1

Sai khớp cắn loại I - Bộ y tế 2015 

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

I. ĐỊNH NGHĨA

Là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, tương quan xương hai hàm bình thường, nhưng các răng phía trước lệch lạc ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng.

II. NGUYÊN NHÂN

1. Các rối loạn trong quá trình phát triển

  •  Thiếu răng bẩm sinh.
  •  Bất thường hình thể răng.
  •  Thừa răng.
  •  Răng mọc lạc chỗ.
  •  Răng ngầm.

2. Di truyền

Biểu hiện là sự bất cân xứng giữa kích thước cung hàm và kích thước răng.

3. Chấn thương

  •  Tổn thương mầm răng vĩnh viễn.
  •  Mất răng sữa dẫn đến thay đổi vị trí mọc của răng vĩnh viễn.
  •  Chấn thương ảnh hưởng trực tiếp lên răng vĩnh viễn

4. Các thói quen xấu

  •  Mút ngón tay.
  •  Đẩy lưỡi.
  •  Thở miệng...

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

1.1. Lâm sàng

a. Ngoài mặt: Mặt cân đối, kiểu mặt thẳng hoặc lồi. Môi có thể bình thường hoặc không khép kín.

b. Trong miệng

- Tương quan răng hàm lớn thứ nhất là loại I theo Angle

- Tương quan răng nanh loại I hoặc II

- Có thể có biểu hiện các dạng lệch lạc răng:

  •  Răng mọc chen chúc, răng mọc ngoài cung, hoặc xoay, hoặc kẹt.
  •  Khe thưa giữa các răng với các mức độ khác nhau tùy trường hợp: Có thể do bất cân xứng kích thước răng và cung hàm, hoặc có răng thừa hoặc thiếu răng, hoặc có phanh môi bám thấp.

- Có thể có khớp cắn sâu.

- Độ cắn trùm tăng.

- Có thể đường cong spee sâu.

- Có thể có cắn hở.

- Có thể có cắn chéo.

- Có thể có vẩu răng hai hàm.

- Có thể thiếu răng trên cung hàm hoặc còn răng sữa quá tuổi thay.

- Có thể có răng mọc lạc chỗ.

1.2. Cận lâm sàng

- Mẫu hàm thạch cao

Tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại I.

- X quang

- Trên phim sọ nghiêng (Cephalometrics)

  •  Tương quan xương hai hàm loại I:
  •  Số đo góc ANB: 0 < góc ANB< 2.
  •  Chỉ số Wits bình thường.

- Trên phim toàn cảnh Panorama: Có thể thấy hình ảnh răng thừa, răng ngầm, lệch lạc răng, thiếu răng, Odontoma...

2. Chẩn đoán phân biệt

  •  Lệch lạc răng do sai khớp cắn loại II: phân biệt dựa vào tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai hàm trên lâm sàng, X quang.
  •  Lệch lạc răng do sai khớp cắn loại III: phân biệt dựa vào tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai hàm trên lâm sàng, X quang.

IV. ĐIỀU TRỊ

1.Nguyên tắc

  •  Tạo lập lại tương quan hai hàm lý tưởng với tương quan răng nanh loại I.
  •  Cải thiện về thẩm mỹ.
  •  Đảm bảo độ ổn định.

2. Điều trị cụ thể

a. Nhổ các răng có chỉ định nhổ

  •  Các răng thừa.
  •  Trường hợp thiếu khoảng do mất cân xứng kích thước răng và hàm.
  •  Răng ngầm không có chỉ định nắn chỉnh.

b. Điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây lệch lạc răng

  •  Cắt bỏ phanh môi bám thấp
  •  Cắt bỏ phanh lưỡi bám bất thường
  •  Điều trị loại bỏ các thói quen xấu gây lệch lạc răng....

c. Điều trị lệch lạc răng và tạo lập tương quan hai hàm về mức tối ưu

- Gắn mắc cài

- Đi dây cung thích hợp

- Sắp xếp và làm đều các răng theo chiều đứng và chiều ngang tùy từng trường hợp:

  •  Trường hợp có răng chen chúc: Đóng khoảng sau khi nhổ răng và làm đều các răng.
  •  Trường hợp có khe thưa: Đóng khe thưa hoặc tạo chỗ để làm phục hình răng nếu cần.
  •  Trường hợp có cắn sâu: làm trồi các răng phía sau, lún các răng phía trước, làm phẳng đường cong Spee.
  •  Trường hợp có cắn hở: Đóng khoảng hở liên hàm.
  •  Trường hợp có cắn chéo: Giải phóng điểm cản trở gây dịch chuyển chức năng, hoặc nong rộng hàm.
  •  Trường hợp vẩu hai hàm: Kéo lùi khối răng trước ra sau.
  •  Trường hợp có răng ngầm: Loại bỏ yếu tố cản trở, bộc lộ răng ngầm, gắn khí cụ và đưa răng về vị trí mong muốn.
  •  Trường hợp răng mọc lạc chỗ: Đưa răng về đúng vị trí hoặc đổi chỗ mà vẫn đảm bảo chức năng
  •  Trường hợp thiếu răng: Đóng khoảng hoặc tạo khoảng để làm phục hình.

- Hoàn thiện.

- Duy trì kết quả điều trị.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

  •  Sai khớp cắn loại I gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng. Nếu không được điều trị sớm còn có thể gây sang chấn các răng, sâu răng, viêm quanh răng...dẫn tới mất răng sớm.
  •  Nếu điều trị đúng phác đồ nói trên thì tiên lượng tốt.

2. Biến chứng

  •  Sang chấn các răng.
  •  Đau khớp thái dương hàm.
  •  Rối loạn khớp thái dương hàm.
  •  Mất răng sớm.

VI. PHÒNG BỆNH

  •  Cần khám định kỳ, phát hiện và điều trị sớm.
  •  Chăm sóc răng miệng trẻ em để giữ được các răng sữa đến tuổi thay.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Sai khớp cắn loại II do xương hai hàm - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015 

Sai khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Sai khớp cắn loại II tiểu loại I do răng - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Sai khớp cắn loại II tiểu loại II do răng - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Một số loại thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Một số loại thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính hiện chưa có thuốc chữa trị khỏi nhưng các nhà nghiên cứu cho biết một số loại thực phẩm có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh.

Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, gồm có thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), thuốc sinh học, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc ức chế JAK. Người bệnh có thể phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

5 loại viêm khớp thường xảy ra ở vai
5 loại viêm khớp thường xảy ra ở vai

Vai là một trong những bộ phận chuyển động nhiều nhất trên cơ thể và vì lý do này nên khớp vai có nguy cơ bị viêm và hao mòn cao hơn so với nhiều khớp khác. Có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể xảy ra ở vai, mỗi loại là do nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng điểm chung là đều gây đau nhức và giảm khả năng chuyển động của khớp.

Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có tác dụng phụ.

Các loại thuốc truyền tĩnh mạch điều trị viêm khớp dạng thấp
Các loại thuốc truyền tĩnh mạch điều trị viêm khớp dạng thấp

Điều trị viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu bằng thuốc đường uống. Nhưng đôi khi, thuốc đường uống không đủ để kiểm soát và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể phải điều trị bằng các loại thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Loại thuốc nào cần ngừng uống khi muốn có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1115 lượt xem

- Bác sĩ có thể cho tôi biết loại thuốc nào cần phải ngừng uống khi muốn có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm sao khi bị cám dỗ bởi các loại thuốc ngủ trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  961 lượt xem

- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?

Có nên ăn cá và các loại hải sản khác khi mang bầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  595 lượt xem

- Thưa bác sĩ, sở trường của tôi là các món cá và hải sản. Hiện tôi đang có thai, không biết tôi có nên ăn cá và các loại hải sản khác không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  983 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Các loại tinh dầu tốt cho trẻ sơ sinh là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  386 lượt xem

Em muốn hỏi có những loại tinh dầu nào tốt cho trẻ sơ sinh và đối với tinh dầu thì cần sử dụng như thế nào cho đúng ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây