1

Gãy xương hàm trên - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

I. ĐỊNH NGHĨA

Là tổn thương gãy, làm mất sự liên tục của xương hàm trên.

II. NGUYÊN NHÂN

  •  Tai nạn giao thông.
  •  Tai nạn lao động.
  •  Tai nạn sinh hoạt.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

1.1. Gãy một phần

- Gãy cành lên xương hàm trên

  •  Bầm tím góc trong mắt, sờ thấy có điểm đau chói hoặc hơi lõm nơi tổn thương.
  •  Chảy máu mũi.
  •  Có thể có chảy nước mắt do tắc ống lệ.
  •  X-quang: CT Scanner, mặt nghiêng, Blondeau. Thấy hình ảnh đường gãy vùng cành lên xương hàm trên.

- Gãy hoặc lún thành trước xoang hàm

  •  Chảy máu mũi.
  •  Bầm tím bờ dưới ổ mắt.
  •  Có thể tê bì ở má bên tổn thương.
  •  Ấn vào vùng hố nanh có điểm đau chói hoặc có thể thấy tiếng lạo xạo, dấu hiệu vỡ nhiều mảnh.
  •  X quang: CT Scanner, Blondeau, Hirzt: Thấy hình ảnh tổn thương thành trước xoang, mờ xoang hàm.

- Gãy bờ dưới ổ mắt và sàn ổ mắt

  •  Chảy máu mũi.
  •  Xuất huyết kết mạc mi dưới.
  •  Tê bì vùng má, có thể có dấu hiệu nhìn song thị.
  •  Mắt lõm.
  •  Sờ bờ dưới hốc mắt thấy điểm đau chói hoặc có thể thấy khuyết bậc thang.
  •  X-quang: CT Scanner Blondeau: thấy hình ảnh tổn thương bờ dưới ổ mắt.

- Gãy mỏm khẩu cái và vòm khẩu cái

  •  Chảy máu miệng, máu mũi, sặc khi ăn.
  •  Bịt mũi khi bệnh nhân thở hơi thoát ra ở miệng.
  •  X quang: CT Scanner: thấy hình ảnh tổn thương mỏm khẩu cái.

1.2. Gãy toàn bộ

Bệnh nhân có thể bị choáng, hoặc kèm chấn thương sọ não. Tùy đường gãy mà có các biểu hiện tại chỗ khác nhau.

a. Gãy dọc

- Lâm sàng

  •  Chảy máu mũi, miệng.
  •  Khớp cắn sai.
  •  Khe giữa hai răng cửa giữa hoặc răng cửa bên rộng ra.
  •  Dọc giữa vòm miệng thấy đường bầm tím hoặc rách niêm mạc.
  •  Khám xương hàm trên thấy di động.

- X quang : CT Scanner, Blondeau, Belot hàm trên: có hình ảnh tổn thương dọc giữa hay dọc bên xương hàm trên.

b. Gãy ngang: Có 3 thể gãy

- Gãy Lefort I

  •  Bầm tím môi trên và nghách lợi.
  •  Khớp cắn sai, há miệng hạn chế.
  •  Đau khi ấn dọc từ gai mũi trước đến lồi củ xương hàm trên.
  •  Di động xương hàm trên khi khám.
  •  X-quang: CT Scanner, phim mặt thẳng và nghiêng: có hình ảnh đường gãy ngang qua trên cuống răng. Gãy 1/3 dưới chân bướm.

- Gãy Lefort II

  •  Mặt sưng nề, tụ máu màng tiếp hợp và ổ mắt hai bên.
  •  Chảy máu tươi qua mũi.
  •  Khớp cắn sai.
  •  Có dấu hiệu di động xương hàm trên.
  •  X quang: CT scanner, phim mặt thẳng và nghiêng, Blondeau: có hình ảnh đường gãy qua giữa xương chính mũi qua mỏm lên xương hàm trên, qua xương lệ ra ngoài cắt bờ dưới hốc mắt cạnh hoặc qua lỗ dưới ổ mắt, cắt qua 1/3 giữa xương chân bướm ngoài. Có hình ảnh mờ xoang hàm.

- Gãy Lefort III

  •  Mặt phù nề to, bầm tím quanh hốc mắt hai bên, tụ máu màng tiếp hợp, song thị.
  •  Khớp cắn sai, tầng giữa mặt bị đẩy tụt và ra sau xuống dưới.
  •  Có thể sở thấy các đầu xương di lệch.
  •  X quang: Tư thế mặt thẳng, nghiêng, Blondeau, Hizt hoặc C.T. Scaner : có hình ảnh đường gãy qua xương chính mũi sát chỗ nối trán – mũi đến mỏm lên xương hàm trên, cắt qua 1/3 trên xương chân bướm ngoài. Cắt rời xương tiếp gò má.

2. Chẩn đoán phân biệt

Gãy xương hàm trên luôn có các triệu chứng lâm sàng và X quang rõ rệt nên không cần chẩn đóan phân biệt. Lưu ý : phát hiện các trường hợp có chấn thương sọ não kèm theo để xử trí thích hợp.

IV. ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM TRÊN

1. Nguyên tắc

  •  Nắn chỉnh lại xương gãy.
  •  Cố định xương gãy.
  •  Ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
  •  Điều trị phải phục hồi chức năng và thẩm mỹ.

2. Điều trị cụ thể

a. Điều trị bằng phẫu thuật treo xương hàm trên.

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên da.

- Rạch da đuôi cung mày.
- Nắn chỉnh và cố định

  •  Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.
  •  Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.
  •  Treo xương hàm trên vào mấu ngoài ổ mắt

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

b. Điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương hàm trên bằng nẹp vít

- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế các đường rạch trên da và niêm mạc.

  •  Đường rạch ngách tiền đình hàm trên cách ranh giới lợi dính khoảng 3 mm để kết hợp xương ở trụ gò má và trụ hàm trên.
  •  Đường rạch qua đuôi cung mày để kết hợp máu ngoài ổ mắt.
  •  Đường dưới mi dưới để kết hợp bờ dưới ổ mắt.

- Nắn chỉnh và cố định.

  •  Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.
  •  Cố định 2 hàm đúng khớp cắn bằng cung Tigeursted, hoặc nút Ivy, hoặc vít neo chặn.
  •  Kết hợp xương hàm trên bằng nẹp vít

- Cầm máu.

- Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.

V TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

  •  Điều trị sớm và đúng nguyên tắc sẽ cho kết quả tốt.
  •  Điều trị muộn và sai nguyên tắc có thể gây ra tai biến, di chứng trầm trọng, làm ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.

2. Biến chứng

  •  Nhiễm trùng.
  •  Khớp cắn sai.
  •  Hạn chế há miệng.

VI. PHÒNG BỆNH

  •  Các biện pháp đề phòng tai nạn giao thông.
  •  Có các phương tiện bảo hộ trong các trường hợp tai nạn giao thông và lao động.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Sai khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Sai khớp cắn loại III do kém phát triển xương hàm trên - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Sai khớp cắn loại II do xương hai hàm - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015 

U xương răng - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Tin liên quan
Dẫn lưu bàng quang trên xương mu là gì?
Dẫn lưu bàng quang trên xương mu là gì?

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu giúp dẫn nước tiểu trực tiếp ra khỏi bàng quang khi người bệnh không thể tự đi tiểu. Một số trường hợp cần dẫn lưu bàng quang gồm có bí tiểu (không thể tự đi tiểu), tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) và sa tạng vùng chậu.

Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?
Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 6 tháng tuổi có nổi gờ xương trên đỉnh đầu là do thóp chưa liền hay bị làm sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  864 lượt xem

Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Khi nào thai nhi sẽ tụt xuống?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  651 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho tôi biết khi nào em bé trong bụng sẽ tụt xuống được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để ngủ ngon trong suốt thời gian chỉ nằm nghỉ trên giường?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  711 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Xương mũi em bé hơi ngắn, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2788 lượt xem

Năm nay em 21 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 14 tuần, em đi siêu âm, các chỉ số như sau: Tim thai 135l/p, đường kính lưỡng đỉnh 26mm, đường kính ngang bụng 25mm, chiều dài xương đùi 13mm, chu vi bụng 80mm, cân nặng 93g và xương mũi 2.3mm. Bs bảo xương mũi bé hơi ngắn, cần theo dõi thêm và hẹn tháng sau tái khám. Em và chồng đều có sống mũi cao. Xem trên mạng thấy nói "xương mũi ngắn thường liên quan đến bệnh Down" nên em rất lo lắng. Nhờ bs giải đáp giúp ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây