1

Khám người bệnh phục hồi chức năng sau bỏng - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

Phục hồi chức năng là quá trình sử dụng mọi khả năng của một cá thể ở mức độ cao nhất để tạo thuận cho sự phát triển của cơ thể và hoạt động chức năng. Đây là một quá trình động và bao gồm sự tham gia của người bệnh và gia đình. Mục đích chủ yếu của phục hồi chức năng là:

  • Tạo cho cá thể đạt được mức độ hoạt động chức năng tối đa
  • Ngăn ngừa tàn tật, duy trì khả năng còn lại và bảo tồn mức độ chức năng tới mức tối đa
  • Kế hoạch phục hồi chức năng được hình thành ngay khi thông tin được thu thập đầy đủ thông qua toàn bộ những lượng giá ban đầu của người bệnh, bác sĩ vật lý trị liệu- phục hồi chức năng sẽ xác định và đưa ra chương trình phù hợp

II. CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh bỏng hoặc sau bỏng độ III, IV, V
  • Người bệnh bỏng hoặc sau bỏng ở các vùng khớp

III. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh

Giải thích cho người bệnh và người nhà kết hợp điều trị

2. Người thực hiện

Bác sĩ vật lý trị liệu- phục hồi chức năng

3. Phương tiện

Thước đo tầm vận động khớp, lực kế đo sức cơ, thước dây…

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lượng giá người bệnh bỏng và di chứng bỏng

  • Vị trí bỏng: bề mặt nào của khớp bị tổn thương và ảnh hưởng như thế nào, đặc biệt tổn thương ở bàn tay
  • Độ sâu bỏng ở những vị trí khác nhau
  • Tư thế khi nghỉ ngơi và tư thế các chi có ở trong tư thế cho phép co rút tiến triển hay không
  • Tình trạng phù nề hiện tại ảnh hưởng đến tuần hoàn, cảm giác và khả năng vận động của người bệnh
  • Tầm vận động chủ động và thụ động của khớp

2. Lượng giá toàn thân

  • Tình trạng tri thức
  • Sức cơ
  • Điều hợp
  • Vị thế (nằm ngửa, ngồi và đứng)
  • Cảm giác
  • Đau (ở đâu và mức độ như thế nào)
  • Vận động (thay đổi tư thế và các hoạt động di chuyển)
  • Thăng bằng (ngồi, đứng)
  • Tiền sử (gãy xương, bệnh khớp, những vấn đề về tim phổi)
  • Tình trạng thể chất và những hạn chế về khả năng của người bệnh khi di chuyển hay trong các hoạt động sống hàng ngày
  • Sở thích
  • Vai trò xã hội
  • Mục tiêu cần đạt được và những ưu tiên

3. Chẩn đoán

- Lập kế hoạch và thực hiện

- Thiết lập mục tiêu:

  • Mục tiêu trước mắt
  • Mục tiêu lâu dài

- Thiết kế chương trình điều trị

  • Đưa ra một chương trình thử nghiệm và điều chỉnh biện pháp áp dụng cần thiết
  • Động viên khuyến khích và hướng dẫn cho người bệnh giải quyết những khó khăn để người bệnh có thể độc lập trong sinh hoạt và thực hiện mọi hoạt động sống một cách dễ dàng
  • Thiết kế chương trình cho trẻ em điều cần thiết là phải quan tâm đến các bài tập có mang tính chất vui chơi, sử dụng các đồ chơi khác nhau và thiết kế các hoạt động vui chơi mà những hoạt động bao gồm các bài tập theo tầm vận động, tư thế, vận động và các bài tập kéo dãn sẽ tạo khả năng cho chương trình thành công

5. Đánh giá kết quả

CHÚ Ý

  • Thường xuyên đánh giá và xem xét hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật, thay đổi chúng nếu thấy cần thiết
  • Chọn kỹ thuật hoặc cách thức điều trị phù hợp với kế hoạch và mục tiêu điều trị
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Khám người bệnh bỏng, chẩn đoán diện tích và độ sâu bỏng bằng lâm sàng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Theo dõi chăm sóc người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Nội soi tiêu hóa chẩn đoán và điều trị bỏng tiêu hóa và các biến chứng tiêu hóa ở người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường khí hóa lỏng điều tri người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường đệm tuần hoàn khí điều trị người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Các loại thảo dược và thực phẩm chức năng có lợi cho người bệnh tiểu đường
Các loại thảo dược và thực phẩm chức năng có lợi cho người bệnh tiểu đường

Ăn uống lành mạnh, cân bằng là điều cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài ra, dùng một số thực phẩm chức năng và thảo dược cũng mang lại lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường.

Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp
Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Tìm hiểu về giải phẫu, chức năng và các vấn đề thường gặp của âm đạo

Tại sao người bệnh tiểu đường bị Covid-19 nặng hơn?
Tại sao người bệnh tiểu đường bị Covid-19 nặng hơn?

Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc phải nhiều căn bệnh khác như bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh và bệnh về mắt. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, các chuyên gia y tế còn phát hiện ra rằng người bệnh tiểu đường một khi bị nhiễm Covid thường có triệu chứng nghiêm trọng hơn và dễ bị biến chứng hơn.

Các loại thảo dược, thực phẩm chức năng và vitamin có lợi cho người bị viêm khớp dạng thấp
Các loại thảo dược, thực phẩm chức năng và vitamin có lợi cho người bị viêm khớp dạng thấp

Một số loại thảo dược và thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.

Cần sa ảnh hưởng đến chức năng cương dương như thế nào?
Cần sa ảnh hưởng đến chức năng cương dương như thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cần sa và sức khỏe tình dục.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1203 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  999 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé 3 tháng nặng 5,7kg bú ít có phải là bị bệnh gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1652 lượt xem

Lúc mới sinh, bé nhà em nặng 3,5kg. Sau 3 tháng, bé nặng 5,7kg. Tháng nào bé cũng tăng cân: tháng đầu là 4,3kg, tháng thứ 2 là 5,1kg. 2 tháng đầu em cho bé bú mẹ hoàn toàn nên không biết bé bú được bao nhiêu ml. Nhưng sang tháng thứ 3 em chuyển sang cho bé bú bình hoàn toàn thì bé bú rất ít, mỗi cữ ép lắm cũng chỉ được 90ml. Bé bú ít như vậy có phải là bị bệnh gì không, thưa bác sĩ?

Trẻ bú trực tiếp sữa của người khác thì có bị lây bệnh truyền nhiễm của người đó không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  639 lượt xem

Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?

Trẻ gần 6 tháng nặng 6kg có phải đi khám dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1987 lượt xem

Bé nhà em sinh nặng 3,2kg. Hiện bé đã được gần 6 tháng và nặng 6kg. Trong 5 tháng đầu, em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sang tháng thứ 6 em bổ sung thêm cho bé sữa công thức. Tuy nhiên, mỗi tháng bé chỉ tăng lên nửa cân. Bé đã biết trườn người về phía trước và lật, hàng ngày ăn ngủ ngoan, không quấy khóc. Em phải làm gì để giúp bé tăng cân nhiều hơn và có phải cho bé đi khám dinh dưỡng không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây