1

Giảm cân quá nhanh có thể gây rối loạn nhịp tim

Kiểm soát cân nặng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe tim mạch nhưng giảm cân quá nhanh có thể gây ra các vấn đề về tim, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim.
Giảm cân quá nhanh có thể gây rối loạn nhịp tim Giảm cân quá nhanh có thể gây rối loạn nhịp tim

Ở những người thừa cân, giảm cân là một trong những điều đầu tiên cần thực hiện để cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nên giảm cân từ từ thông qua điều chỉnh lối sống chứ không nên giảm cân quá nhanh.

Mặc dù ăn kiêng khắc nghiệt có thể giúp giảm cân nhanh chóng nhưng cách này rất khó duy trì lâu dài. Ngoài ra, việc giảm cân quá nhanh có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như mất nước và thiếu hụt dinh dưỡng.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm cân quá nhanh còn có thể góp phần gây ra các vấn đề về tim như rối loạn nhịp tim.

Tại sao giảm cân quá nhanh gây rối loạn nhịp tim?

Các nghiên cứu trên người và động vật đã cho thấy mối liên hệ giữa việc giảm cân quá nhanh và chứng rối loạn nhịp tim.

Ví dụ, một nghiên cứu trên động vật vào năm 2020 đã báo cáo sự gia tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở những con chuột đực phải trải qua chế độ ăn kiêng làm giảm 16% khối lượng cơ thể trong 2 tuần.

Các tác giả của một nghiên cứu vào năm 2016 đã phân tích nhịp tim của 26 người giảm trung bình 13% khối lượng cơ thể trong 8 tuần. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ giữa việc giảm cân quá nhanh và xung điện bất thường trong tim.

Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu chất lượng cao, quy mô lớn để hiểu rõ hơn về tác động của việc giảm cân đến nhịp tim.

Các yếu tố khác liên quan đến việc giảm cân, chẳng hạn như chế độ ăn uống, có thể góp phần gây ra tình trạng nhịp tim bất thường.

Ví dụ, sau khi theo dõi hơn 13.000 người trong trung bình 22 năm, các tác giả của một nghiên cứu vào năm 2019 báo cáo rằng chế độ ăn ít carbohydrate làm tăng nguy cơ rung nhĩ, một loại rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Một nghiên cứu vào năm 2022 cũng cho thấy mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng kém, một vấn đề thường gặp ở những người giảm cân quá nhanh, với chứng rối loạn nhịp tim. Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều lý do dẫn đến mối liên hệ này, chẳng hạn như:

  • Mất cân bằng điện giải
  • Thiếu các nguyên tố vi lượng và vitamin
  • Tình trạng viêm trong cơ thể
  • Tổn thương nội mạc động mạch tim

Ngoài chế độ ăn uống, rối loạn nhịp tim cũng có thể là do các phương pháp giảm cân khác như:

  • Tập thể dục quá sức: Một báo cáo trường hợp vào năm 2023 đã cho thấy một nam vận động viên bị rối loạn nhịp tim sau khi giảm cân quá nhanh và tập luyện cường độ cao.
  • Thuốc giảm cân: Một báo cáo trường hợp vào năm 2018 đã xác định một người 47 tuổi khỏe mạnh bị rung thất (một loại rối loạn nhịp tim nguy hiểm) sau khi dùng thuốc giảm cân. Các tác giả còn nêu ra ba trường hợp khác bị rối loạn nhịp tim sau khi uống thuốc giảm cân Hydroxycut.
  • Phẫu thuật giảm cân: Một nghiên cứu vào năm 2020 chỉ ra rằng phẫu thuật giảm câncũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Triệu chứng rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim gây ra nhiều triệu chứng khác nhau nhưng cũng có những trường hợp không có triệu chứng. Đánh trống ngực là một triệu chứng phổ biến của rối loạn nhịp tim. Đây là tình trạng mà người bệnh cảm thấy tim rung lên, đập nhanh, mạnh hoặc bỏ nhịp.

Khi tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài và ảnh hưởng đến chức năng tim, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Đau ngực
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Lú lẫn
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Tim đập nhanh hoặc mạnh
  • Hụt hơi
  • Đổ mồ hôi
  • Tim ngừng đập

Gọi cấp cứu ngay khi bản thân hoặc một ai đó gặp phải các triệu chứng như đau ngực đi kèm khó thở, chóng mặt hoặc đột ngột ngã quỵ.

Béo phì và vấn đề về tim

Béo phì gây hại cho sức khỏe tim mạch. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), giảm cân giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim , ung thư và đái tháo đường.

Ở những người bị béo phì, giảm cân là điều cần thiết để giảm nguy cơ mắc rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như rung nhĩ. Các chuyên gia khuyến nghị giảm ít nhất 10% khối lượng cơ thể để giảm các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh rung nhĩ.

Tuy nhiên, việc giảm cân quá nhanh bằng cách ăn kiêng khắc nghiệt hoặc các biện pháp giảm cân cực đoan khác lại có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và các vấn đề về tim khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên giảm cân bền vững bằng cách kết hợp chế độ ăn kiêng khoa học và tập thể dục.

Điều trị rối loạn nhịp tim do giảm cân quá nhanh

Ở những người thừa cân hoặc béo phì, giảm cân là một phần trong phác đồ điều trị rối loạn nhịp tim. Nếu bị rối loạn nhịp tim do giảm cân quá nhanh, người bệnh cần:

  • ăn uống đủ dinh dưỡng
  • nạp đủ lượng calo cần thiết
  • bổ sung đủ chất điện giải

Nếu tình trạng không cải thiện thì sẽ cần đến các phương pháp điều trị y tế gồm:

  • Dùng thuốc, chẳng hạn như:
    • Thuốc chống rối loạn nhịp tim
    • Thuốc chẹn beta
    • Thuốc chống đông máu
    • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Các thủ thuật như chuyển nhịp tim và triệt đốt rối loạn nhịp tim qua ống thông
  • Cấy thiết bị điều chỉnh nhịp tim, chẳng hạn như:
    • Máy khử rung tim
    • Thiết bị tái đồng bộ tim
    • Máy tạo nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có gây sụt cân không?

Rối loạn nhịp tim không gây sụt cân đột ngột, trừ khi người bệnh mắc một bệnh nghiêm trọng khác.

Ví dụ, rối loạn nhịp tim, nhất là rung nhĩ là vấn đề phổ biến ở những người bị cường giáp. Tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng tốc độ trao đổi chất và điều này dẫn đến sụt cân nhanh.

Mặc dù hiếm gặp nhưng những người bị suy tim có nguy cơ mắc hội chứng suy mòn (cachexia) và tình trạng này gây sụt cân nhanh chóng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Rối loạn nhịp tim: Triệu chứng, tiên lượng và cách điều trị
Rối loạn nhịp tim: Triệu chứng, tiên lượng và cách điều trị

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim hoặc tần số tim bất thường. Điều này xảy ra khi các xung điện chỉ đạo và điều hòa nhịp tim không hoạt động bình thường, khiến tim đập quá nhanh (nhịp tim nhanh), quá chậm (nhịp tim chậm), quá sớm (ngoại tâm thu) hoặc hỗn loạn, không đều (rung nhĩ/rung thất).

Rối loạn nhịp tim chậm là gì?
Rối loạn nhịp tim chậm là gì?

Trái tim khỏe mạnh có tần suất đập ổn định. Ở hầu hết người lớn, nhịp tim khi nghỉ ngơi là từ 60 đến 100 lần mỗi phút. Rối loạn nhịp tim chậm (bradyarrhythmia) là khi tim đập dưới 60 lần/phút và sự co bóp của tim không bắt đầu từ nút xoang, nơi xuất phát các tín hiệu điện điều hòa nhịp tim.

Rối loạn nhịp thất là gì và điều trị bằng cách nào?
Rối loạn nhịp thất là gì và điều trị bằng cách nào?

Rối loạn nhịp thất (ventricular arrhythmia) là tình trạng nhịp tim bất thường bắt đầu từ tâm thất, hai buồng dưới của tim. Tim có thể đập quá nhanh hoặc các buồng tim co bóp không đồng bộ khiến tim không thể hoạt động bình thường.

Rối loạn nhịp tim có gây tử vong không?
Rối loạn nhịp tim có gây tử vong không?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim bất thường, có thể là nhanh hơn, chậm hơn bình thường hoặc hỗn loạn, không ổn định. Có nhiều loại rối loạn nhịp tim. Mỗi loại có mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong khác nhau. Những loại rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ tâm thất (hai buồng dưới của tim) đặc biệt nguy hiểm.

Các thủ thuật điều trị rối loạn nhịp tim
Các thủ thuật điều trị rối loạn nhịp tim

Nếu đã thay đổi lối sống và dùng thuốc mà tình trạng rối loạn nhịp tim không cải thiện, người bệnh có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Có nhiều loại phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim. Việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn nhịp tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây