Không dung nạp trứng là gì?
Không dung nạp trứng là gì?
Không dung nạp trứng là một dạng phản ứng bất lợi, không đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi ăn trứng. Hiểu một cách đơn giản, không dung nạp trứng có nghĩa là cơ thể nhạy cảm với các chất trong trứng hơn bình thường và không tiêu hóa được trứng.
Một người có thể không dung nạp được lòng trắng trứng, lòng đỏ trứng hoặc cả hai. Tình trạng không dung nạp này thường dẫn đến rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như đầy bụng hoặc tiêu chảy.
Chứng không dung nạp có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể lứa tuổi và kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí suốt đời.
Nên đi khám bác sĩ nếu gặp phải các biểu hiện bất thường khi ăn trứng để kiểm tra xem là do dị ứng hay không dung nạp và có biện pháp khắc phục.
Không dung nạp trứng và dị ứng trứng
Không dung nạp trứng xảy ra do cơ thể phản ứng bất lợi với loại thực phẩm này. Một người có thể chỉ không dung nạp một loại thực phẩm hoặc nhiều loại thực phẩm hoặc thành phần khác nhau. Các dạng không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất là không dung nạp gluten, không dung nạp sữa (lactose) và không dung nạp đậu nành.
Không dung nạp trứng khác với dị ứng trứng. Nguyên nhân gây dị ứng là do phản ứng của hệ miễn dịch với protein trong trứng.
Ở những người bị dị ứng trứng, hệ miễn dịch “nhận nhầm” protein trong trứng là tác nhân gây hại và tấn công. Điều này gây ra các triệu chứng như nổi mề đay, ngứa ngáy và sưng phù, đặc biệt là ở mặt và cổ họng, ngay sau khi ăn trứng.
Dị ứng trứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ - một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể gây ngừng thở, mất ý thức và đe dọa đến tính mạng.
Không dung nạp trứng không gây ra các triệu chứng dị ứng hay sốc phản vệ nhưng bạn vẫn có thể biết mình có bị nhạy cảm với trứng hay không dựa trên các dấu hiệu gặp phải sau khi ăn.
Triệu chứng không dung nạp trứng
Các dấu hiệu, triệu chứng không dung nạp trứng chủ yếu có liên quan đến hệ tiêu hóa. Những người không dung nạp trứng thường gặp các triệu chứng dưới đây khi ăn trứng:
- Đầy hơi, chướng bụng
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
Không dung nạp trứng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây đau đầu, mệt mỏi, tập trung kém. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm đa phần xảy ra ngay lập tức, trong khi không dung nạp có thể xảy ra trong vòng vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau.
Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa tự nhận biết được các triệu chứng nhạy cảm với thực phẩm nên bố mẹ cần chú ý nếu con có các biểu hiện bất thường như thay đổi thói quen đi ngoài, con kêu đau bụng hoặc nôn ói sau khi ăn trứng.
Chẩn đoán không dung nạp trứng
Dị ứng dễ chẩn đoán hơn chứng không dung nạp vì có nhiều phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện dị dứng, chẳng hạn như xét nghiệm máu và test lẩy da.
Nhạy cảm với thực phẩm có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu để tìm kháng thể, nhưng phương pháp này hiện vẫn đang gây tranh cãi.
Tại một số nước, mọi người cơ thể mua bộ kit xét nghiệm DNA để phát hiện tình trạng nhạy cảm với thực phẩm, nhưng những bộ kit này thường cho kết quả không chính xác.
Một cách chính xác mà đơn giản hơn để phát hiện chứng không không nạp là theo dõi các triệu chứng sau khi ăn trứng và ghi lại vào điện thoại hoặc một cuốn sổ. Cần ghi chi tiết thời gian xuất hiện triệu chứng vì các triệu chứng không dung nạp thực phẩm không phải lúc nào cũng xảy ra ngay lập tức.
Ngoài ra cũng cần ghi rõ các triệu chứng kéo dài bao lâu. Khi đi khám hãy mang theo những ghi chép này để bác sĩ có thể chẩn đoán vẫn đề dễ dàng hơn.
Điều trị không dung nạp trứng
Cách điều trị chứng không dung nạp trứng hiệu quả nhất là không ăn trứng và các món có thành phần trứng.
Bác sĩ có thể sẽ đề nghị thực hiện chế độ ăn uống loại trừ, trong đó bạn sẽ phải kiêng trứng trong thời gian lên đến 6 tuần liên tiếp. Sau đó, bạn có thể dần dần ăn trứng trở lại và theo dõi phản ứng của cơ thể.
Ngoài trứng nguyên quả (hoặc lòng trắng trứng), những người bị không dung nạp trứng cũng cần tránh các sản phẩm chứa thành phần trứng, chẳng hạn như bánh ngọt hay sốt mayonnaise. Khi đi ăn ngoài, hãy hỏi nhân viên phục vụ xem món ăn có trứng hay không để tránh gặp phải các phản ứng bất lợi sau bữa ăn.
Trẻ nhỏ cũng có thể bị không dung nạp trứng nhưng đa số đều tự khỏi trước năm 16 tuổi.
Vấn đề phát sinh do không dung nạp trứng
Không dung nạp trứng không phải là dị ứng trứng và cũng không có nghĩa là sau này sẽ bị dị ứng với trứng.
Tuy nhiên, những người không dung nạp trứng phải kiêng trứng để tránh gặp phải các triệu chứng khó chịu sau khi ăn và điều này có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng có trong trứng như:
- Choline
- Lutein
- Axit béo omega-3 (thường có trong trứng gà omega-3 và trứng gà chăn thả tự do)
- Protein
- Selen
- Vitamin D
Nên tăng cường ăn các loại thực phẩm khác có chứa những chất dinh dưỡng này để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt.
Dị ứng trứng nguy hiểm hơn nhiều. Đó là lý do tại sao cần phải xác định rõ bản thân bị dị ứng hay không dung nạp. Ở những người bị dị ứng trứng, việc ăn trứng hay các sản phẩm có chứa trứng, dù chỉ một lượng nhỏ, có thể đe dọa đến tính mạng.
Có thể nhận biết hai vấn đề này dựa trên các dấu hiệu, triệu chứng. Dị ứng trứng cũng có thể gây đau bụng, tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa khác nhưng phản ứng dị ứng có một số triệu chứng khác với không dung nạp, chẳng hạn như nổi mề đay, sưng phù, khó thở và tụt huyết áp.
Tóm tắt bài viết
Không dung nạp trứng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khi ăn trứng. Cách tốt nhất để tránh gặp phải các triệu chứng này là kiêng trứng. Phản ứng không dung nạp có thể giảm dần theo thời gian nhưng cũng có thể kéo dài suốt đời. Không dung nạp trứng không phải vấn đề nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Mặt khác, dị ứng trứng có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Cần đưa trẻ đi khám nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm và khi có các dấu hiệu sốc phản vệ thì phải đến ngay bệnh viện để can thiệp kịp thời.
Nhiều người có thói quen uống một ly cà phê sau bữa sáng để khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng hoặc uống vào đầu giờ chiều để lấy lại sự tỉnh táo, giảm buồn ngủ nhưng có ý kiến lo ngại uống nhiều cà phê sẽ có hại cho làn da, ví dụ như gây nổi mụn trứng cá.
Vitamin A có tác dụng trị mụn trứng cá nhưng còn tùy thuộc vào nguồn gốc và dạng vitamin A được sử dụng. Ăn thực phẩm giàu vitamin A giúp cải thiện làn da từ bên trong còn các sản phẩm bôi da chứa vitamin A sẽ tác động trực tiếp vào mụn trứng cá.
Uống bổ sung hoặc tiêm vitamin B12 khi không cần thiết hoặc sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng nạp vào lượng vitamin vượt quá nhu cầu của cơ thể và có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn.
Vitamin B5 là một loại vitamin quan trọng với nhiều chức năng, lợi ích như tham gia chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, vitamin B5 còn có tác dụng trị mụn trứng cá.
Kẹo dẻo bổ sung vitamin là một dạng thực phẩm chức năng có màu sắc và mùi vị hấp dẫn giống như kẹo dẻo thông thường, có thể chỉ chứa một hoặc chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau.
- 0 trả lời
- 90 lượt xem
- 0 trả lời
- 693 lượt xem
dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ