1

Kỹ thuật kiểm soát tư thế và vận động cho người bệnh Parkinson - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Rối loạn tư thế là triệu chứng thường gặp ở người bệnh Parkinson, đặc biệt là tư thế gập/ngả người ra trước, hậu quả của rối loạn tư thế ở người bệnh Parkison gây hạn chế tầm nhìn, khó khăn khi ăn, nói, giảm khả năng đi lại và tăng nguy cơ ng . Các kỹ thuật kiểm soát tư thế là cần thiết đối với người bệnh Parkinson để cải thiện chức năng sinh hoạt cũng như nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh Parkinson giai đoạn I đến IV (theo Hoehn & Yahr Scale).
  •  Người bệnh hiểu và hợp tác được.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh Parkinson đang mắc các bệnh lý nội khoa cấp tính chưa kiểm soát được.
  •  Bệnh Parkinson giai đoạn V.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kỹ thuật viên phục hồi chức năng, bác sĩ phục hồi chức năng.

2. Người bệnh

  • Giải thích cho người bệnh mục đích của bài tập.

3. Phương tiện

  • Giường tập, ghế tựa (phần tựa thấp ngang đỉnh xương bả vai), thảm, gối mỏng mật độ chắc.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kỹ thuật kéo cằm ra sau

- Mục đích bài tập: kỹ thuật này chống lại tư thế đầu cúi gập ra phía trước ở người bệnh Parkinson.

- Bước 1:

  • Kỹ thuật viên làm bài tập mẫu tư thế ngồi và tư thế nằm sau đó đưa người bệnh vào ghế /giường tập.

- Bước 2:

Thực hiện bài tập:

  •  Tư thế nằm: nằm ngửa trên giường đệm không lún, kê gối ở vị trí xương chẩm, không đặt gối ở cột sống cổ.
  •  Yêu cầu người bệnh kéo đầu ra phía sau sao cho tạo ra 2 cằm, lúc này có cảm giác đầu ép xuống gối (thể hiện qua độ lún gối), người bệnh có thể tự hướng dẫn cử động bằng cách đặt 2 ngón tay ở trước cằm, giữ ở tư thế 2 giây sau đó thư gi n. Lặp lại 8 - 15 lần/chuỗi tập, mỗi buổi tập 4 - 5 chuỗi.
  •  Tư thế ngồi: tốt nhất là ngồi trước gương, ngồi ghế có tựa phần lưng. Người bệnh cũng làm thực hiện các động tác như tạo ra 2 cằm bằng cách kéo đầu ra phía sau.

2. Kỹ thuật kéo xương bả vai

- Mục đích: nhằm giảm độ cong/gù vùng bả vai.

- Bước 1:

  • Kỹ thuật viên làm bài tập mẫu sau đó hướng dẫn tư thế đúng khi tập.

- Bước 2:

Thực hiện bài tập.

  • Người bệnh ngồi thẳng lưng nhất có thể, khuỷu tay gập 90o, cánh tay áp sát thân, kéo 2 khuỷu về phía sau thân lúc này 2 xương bả vai kéo gần sát cột sống, cố gắng kéo cho vai càng phẳng càng tốt, giữ ở tư thế này 2 - 5 giây sau đó thư giãn. Lặp lại động tác từ 8 - 15 lần/chuỗi, mỗi buổi tập 4 - 5 chuỗi tập, xen kẽ với các kỹ thuật khác.

3. Kỹ thuật ưỡn ngực

- Mục đích: nhằm giảm độ gù vùng lưng cao.

- Bước 1

  • Kỹ thuật viên hướng dẫn tư thế đúng khi tập và thực hiện bài tập mẫu trước, sau đó sẽ hướng dẫn người bệnh tập cụ thể.

- Bước 2 :

Thực hiện bài tập

  •  Người bệnh ngồi dựa lưng trên ghế có phần tựa thấp dưới đỉnh của xương bả vai, 2 tay người bệnh cài vào nhau về đặt phía sau đầu.
  •  Ưỡn ngực ra trước đồng thời mở rộng khuỷu ra sau và ra 2 bên, mặt của người bệnh hướng lên trần nhà, giữ 3 - 5 giây sau đó thư giãn.
  •  Lặp lại động tác từ 8 - 15 lần/ 1chuỗi tập sau đó chuyển sang bài tập khác, rồi lặp lại 3 - 4 chuỗi tập như trên.

1. Chú ý luôn thở đều trong khi tập, tránh nín thở trong khi tập.

2. Tăng dần số lần tập và chuỗi tập để tránh mệt và mỏi cơ.

- Thời gian tập 1 buổi từ 15 - 20 phút tùy theo tình trạng người bệnh.

VI. THEO DÕI

  •  Tiến bộ về kiểm soát tư thế của người bệnh.
  •  Có thể xuất hiện mỏi cơ sau tập.

VII. TAI BIẾN VA XỬ TRÍ

  • Xử trí đau mỏi cơ: thư giãn, nghỉ ngơi, có thể xem xét giảm cường độ tập (chuỗi tập và số lần tập).
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị bệnh còn ống động mạch ở trẻ lớn và người lớn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kiểm soát cơ hàm mặt và hoạt động nhai, nuốt - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đặt điện cực sâu điều trị bệnh Parkinson - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đặt võng nâng cổ bàng quang (Sling) trong tiểu không kiểm soát  khi gắng sức - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Kiểm soát bệnh lupus khi mang thai
Kiểm soát bệnh lupus khi mang thai

Hãy xác định là phụ nữ bị lupus ban đỏ hệ thống sẽ cần thăm khám với bác sĩ thường xuyên hơn trong thai kỳ.

Kiểm soát bệnh chàm bằng cách giữ ẩm
Kiểm soát bệnh chàm bằng cách giữ ẩm

Giữ độ ẩm cho làn da của bạn là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp kiểm soát bệnh chàm da của bạn

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus
Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng phác đồ insulin basal-bolus

Phác đồ basal-bolus sử dụng insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách hiệu quả. Phác đồ này cho phép người bệnh có lối sống linh hoạt hơn.

5 thay đổi nhỏ về thói quen sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2
5 thay đổi nhỏ về thói quen sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2

Khi mắc bệnh tiểu đường type 2, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng. Thay đổi thói quen sống không phải điều đơn giản nhưng có thể điều chỉnh từng thói quen một. Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  602 lượt xem

- Bác sĩ có thể cho tôi biết cách để kiểm soát hen suyễn và dị ứng khi đang mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  818 lượt xem

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

Trẻ bú trực tiếp sữa của người khác thì có bị lây bệnh truyền nhiễm của người đó không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?

Ngoài tích cực cho bé bú mẹ, giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế đến nơi đông người thì cần làm gì để trẻ 3 tháng tăng sức đề kháng?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  511 lượt xem

Bé trai nhà em sinh thường nặng 3,5kg. Hiện bé đã được 3 tháng, mọi thứ đều bình thường. Tuy nhiên, vì em ít sữa nên em buộc phải cho bé bú mẹ kèm thêm sữa ngoài là Nan supreme. Em vẫn ưu tiên cho bé bú mẹ là chính để bé có sức đề kháng từ sữa mẹ. Em nghe nói trẻ khi được 3 - 6 tháng tuổi là sức đề kháng cũng yếu dần, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài việc hạn chế cho bé đến nơi đông người, vệ sinh sạch sẽ bé và không gian sinh sống, tích cực cho bé bú nhiều sữa mẹ thì em cần làm gì để tăng sức đề kháng cho bé, hạn chế bệnh dịch ạ?

Yêu người đồng tính, muốn thụ tinh nhân tạo khi mới 24 tuổi?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  391 lượt xem

Em và người yêu em là đồng tính nữ. Bọn em muốn sinh con theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hai bên gia đình đã thống nhất: Em (24 tuổi) sẽ mang bầu và người cho tinh trùng là em trai ruột (26 tuổi) của người yêu em. Cả hai đều có sức khoẻ tốt. Nhờ bs tư vấn biện pháp để giúp em thụ thai, quá trình làm, cũng như chi phí để bọn em sắp xếp. Cảm ơn bs ạ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây