Ăn kiêng ketogenic hay Keto là một chế độ ăn có nhiều chất béo, rất ít carb và lượng protein ở mức vừa phải. Chế độ ăn kiêng này đã được chứng minh là giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe tổng thể rất hiệu quả.
Vì có lượng chất béo cao nên chế độ ăn Keto chủ yếu gồm có các loại thực phẩm nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, nếu biết cách điều chỉnh thì những người ăn thuần chay cũng hoàn toàn có thể ăn kiêng Keto.
Chế độ ăn thuần chay loại bỏ tất cả các lọai thực phẩm nguồn gốc động vật và chỉ ăn thực phẩm nguồn gốc thực vật. Điều này khiến cho việc ăn ít carb và nhiều chất béo trở nên khó khăn. Nhưng như vậy không có nghĩa là người ăn thuần chay không thể ăn kiêng Keto. Bằng cách lên kế hoạch cẩn thận và thay toàn bộ các loại thực phẩm từ động vật thành thực phẩm nguồn gốc thực vật thì cả những người ăn thuần chay cũng sẽ có được những lợi ích của chế độ ăn kiêng ketogenic.
Dưới đây là cách thực hiện chế độ ăn Keto dành cho người ăn thuần chay.
Chế độ ăn kiêng Keto có rất ít carb, nhiều chất béo và lượng protein vừa phải.
Lượng carb tiêu thụ chỉ ở mức 20 - 50 gram mỗi ngày. Mục đích là để đạt được và duy trì ketosis - một trạng thái trao đổi chất trong đó cơ thể đốt cháy chất béo để làm năng lượng thay vì glucose (carb).
Vì chế độ ăn này gồm chủ yếu là chất béo - chiếm khoảng 75% tổng lượng calo nạp vào – nên những người ăn kiêng Keto sẽ phải chuyển sang các loại thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc từ động vật, chẳng hạn như thịt, cá, bơ, phô mai và sữa nguyên kem.
Tuy nhiên, những người có chế độ ăn dựa trên thực vật, gồm có cả ăn thuần chay, cũng có thể thực hiện được chế độ ăn kiêng Keto.
Thuần chay là chế độ ăn chỉ tiêu thụ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như rau củ, trái cây, ngũ cốc và phải tránh tất cả các loại thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, trứng và sữa.
Những người ăn thuần chay có thể đạt được trạng thái ketosis bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất béo nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như dầu dừa, quả bơ, các loại hạt và quả hạch.
Tóm tắt: Chế độ ăn Keto thuần chay là chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo, protein vừa phải và toàn bộ thực phẩm đều có nguồn gốc thực vật.
Cả chế độ ăn kiêng ketogenic và ăn thuần chay đều có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào tập trung cụ thể vào chế độ ăn Keto thuần chay - phiên bản kết hợp của hai chế độ ăn này.
Chế độ ăn thuần chay đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tiểu đường và thậm chí là một số bệnh ung thư.
Ví dụ, các nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những người ăn thuần chay có nguy cơ bị cao huyết áp thấp hơn 75% và giảm tới 78% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Hơn nữa, những người ăn thuần chay thường có cân nặng khỏe mạnh hơn và cũng dễ giảm cân thành công hơn so với những người không ăn chay.
Một đánh giá dựa trên kết quả của 12 nghiên cứu đã cho thấy rằng sau 18 tuần, những người ăn thuần chay đã giảm được nhiều hơn trung bình 2.52kg so với những người vẫn ăn thực phẩm từ động vật.
Giống như ăn thuần chay, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng Keto nhiều chất béo và rất ít carb cũng có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe.
Chế độ ăn này nổi tiếng nhờ tác dụng giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu ở 58 trẻ em và thanh thiếu niên béo phì đã cho thấy những người thực hiện chế độ ăn kiêng Keto giảm được nhiều cân và mỡ thừa hơn đáng kể so với những người chỉ thực hiện chế độ ăn ít calo thông thường.
Ngoài ra, chế độ ăn Keto còn làm tăng đáng kể nồng độ adiponectin - một loại protein có vai trò quan trọng đối với khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và chuyển hóa chất béo trong cơ thể.
Nồng độ adiponectin cao giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, giảm phản ứng viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì, bao gồm cả bệnh tim mạch.
Chế độ ăn kiêng Keto còn được chứng minh là làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, gồm có mức triglyceride, huyết áp và LDL cholesterol (cholesterol xấu).
Vì cả chế độ ăn thuần chay và chế độ ăn kiêng Keto đều có những tác động tích cực đến sức khỏe như vậy nên việc kết hợp cả hai cũng sẽ có lợi.
Tóm tắt: Cả chế độ ăn thuần chay và Keto đều có nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
Khi thực hiện chế độ ăn Keto thuần chay, bạn phải giảm đáng kể lượng carb và thay thế bằng các loại thực phẩm giàu chất béo tốt, protein có nguồn gốc thực vật.
Khi theo chế độ ăn kiêng Keto thông thường thì có thể ăn các loại thịt, trứng, gia cầm, hải sản, một số sản phẩm từ sữa nhưng nếu là Keto thuần chay thì phải loại bỏ hết những thực phẩm này.
Dưới đây là những thực phẩm phải tránh hoàn toàn trong chế độ ăn Keto thuần chay:
Những thực phẩm nên hạn chế tối đa:
Mức độ cắt giảm carb khi theo chế độ ăn Keto thuần chay sẽ tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và mục tiêu của mỗi người.
Nói chung, chế độ ăn uống hàng ngày nên gồm chủ yếu các loại thực phẩm giàu chất béo nguồn gốc thực vật và các nguồn protein thực vật.
Tóm tắt: Phải loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm nguồn gốc động vật và hạn chế tối đa thực phẩm giàu carb như ngũ cốc, đồ ngọt và rau củ nhiều tinh bột khi thực hiện chế độ ăn Keto thuần chay.
Khi theo chế độ ăn Keto thuần chay thì phải ăn các loại thực phẩm lành mạnh nguồn gốc thực vật có nhiều chất béo và ít carb.
Những thực phẩm nên ăn trong chế độ ăn này gồm có:
Mặc dù chế độ ăn kiêng Keto loại bỏ nhiều nhóm thực phẩm mà người ăn thuần chay thường ăn, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt và rau củ nhiều tinh bột nhưng hai chế độ ăn này hoàn toàn có thể được kết hợp cùng nhau.
Những người ăn kiêng Keto thuần chay nên nạp calo từ thực phẩm tự nhiên, nguồn gốc thực vật và không qua chế biến sẵn.
Tóm tắt: Một số thực phẩm trong chế độ ăn kiêng Keto thuần chay gồm có rau không tinh bột, trái cây ít carb, bơ thực vật, quả hạch, hạt, dừa, nguồn protein thực vật và các loại dầu…
Mặc dù chế độ ăn Keto thuần chay có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại có một số nhược điểm.
Do không được ăn thực phẩm nguồn gốc động vật nên chế độ ăn thuần chay thường bị thiếu đi các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là khi không được lên kế hoạch cẩn thận.
Vitamin B12, vitamin D, vitamin K2, kẽm, axit béo omega-3, sắt và canxi là những chất dinh dưỡng thường bị thiếu khi ăn thuần chay.
Vì chế độ ăn Keto thuần chay còn hạn chế hơn chế độ ăn thuần chay bình thường nên những người theo chế độ ăn này phải bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cũng như là lên kế hoạch bữa ăn thật cẩn thận để đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm tự nhiên và tăng cường lượng dinh dưỡng trong thực phẩm bằng những cách như lên men hay ăn rau mầm. Đây đều là những điều rất quan trọng đối với người theo chế độ ăn Keto thuần chay.
Tuy nhiên, cho dù vậy thì những người ăn Keto thuần chay vẫn sẽ khó mà đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng vi lượng của cơ thể chỉ bằng các loại thực phẩm.
Do đó nên uống bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất thường bị thiếu trong chế độ ăn thuần chay để đảm bảo sức khỏe, ví dụ như canxi, sắt, vitamin B12.
Việc phải chuyển từ một chế độ ăn nhiều carb thông thường sang một chế độ ăn rất ít carb sẽ là điều không mấy dễ dàng.
Khi không có đủ carb, cơ thể sẽ chuyển từ đốt cháy glucose sang đốt cháy chất béo để làm năng lượng và sẽ phải mất một thời gian thì cơ thể mới quen với nguồn năng lượng mới. Trong thời gian đầu, các hiện tượng khó chịu sẽ xảy ra và được gọi chung là cúm Keto. Cúm Keto khiến cho giai đoạn thích nghi với chế độ ăn rất ít carb này trở nên khó khăn với nhiều người.
Các hiện tượng thường xảy ra trong thời gian đầu thực hiện chế độ ăn Keto thông thường cũng như là Keto thuần chay gồm có:
Uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm giàu chất xơ và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng cúm Keto.
Ngoài ra, nên bổ sung các chất điện giải như magiê, natri và kali để cải thiện các triệu chứng như chuột rút cơ, đau đầu và mất ngủ.
Vì chế độ ăn Keto thuần chay hạn chế nhiều loại thực phẩm nên không phải ai cũng có thể thực hiện được.
Chế độ ăn này có thể sẽ không phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, vận động viên và những người bị rối loạn ăn uống.
Nếu đang có ý định thực hiện chế độ ăn Keto thuần chay và có vấn đề về sức khỏe mạn tính thì trước tiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Tóm tắt: Chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo Keto sẽ không phù hợp với phụ nữ mang thai, trẻ em và những người mắc một số bệnh lý. Nếu bạn đang mắc bệnh mạn tính và không chắc liệu chế độ ăn Keto thuần chay có phù hợp với mình hay không thì cần nói chuyện với bác sĩ trước.
Chế độ ăn Keto thuần chay là chế độ ăn nhiều chất béo, rất ít carb và toàn bộ thực phẩm đều có nguồn gốc thực vật.
Chế độ ăn thuần chay và Keto đều có nhiều lợi ích như giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Khi thực hiện chế độ ăn này thì cần uống bổ sung một số chất như sắt, vitamin B12 và vitamin D để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng cả chế độ ăn thuần chay và ăn kiêng Keto đều có lợi cho sức khỏe nhưng sẽ cần thêm nghiên cứu về tác động của chế độ ăn Keto thuần chay để kết luận liệu rằng chế độ ăn này có hiệu quả và an toàn khi thực hiện lâu dài hay không.
Mỗi khi trời hanh khô, sau khi tắm nước nóng là chân tôi lại bong tróc, sần sùi, thậm chí là nứt toác. Nhiều lần ngứa, tôi gãi chảy dịch. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được tình trạng của bản thân?
Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!
Tìm chúng tôi trên:-
-