Sai khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên - Bộ y tế 2015
I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, nhưng tương quan xương hàm trên nhô ra trước so với cấu trúc nền sọ, xương hàm dưới ở vị trí bình thường.
II. NGUYÊN NHÂN
- Di truyền
- Thói quen xấu: thở miệng, bú bình kéo dài không được điều trị sớm.
- Không rõ nguyên nhân.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định:
1.1. Lâm sàng
a. Ngoài mặt
- Kiểu mặt lồi khi nhìn nghiêng.
- Góc mũi môi nhọn.
b. Trong miệng
- Ở tư thế cắn trung tâm
- Tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai hàm: múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
- Tương quan răng nanh loại II một bên hoặc hai bên theo phân loại Angle.
- Độ cắn chìa có thể tăng.
- Trục các răng cửa hàm dưới thường ngả trước nhiều và trồi cao để bù trừ sự mất cân xứng xương hai hàm.
- Thường có khớp cắn sâu.
- Cung hàm trên có thể bình thường hoặc hẹp.
- Đường cong Spee sâu.
- Có thể có các triệu chứng của thói quen xấu gây ra sai khớp cắn loại II.
1.2. Cận lâm sàng
a. Trên mẫu hàm thạch cao
- Tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại II.
- Tương quan răng nanh loại II.
- Độ cắn chìa tăng.
b. X quang phim sọ nghiêng (Cephalometrics)
- Tương quan xương hai hàm loại II
- Số đo góc ANB tăng.
- Chỉ số Wits tăng.
- Xương hàm trên nhô ra trước so với nền sọ
- Số đo góc SNA tăng.
- Chỉ số A-N Perp tăng.
- Xương hàm dưới bình thường
- Số đo góc SNB nằm trong giá trị bình thường.
- Chỉ số Pog-NPerp bình thường.
- Góc trục mặt bình thường.
2. Chẩn đoán phân biệt
- Sai khớp cắn loại II do răng: Phân biệt dựa vào phim X quang sọ nghiêng với đặc điểm tương quan xương hai hàm là loại I.
- Sai khớp cắn loại II do xương hàm dưới: Phân biệt dựa vào phim X quang sọ nghiêng Cephalometrics với các đặc điểm:
- Số đo góc SNA bình thường,
- Chỉ số A-Nper bình thường.
- Số đo góc SNB giảm.
- Chỉ số Pog-Nper tăng.
- Sai khớp cắn loại II do xương hai hàm: Phân biệt dựa vào phim X quang sọ nghiêng với các đặc điểm:
- Số đo góc SNA tăng.
- Số đo góc SNB giảm.
- Chỉ số A-Nperp tăng.
- Chỉ số Pog-Nper tăng.
IV. ĐIỀU TRỊ
1.Nguyên tắc
- Tạo lập lại tương quan hai hàm lý tưởng nhất là lý tưởng nhất là tương quan xương loại I, khớp cắn loại I cả răng hàm lớn và răng nanh, nếu không thì ít nhất phải đạt được tương quan răng nanh loại I.
- Cải thiện về thẩm mỹ.
- Đảm bảo độ ổn định.
2. Điều trị cụ thể
a. Bệnh nhân còn trong thời kỳ tăng trưởng
- Ngăn chặn sự phát triển của xương hàm trên bằng khí cụ Headgear tùy theo các trường hợp :
- Sử dụng Headgear kéo cao nếu bệnh nhân có khớp cắn hở, kiểu mặt dài.
- Sử dụng Headgear kéo thấp nếu bệnh nhân có khớp cắn sâu.
- Sử dụng Headgear kéo phối hợp nếu độ cắn phủ bình thường.
- Lực kéo Headgear mỗi bên: 350- 450gram.
- Thời gian đeo Headgear trong ngày: ít nhất 14 h/ngày.
- Thời gian điều trị với Headgear: thường khoảng 6 tháng đến 12 tháng.
- Đánh giá lại tương quan xương hai hàm trên phim X quang.
- Tạo lập lại tương quan răng hai hàm:
- Gắn mắc cài hai hàm.
- Sắp xếp và làm thẳng các răng theo chiều ngang và chiều đứng.
- Hoàn thiện.
- Điều trị duy trì.
b. Bệnh nhân đã hết thời kỳ tăng trưởng
- Điều trị bù trừ (ngụy trang)
- Nhổ răng tạo khoảng
- Sắp xếp kéo lùi các răng trước.
- Điều chỉnh tương quan răng hai hàm cho tới khi đạt khớp cắn loại I, ít nhất phải đạt được tương quan răng nanh loại I.
- Hoàn thiện.
- Điều trị duy trì.
- Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trên: áp dụng trong các trường hợp nặng không thể điều trị bù trừ bằng nắn chỉnh răng đơn thuần.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
- Tình trạng khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên thường gây sang chấn các răng trước hai hàm, viêm quanh răng và có thể gây mất răng sớm, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.
- Nếu điều trị đúng phác đồ nói trên thì tiên lượng tốt.
2. Biến chứng
- Sang chấn các răng trước hai hàm.
- Đau khớp thái dương hàm.
- Rối loạn khớp thái dương hàm.
VI. PHÒNG BỆNH
- Cần khám, phát hiện và điều trị sớm loại bỏ các thói quen xấu.
- Điều trị sớm khi bệnh nhân còn trong thời kỳ tăng trưởng.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Viêm khớp tự phát thiếu niên, hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp thiếu niên, là loại viêm khớp phổ biến nhất ở trẻ em. Viêm khớp là một tình trạng với các triệu chứng đặc trưng là cứng, sưng và đau ở các khớp.
Vấn đề loãng xương thường không được phát hiện cho đến khi xương quá yếu và bị gãy. Khi đã bị gãy xương một lần do loãng xương thì sẽ rất dễ tiếp tục bị gãy trong tương lai.
Mụn cóc có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả khuôn mặt.
Vì vitamin D quan trọng đối với sự phát triển của xương nên nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về lợi ích của việc bổ sung vitamin D đối với tình trạng đau nhức xương khớp.
- 1 trả lời
- 1033 lượt xem
Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?
- 1 trả lời
- 1496 lượt xem
Bé trai nhà em hiện giờ đang được 12 tháng 10 ngày tuổi. Bé nặng 7,4kg ạ. Lúc sinh bé chỉ nặng 2,4kg. Bé có vẻ trông nhỏ hơn so với các bạn cùng trang lứa, mặc dù bé khỏe, ít ốm ạ. Hàng ngày em cho bé ăn 3 bữa cháo và bú thêm sữa glico dưới 1 tuổi. Mỗi lần bé bú được 110-150ml sữa. Thời gian bé được 6 tháng tuổi thì em phải đi mổ xoắn u nang nên bé phải dừng bú mẹ trong vòng 7 tuần. Em có thử tất cả các loại sữa công thức cho bé và phát hiện ra bé bị dị ứng đạm sữa bò. Do uống xong thì bé trớ và người mẩn đỏ ạ. Hiện giờ bé đã hơn 1 tuổi, em muốn đổi sữa Glico cho trẻ hơn 1 tuổi cho bé mà con không chịu uống. Em không biết nên đổi luôn sang sữa khác hay là sẽ uống xen kẽ cả sữa cũ, sữa mới cho bé tập quen dần ạ? Uống xen kẽ thì hệ tiêu hóa của bé có ảnh hưởng gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1140 lượt xem
- Bác sĩ có thể cho tôi biết loại thuốc nào cần phải ngừng uống khi muốn có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 761 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho tôi biết khi nào em bé trong bụng sẽ tụt xuống được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 995 lượt xem
- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?