Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim

Các loại rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim được chia thành nhiều loại:
- Nhịp tim chậm – tim đập chậm hơn bình thường
- Nhịp tim nhanh – tim đập nhanh hơn bình thường
- Rung nhĩ – tình trạng các tín hiệu điện trong tim có sự thay đổi khiến tâm nhĩ co bóp quá nhanh và không đồng bộ với tâm thất
- Rung thất – tình trạng tâm thất co bóp quá nhanh
- Ngoại tâm thu – xuất hiện nhịp đập sớm hơn bình thường, tạo ra nhịp tim không đều
- Cuồng nhĩ - tâm nhĩ co bóp quá nhanh
Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim
Những người mắc bệnh tim có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim. Một số vấn đề về tim ảnh hưởng đến hoạt động của tim và theo thời gian, nhịp tim sẽ có sự thay đổi.
Bệnh tim mạch vành
Bệnh tim mạch vành (coronary heart disease) xảy ra do sự tích tụ mảng xơ vữa hoặc sẹo ở tim hoặc các mạch máu cấp máu cho cơ tim. Mảng xơ vữa khiến tim khó co bóp, điều này làm cho tim đập chậm lại và dẫn đến chứng rối loạn nhịp tim.
Nhồi máu cơ tim hoặc suy tim
Nhồi máu cơ tim hoặc suy tim có thể làm thay đổi các xung điện của tim và tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Viêm nội tâm mạc
Viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm lớp màng bên trong tim. Những người bị viêm nội tâm mạc thường bị rung nhĩ.
Bệnh van tim
Van tim bị hở hoặc yếu có thể gây ra những thay đổi về hoạt động của tim, từ đó gây ra chứng rối loạn nhịp tim.
Bệnh tim bẩm sinh
Một số vấn đề về tim xảy ra ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Những vấn đề này khiến tim không thể đập bình thường.
Ngoài ra, những người đã từng phẫu thuật tim cũng có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim cao hơn.
Tuổi tác, giới tính và lối sống
Tuổi tác, giới tính và lối sống cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc rối loạn nhịp tim. Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ, những người trên 60 tuổi có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn. Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn và phải dùng nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nam giới có nguy cơ bị rung nhĩ cao hơn một chút so với phụ nữ.
Thói quen ăn uống và lối sống cũng có ảnh hưởng đến nhịp tim. Ví dụ, những người uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích như caffeine có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim cao hơn.
Rối loạn nhịp tim cũng có thể xảy ra do thuốc, bao gồm cả một số loại thuốc điều trị bệnh tim.
Các bệnh khác
Các bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim gồm có:
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh phổi mạn tính
- Thuyên tắc phổi (cục máu đông hình thành trong phổi)
- Khí phế thũng (tổn thương các phế nang trong phổi khiến hoạt động trao đổi khí suy giảm)
- Hen suyễn
- Ngưng thở khi ngủ
- Bệnh tuyến giáp
- Tăng huyết áp
- Mất cân bằng chất điện giải như kali, magie và canxi – những chất giúp duy trì nhịp tim đều đặn
Các cách giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim
Nếu rối loạn nhịp tim được điều trị sớm và đúng cách, người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng như ngừng tim hoặc đột quỵ.
Có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc rối loạn nhịp tim, ví dụ như:
- Đo huyết áp thường xuyên
- Tập thể dục đều đặn
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Ăn uống lành mạnh
- Kiểm soát cholesterol
- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính gây rối loạn nhịp tim.

Trái tim khỏe mạnh có tần suất đập ổn định. Ở hầu hết người lớn, nhịp tim khi nghỉ ngơi là từ 60 đến 100 lần mỗi phút. Rối loạn nhịp tim chậm (bradyarrhythmia) là khi tim đập dưới 60 lần/phút và sự co bóp của tim không bắt đầu từ nút xoang, nơi xuất phát các tín hiệu điện điều hòa nhịp tim.

Rối loạn nhịp thất (ventricular arrhythmia) là tình trạng nhịp tim bất thường bắt đầu từ tâm thất, hai buồng dưới của tim. Tim có thể đập quá nhanh hoặc các buồng tim co bóp không đồng bộ khiến tim không thể hoạt động bình thường.

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim bất thường, có thể là nhanh hơn, chậm hơn bình thường hoặc hỗn loạn, không ổn định. Có nhiều loại rối loạn nhịp tim. Mỗi loại có mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong khác nhau. Những loại rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ tâm thất (hai buồng dưới của tim) đặc biệt nguy hiểm.

Nếu đã thay đổi lối sống và dùng thuốc mà tình trạng rối loạn nhịp tim không cải thiện, người bệnh có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Có nhiều loại phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim. Việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra khi em bé còn ở trong bụng mẹ. Vậy tình trạng này là do nguyên nhân nào gây ra và điều trị bằng cách nào?