1

U xương răng - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

I. ĐỊNH NGHĨA 

U xương răng là khối u lành tính ở xuong hàm có nguồn gốc từ ngoại trung mô.

II. NGUYÊN NHÂN

Ít đuợc biết đến, u phát sinh từ tế bào ngoại trung mô ở vùng trung mô ở vùng quanh răng, đó là tế bào tạo xương răng.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

1.1. Lâm sàng

a. Cơ năng

Xuất hiện các cơn đau như viêm tủy ở răng nguyên nhân.

b. Thực thể

- Ngoài mặt

  •  Thường không có triệu chứng đặc hiệu.
  •  Khi u phát triển to có thể có bội nhiễm viêm sưng tấy đỏ ngoài mặt và gây viêm xương và rò ra ngoài da
  •  Khi u phát triển gây viêm xương có thể thấy đường dò mủ ngoài mặt tương ứng.

- Trong miệng

  •  Khi u còn nhỏ ít có triệu chứng.
  •  Có thể có khối phồng xương , gianh giới không rõ.
  •  Hoặc có dò mủ tương ứng vùng răng nguyên nhân.
  •  Có biểu hiện bệnh lý ở răng nguyên nhân.Thử tủy thường dương tính.

1.2. Cận lâm sàng

  •  X quang thường quy: Thường là một khối cản tương đối đồng nhất, hình tròn liền với 1 hay nhiều chân răng, xung quanh vùng cản quang là vùng sang mỏng, bờ rõ ràng.
  •  CT Scanner: Xác định kích thước u và những liên quan với mô xung quanh.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

Phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ u và răng.

2. Điều trị cụ thể

Phẫu thuật cắt u

  •  Vô cảm.
  •  Rạch niêm mạc tiền đình vùng u.
  •  Tách bóc bộc lộ khối u.
  •  Cắt bỏ khối u.
  •  Kiểm soát vùng phẫu thuật.
  •  Khâu phục hồi.
  •  Kháng sinh.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

Nếu điều trị phẫu thuật lấy bỏ được toàn bộ u thì kết quả tốt.

2. Biến chứng

  •  Loét, nhiễm trùng, hoại tử u.
  •  Ảnh hưởng thẩm mỹ.

VI. PHÒNG BỆNH

  •  Khám kiểm tra răng hàm mặt định kỳ để phát hiện u.
  •  Thiết lập kế hoạch điều trị toàn diện cho bệnh nhân.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Gãy xương hàm trên - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Sâu răng sữa  - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Viêm tủy răng sữa - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Tin liên quan
Người bị loãng xương có thể trồng răng implant không?
Người bị loãng xương có thể trồng răng implant không?

Trồng răng implant là phương pháp thay thế răng hiệu quả và an toàn với cả những người bị loãng xương.

Loãng xương có ảnh hưởng đến răng không?
Loãng xương có ảnh hưởng đến răng không?

Loãng xương là một bệnh về xương xảy ra khi khối lượng và mật độ xương giảm. Điều này khiến xương trở nên suy yếu và làm tăng nguy cơ gãy xương. Nhiều người thắc mắc không biết loãng xương có ảnh hưởng đến răng hay không. Câu trả lời là loãng xương không ảnh hưởng trực tiếp đến răng.

Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Khi nào thai nhi sẽ tụt xuống?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  651 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho tôi biết khi nào em bé trong bụng sẽ tụt xuống được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tẩy trắng răng khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  474 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có thể đi làm trắng răng khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên đi làm sạch răng khi mang thai không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  465 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai thì có nên đi làm sạch răng không ạ? Việc chăm sóc răng miệng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng có bất thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  652 lượt xem

Em sinh bé lúc 36 tuần, bé nặng 2,4kg. Hiện tại bé được 10 tháng rồi và nặng 7kg ạ. Bé bò rất nhanh, đã đứng vững và có thể đi được khoảng 2 bước. Bé bú sữa mẹ và cả sữa công thức, ngày được 400ml, cộng thêm 3 bữa ăn dặm, mỗi bữa được nữa chén, có hôm 1 chén. Ban ngày bé ngủ khoảng 4 tiếng, ban đêm từ 9h tối đến 6h sáng, nhưng cứ 2-3h lại ọ ẹ dậy đòi ti mẹ rồi mới ngủ tiếp. Bây giờ bé 10 tháng rồi mà vẫn chưa mọc cái răng nào, như vậy có bất thường không ạ? Bé có đi xét nghiệm máu, các chỉ số khác đều bình thường, tuy nhiên có vài chỉ số bị cao hoặc thấp quá, đó là: ALT 23.16; AST 47; Creatinin 38.9; Ure 4.3 %LYMPH 63.0; %NEUT 20.7; PLT 507. Em không đến lấy trực tiếp được nên không được tư vấn. Các chỉ số trên có bình thường không ạ? Em muốn bổ sung canxi và vitamin D cho bé thì bổ sung như thế nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây