- Chỉ tạo thuận vận động cho trẻ chứ không làm hộ trẻ. Khi trẻ làm tốt hơn thì phải giảm dần sự hỗ trợ.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ chậm phát triển vận động.
- Trẻ chậm phát triển tâm thần vận động.
- Trẻ bại não.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng, cử nhân hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2. Phương tiện
- Dụng cụ hỗ trợ tập (bóng tập, gối tròn, bàn tập đứng, thanh song song...).
3. Bệnh nhi
- Trẻ không đang giai đoạn ốm sốt.
- Tư thế trẻ tùy thuộc vào từng kỹ thuật cụ thể dưới đây.
4. Hồ sơ bệnh án
- Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế.
- Kiểm tra tên trẻ với phiếu chỉ định.
- Ghi nhận xét trước tập.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Bước 1
- Người thực hiện trực tiếp tiến hành đánh giá trẻ và lựa chọn kỹ thuật kiểm soát tư thế theo mốc phát triển mà trẻ đang đạt được.
2. Bước 2
Tiến hành các kỹ thuật tập kiểm soát tư thế trên trẻ.
2.1. Kỹ thuật kiểm soát tư thế ngồi: thời gian 20 - 30 phút
- Thăng bằng ở tư thế ngồi trên sàn hoặc trên ghế.
- Chỉ định: trẻ chưa giữ thăng bằng khi ngồi.
- Kỹ thuật: đặt trẻ ngồi trên sàn (trên đùi), dùng hai tay cố định hai đùi trẻ. Đẩy nhẹ người trẻ sang bên, ra trước sau. Để trẻ tự điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng ngồi.
- Kết quả mong muốn: trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.
- Thăng bằng ở tư thế ngồi trên người.
- Chỉ định: trẻ chưa giữ thăng bằng khi ngồi.
- Kỹ thuật: đặt trẻ ngồi dạng hai chân trên bụng, lưng tựa vào đùi người tập. Nắm hai tay trẻ, di chuyển chân sang từng bên trong lúc hai tay trẻ vẫn duỗi thẳng, để trẻ tự điều chỉnh và giữ thăng bằng đầu, cổ, thân mình.
- Kết quả mong muốn: trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.
- Tập ngồi xổm.
- Chỉ định: trẻ chưa tự ngồi xổm.
- Kỹ thuật: đặt trẻ ngồi xổm. Người tập quỳ phía sau trẻ dùng hai tay cố định hai gối trẻ, dồn trọng lượng của trẻ lên hai bàn chân. Khuyến khích trẻ chơi ở tư thế ngồi xổm.
- Kết quả mong muốn: trẻ có khả năng giữ thăng bằng thân mình ở tư thế ngồi xổm trong vài phút.
2.2. Kỹ thuật kiểm soát tư thế bò: thời gian 20 - 30 phút
* Thăng bằng có trợ giúp ở tư thế quỳ trên hai gối
- Chỉ định: trẻ chưa biết quỳ trên hai gối.
- Kỹ thuật: đặt trẻ quỳ trên hai gối, người tập quỳ phía sau trẻ và dùng hai tay giữ hai bên hông trẻ, đẩy nhẹ người trẻ ra phía trước và sau. Để trẻ lấy lại thăng bằng.
- Kết quả mong muốn: trẻ có thể giữ thăng bằng thân mình khi quỳ hai điểm.
* Tạo thuận thay đổi trọng lượng ở tư thế quỳ trên hai điểm
- Chỉ định: trẻ chưa biết giữ thăng bằng ở tư thế quỳ trên hai điểm.
- Kỹ thuật: đặt trẻ quỳ trên hai gối trước một cái bàn ngang, người tập quỳ phía sau trẻ và dùng hai tay giữ hai bên hông trẻ, nhẹ nhàng đẩy hông trẻ sang bên sao chotrọng lượng của trẻ dồn từ bên này sang bên kia, cho phép trẻ gập háng.
- Kết quả mong muốn: trẻ có khả năng chuyển và dồn trọng lượng từ bên này sang bên kia ở tư thế quỳ hai điểm mà không mất thăng bằng.
* Thăng bằng ở tư thế quỳ một chân
- Chỉ định: trẻ chưa biết giữ thăng bằng ở tư thế quỳ một chân.
- Kỹ thuật: đặt trẻ quỳ trên một gối người đổ nhẹ ra sau và sang trái để giữ cho chân phải đưa ra trước, khuyến khích trẻ với tay ra phía trước. Kỹ thuật viên quỳ phía sau trẻ và dùng hai tay giữ nhẹ hai bên hông trẻ để trẻ cố định khi cần giữ thăng bằng.
- Kết quả mong muốn: trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế quỳ một chân trong lúc chơi.
* Tạo thuận quỳ bốn điểm
- Chỉ định: trẻ chưa biết bò.
- Kỹ thuật: đặt trẻ quỳ trên hai tay và hai gối. Dùng hai tay giữ thân mình trẻ hoặc dùng một gối tròn hỗ trợ nâng thân trẻ khi trẻ quỳ. Bảo trẻ nhặt đồ chơi bằng từng tay bỏ vào rổ.
- Kết quả mong muốn: trẻ có thể quỳ bốn điểm khi có hỗ trợ.
* Tạo thuận bò trên đùi
- Chỉ định: trẻ chưa biết bò.
- Kỹ thuật: đặt trẻ quỳ trên đùi người tập, chân dưới gập, chân trên duỗi thẳng. Dùng một tay cố định trên mông trẻ, tay kia giữ bàn chân trẻ. Đẩy nhẹ vào gót chân trẻ về phía trước và hỗ trợ nâng thân trẻ bằng đùi ta khi trẻ bò.
- Kết quả mong muốn: trẻ có thể giữ thẳng chân trên, thân mình thẳng.
2.3. Kỹ thuật kiểm soát tư thế đứng: thời gian 20 - 30 phút
* Tập thăng bằng đứng trên bàn thăng bằng
- Chỉ định: trẻ có thăng bằng đứng kém.
- Kỹ thuật: đặt trẻ đứng trên bàn thăng bằng với hai chân để rộng hơn vai. Nghiêng nhẹ bàn thăng bằng và đợi trẻ lấy thăng bằng khi bàn nghiêng di chuyển. Người tập trợ giúp hai bên hông khi cần.
- Kết quả mong muốn: trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng khi bàn nghiêng di chuyển.
* Tạo thuận dồn trọng lượng lên từng chân
- Chỉ định: trẻ thăng bằng đứng chưa tốt
- Kỹ thuật: đặt trẻ đứng bám vào tường với hai chân để rộng hơn vai. Yêu cầu trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia. Người tập trợ giúp hai bên hông khi cần. Lặp lại với chân kia bằng cách đổi bên đứng bám.
- Kết quả mong muốn: trẻ có khả năng dồn trọng lượng lên chân sát tường.
2.4. Kỹ thuật kiểm soát tư thế đi: Thời gian 20 - 30 phút
* Tập đi với thanh song song
- Chỉ định: trẻ chưa tự đi.
- Kỹ thuật: đặt trẻ đứng bám vào hai thanh song song với hai chân đế rộng hơn vai. Yêu cầu trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi. Ta trợ giúp hai bên hông khi cần.
- Kết quả mong muốn: trẻ có khả năng dồn trọng lượng lên từng chân khi bước đi.
* Tập đi với khung đi
- Chỉ định: trẻ chưa tự đi.
- Kỹ thuật: đặt trẻ đứng bám vào hai tay cầm của khung đi với hai chân để rộng hơn vái. Yêu cầu trẻ co chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi. Người tập trợ giúp hai bên hông khi cần.
- Kết quả mong muốn: trẻ có khả năng dồn trọng lượng lên từng chân khi bước đi.
3. Lưu ý trong quá trình tập
- Môi trường tập: phòng tập cần phải đủ rộng để trẻ tự do di chuyển, bề mặt phòng cần nhẵn, phẳng, có ma sát, tạo môi trường thoải mái cho trẻ, có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.
- Tình trạng của trẻ: tạo cho trẻ hợp tác một cách tối đa, tránh tình trạng trẻ quấy khóc.
VI. THEO DÕI
- Sự hợp tác và sự an toàn của trẻ trong quá trình tập.
- Theo dõi đau và phản ứng quấy khóc, nôn trớ của trẻ.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Nếu trẻ đau và chống đối nhiều thì ngừng tập, chụp X quang nếu nghi ngờ gẫy xương.
- Nếu có gẫy xương thì gửi khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.
Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.
Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...
Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).
Mặc dù bạn có thể băn khoăn, hi vọng trầm cảm trong thai kỳ rất dễ có thể điều trị được. Nói ra để nhận được sự trợ giúp có thể khá khó khăn, nhưng đó chính là bước đầu tiên để có thể khỏi bệnh. Dưới đây là những điều bạn cần biết.
- 1 trả lời
- 680 lượt xem
- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 910 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 2143 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1399 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 842 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!