Ghép màng ối, kết mạc điều trị loét, thủng giác mạc - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Ghép màng ối điều trị loét, thủng giác mạc là phẫu thuật dùng màng ối che phủ phần giác mạc bị loét, thủng sau khi đã gọt sạch phần giác mạc bệnh lý.
II. CHỈ ĐỊNH
- Loét giác mạc dai dẳng, khó hàn gắn.
- Thủng giác mạc dưới 3mm, không hoại tử nhu mô nặng quanh vùng giác mạc thủng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đang có phản ứng viêm cấp trong nội nhãn.
- Biến dạng hoặc khuyết thiếu bờ mi nặng gây hở mi.
- Bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
VI. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Dụng cụ: 1 bộ dụng cụ vi phẫu, vành mi tự động, kìm cặp kim to, kim chỉ cố định cơ trực, kẹp phẫu tích kết mạc, kẹp cầm máu, máy đốt điện lưỡng cực, chỉ liền kim 10-0, gelaspon thấm máu, dao tròn, kính tiếp xúc mềm.
- Thuốc: tê tại chỗ (thuốc tê bề mặt và tiêm cạnh nhãn cầu), dung dịch rửa mắt (muối sinh lý hoặc ringer lactat), dung dịch kháng sinh rửa màng ối trước khi ghép.
- Màng ối đã được xử trí vô trùng và bảo quản theo quy trình.
3. Người bệnh
- Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.
- Uống và tra thuốc trước phẫu thuật theo chỉ định, mặc quần áo phẫu thuật, vệ sinh vùng mắt và mi.
4. Hồ sơ bệnh án
- Theo quy định của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH
1. Kiểm tra bệnh án
- Theo quy định.
2. Kiểm tra người bệnh
- Kiểm tra tình trạng mắt trước phẫu thuật.
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Gây tê tại chỗ, tra thuốc tê bề mặt nhãn cầu và tiêm tê cạnh nhãn cầu (Lidocain 2%, xylocain 2%...).
- Gây mê đối với trẻ nhỏ hoặc người bệnh kém hợp tác.
3.2. Kỹ thuật
- Bước 1 là gọt giác mạc: dùng dao tròn gọt sạch tổ chức giác mạc bệnh lý, nếu ổ loét thủng dính mống mắt cần tách mống mắt khỏi vị trí dính.
- Bước 2 là xử trí màng ối: màng ối tươi được bỏ từ ngăn đông lạnh ra ngoài trước khi phẫu thuật 30 phút. Trước khi phẫu thuật rửa lại màng ối bằng dung dịch muối sinh lý pha kháng sinh (gentamycin 0,3%). Màng ối đông khô.
- Bước 3 là ghép màng ối: cắt mảnh màng ối đủ diện tích cần ghép và đặt vào vùng giác mạc định ghép. Có thể đặt 1 lớp màng ối nếu loét giác mạc nông và nhiều lớp màng ối nếu loét sâu hoặc thủng. Khâu cố định mảnh ghép vào giác mạc bằng chỉ mũi rời 10-0. Trong trường hợp thủng giác mạc cần tái tạo tiền phòng bằng hơi, tách dính mống mắt ở các góc tiền phòng. Nếu mặt sau giác mạc hoặc trong tiền phòng có màng xuất tiết dai dẳng có thể rửa tiền phòng.
- Bước 4 là kết thúc phẫu thuật: kiểm tra độ bám của màng ối, độ sâu tiền phòng, đặt kính tiếp xúc. Tra kháng sinh.
VI. ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI
- Thuốc sau phẫu thuật gồm duy trì thuốc tra điều trị theo nguyên nhân gây bệnh trước phẫu thuật, thuốc dinh dưỡng giác mạc.
- Theo dõi độ bám của màng ối, quá trình biểu mô hoá giác mạc, độ sâu của tiền phòng.
- Cắt chỉ khi giác mạc đã biểu mô hoá tốt
VII. TAI BIÊN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong phẫu thuật
- Chảy máu nếu chạm vào tân mạch giác mạc: tra dung dịch adrenalin 1% để gây co mạch giảm chảy máu.
- Thủng giác mạc khi gọt sâu: có thể dùng màng ốì nhiều lớp hoặc ghép giác mạc nếu có nguyên liệu ghép.
2. Sau phẫu thuật
- Phù nề mi, kết mạc và mảnh ghép: dùng dung dịch ưu trương và thuốc chống phù nề.
- Đọng dịch hoặc xuất huyết dưới mảnh ghép: có thể chích tháo dịch hoặc xuất huyết.
- Tuột chỉ, bong mảnh ghép:
- Nếu bong 1 phần: đặt kính tiếp xúc và theo dõi.
- Nếu bong rộng cần khâu cố định lại mảnh ghép.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.
Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ? Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì? Cần làm gì khi thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề trên trong bài viết dưới đây!
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường máu cao được chẩn đoán lần đầu trong thai kỳ (trước mang thai không bị bệnh tiểu đường).
Số trẻ sơ sinh bị nhiễm từ mẹ sang con đã giảm đáng kể kể từ đầu những năm 1990 nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu, phòng ngừa, sàng lọc và điều trị sớm HIV.
- 1 trả lời
- 1354 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1005 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 1131 lượt xem
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1986 lượt xem
Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?
- 1 trả lời
- 928 lượt xem
Năm trước, em mang thai 8 tuần thì bị lưu. Năm nay 29 tuổi rồi nên giờ em cũng muốn mang thai lại. Đi khám, bs bảo bị nấm nhẹ nên cho 2 viên cadian đặt âm đạo và 6 viên spulit để uống. Bác sĩ xem liệu thuốc em vừa dùng có an toàn và khi nào thì em có thể mang thai lại ạ?