Khám mắt cho trẻ sơ sinh
Ai nên kiểm tra mắt cho bé?
Nếu bác sĩ nhận ra mắt bé có vấn đề về sức khoẻ như nhiễm trùng nhỏ, họ sẽ điều trị. Tuy nhiên, nếu vấn đề nghiêm trọng hơn, họ sẽ giới thiệu bé đến một chuyên gia y khoa về mắt hoặc bác sĩ nhãn khoa. Họ cũng nên giới thiệu bạn với một chuyên gia nếu nhận thấy bất kỳ vấn đề về tầm nhìn nào khác hoặc nếu gia đình bạn có tiền sử gia đình mắc các vấn đề về mắt ở thời thơ ấu.
Điều gì sẽ xảy ra trong một lần khám mắt cho bé?
Tại mỗi lần khám, bác sĩ nên kiểm tra xem có dấu hiệu bệnh mắt bẩm sinh và các vấn đề khác hay không. Họ cũng nên kiểm tra cấu trúc và sự sắp xếp của đôi mắt bé cũng như khả năng di chuyển chúng một cách chính xác. Nếu bác sĩ thực hiện những điều sau đây, bạn có thể yên tâm rằng bé đang được kiểm tra kỹ:
- Bác sĩ hỏi bạn về lịch sử thị giác của gia đình
- Sử dụng bút vẽ, bác sĩ sẽ khám bên ngoài mắt bao gồm mí mắt và nhãn cầu, tìm ra các dấu hiệu nhiễm trùng, dị ứng, bệnh tật hoặc tắc ống nước mắt. Ngoài ra bác sĩ cũng kiểm tra xem hai bên con ngươi có kích thước bằng nhau, tròn, và phản ứng với ánh sáng hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn mí mắt không bị sụp và kiểm tra vị trí mắt, mí mắt và lông mi.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra chuyển động mắt của bé bằng cách theo dõi khả năng dõi theo một món đồ (như đồ chơi) của bé, và nhìn theo nó khi họ di chuyển nó đến các vị trí khác nhau. Bác sĩ sẽ thực hiện với một mắt bé và với cả hai mắt cùng lúc. Bé sẽ dõi theo được những chuyển động này khi được 2-3 tháng tuổi.
- Để kiểm tra thị lực của bé, bác sĩ sẽ xem bé dõi theo một vật với một mắt và sau đó với mắt còn lại (bịt một bên mắt vào). Nếu bé nhìn theo một vật với một bên mắt, còn bên còn lại thì không thì đó là dấu hiệu cho thấy tầm nhìn của bé tệ hơn ở bên mắt không nhìn theo.
Tôi có nên đưa bé đến chuyên viên đo thị lực không?
Đây là điều mà bác sĩ y khoa và bác sĩ nhãn khoa không khuyến khích, vì thế bạn có thể tự quyết định cho mình. Hầu hết các bác sĩ y khoa kiểm tra mắt cho bé đều nói rằng sáng lọc tầm nhìn trong các lần thăm khám định kì, nếu được thực hiện đúng cách thì đó là tất cả những gì cần để theo dõi tầm nhìn của con. (Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Học viện Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ và Hiệp hội Nhãn khoa Nhi khoa Hoa Kỳ và Bệnh Strabismus nói rằng các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu nên là những người sàng lọc các vấn đề về thị lực).
Theo các bác sĩ y tế, đưa con bạn tới một chuyên viên đo thị lực để khám riêng sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, một số người này đôi khi vì lợi ích kinh tế bản thân còn chỉ định và yêu cầu cho bé dùng kính.
Tuy nhiên các chuyên viên đo thị lực (và Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ) lại nói rằng, do một số bác sĩ chăm sóc chính không được đào tạo phù hợp, không thể khám mắt chính xác hoặc không có thời gian để thực hiện các kiểm tra mắt toàn diện, nên nhiều trẻ không được kiểm tra kỹ.
Các bác sĩ y khoa và chuyên gia đo thị lực có thể tranh cãi về người nên kiểm tra mắt cho bé, nhưng mọi người đều đồng tình một số điểm: điều quan trọng là phải kiểm tra mắt cho bé để phát hiện sớm các vấn đề. Thị giác tốt sẽ giúp bé làm tốt mọi việc, từ học tập đến thể thao. Và phát hiện sớm các vấn đề về mắt nhất định như mắt lác, sẽ giúp việc điều trị có nhiều khả năng thành công hơn.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên bé nên được kiểm tra sàng lọc các vấn đề ngay khi mới sinh ra, lúc 6 tháng tuổi, 3 đến 4 tuổi, 5 tuổi và mỗi năm một lần sau đó. Ngoài ra, nếu con có nguy cơ mắc bệnh về mắt cao hơn, bác sĩ có thể gợi ý kiểm tra thường xuyên hơn. Các yếu tố có thể làm cho bé có nguy cơ cao hơn bao gồm sinh non, chậm phát triển, tiền sử gia đình có người mắc bệnh về mắt, tổn thương mắt nghiêm trọng trước đây hoặc mắc bệnh về mắt, sử dụng thuốc nhất định và có bệnh mạn tính như tiểu đường.
Làm sao tôi có thể chắc chắn mắt và tầm nhìn của bé được theo dõi và chăm sóc đúng cách?
Chiến lược đầu tiên của bạn là đảm bảo mắt của bé được kiểm tra kỹ lưỡng tại các cuộc thăm khám bác sĩ định kỳ, như mô tả ở trên. Nếu bạn không hài lòng, hãy nói chuyện với bác sĩ của con bạn. Và nếu bạn vẫn không hài lòng về mức độ chăm sóc, hãy thăm khám bác sĩ khác hoặc chuyên gia về nhãn khoa.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.
Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.
“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.
- 1 trả lời
- 11455 lượt xem
Em sinh mổ bé ở Từ Dũ được 4 ngày thì xuất viện. Mấy ngày đầu ở viện do đau vết mổ nên bà ngoại lo chăm sóc bé. Hôm chuẩn bị xuất viện em mới để ý bé thì thấy bé có cái gì giống như huyết trắng. Em lo lắng hỏi mấy chị hộ sinh thì các chị nói bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi về nhà thì thấy vùng kín của bé nhà em bị ra máu. Máu đỏ tươi và có dịch nhầy. Bé bị ra máu liên tiếp 2 ngày hôm nay rồi. Em rất lo lắng không biết nên cho bé đi khám như thế nào. Vì nhà em ở quê nên điều kiện đi lại cũng khó khăn. Bác sĩ bảo em phải làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 816 lượt xem
Em sinh bé đã được 10 ngày tuổi rồi. Tuy nhiên, từ lúc sinh ra đến giờ mắt bé cứ có ghèn. Em có nhỏ nước muối sinh lý rồi day mắt mà vẫn không thấy đỡ. Em cần cho bé đi khám ở bệnh viện nào thì uy tín ạ? Và bé cần điều trị thế nào, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1129 lượt xem
Em sinh bé lúc thai mới được 34 tuần. Nay bé đã được 12 ngày rồi, tuy nhiên bé 2-3 ngày mới chịu đi ị. Phân có hạt, màu thẫm ạ. Bé bú ít nhưng ngủ nhiều, còn bị khò khè nữa. Em cân cho bé thì thấy sụt 100gr. Ngoài ra, hiện giờ da bé nhà em vẫn thấy vàng. Em có phơi nắng cho bé hàng ngày ạ. Với tình trạng của bé thì em có cần cho bé đi khám bác sĩ không ạ?
- 1 trả lời
- 1057 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 5775 lượt xem
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?