1

Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, gồm có thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), thuốc sinh học, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc ức chế JAK. Người bệnh có thể phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khớp khỏe mạnh. Điều này khiến cho khớp bị viêm, sưng và đau.

Tác dụng chính của các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp là ngăn chặn tình trạng viêm và từ đó ngăn ngừa tổn thương khớp.

Dưới đây là các nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp chính.

DMARD và thuốc sinh học

DMARD

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (disease-modifying antirheumatic drug - DMARD) có tác dụng giảm viêm. Không giống như nhiều loại thuốc khác chỉ giúp giảm viêm và đau tạm thời, DMARD có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều này có nghĩa là thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ hỏng khớp theo thời gian.

Các loại DMARD được sử dụng phổ biến nhất để điều trị viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • hydroxychloroquine (Plaquenil)
  • leflunomide (Arava)
  • methotrexate (Trexall)
  • sulfasalazine (Azulfidine)

Thuốc sinh học

Thuốc sinh học là các loại thuốc tiêm. Các loại thuốc này ngăn chặn các con đường gây viêm do các tế bào miễn dịch tạo ra. Điều này làm giảm tình trạng viêm và giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp. Bác sĩ thường kê thuốc sinh học khi người bệnh đã dùng DMARD mà tình trạng bệnh không cải thiện.

Thuốc sinh học không phù hợp với những người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị nhiễm trùng. Lý do là vì thuốc sinh học có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

Các loại thuốc sinh học phổ biến nhất gồm có:

  • abatacept (Orencia)
  • adalimumab (Humira)
  • certolizumab pegol (Cimzia)
  • etanercept (Enbrel)
  • golimumab (Simponi)
  • infliximab (Remicade)
  • rituximab (Rituxan)
  • tocilizumab (Actemra)

Thuốc ức chế Janus kinase (JAK)

Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc ức chế JAK nếu DMARD hoặc thuốc sinh học không có hiệu quả. Những loại thuốc này tác động đến gen và hoạt động của các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Thuốc ức chế JAK giúp ngăn chặn phản ứng viêm và ngăn ngừa tổn thương khớp và mô.

Các loại thuốc ức chế JAK gồm có:

  • baricitinib (Olumiant)
  • tofacitinib (Xeljanz, Xeljanz XR)
  • upadacitinib (Rinvoq)

Trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế JAK, người bệnh nên tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết, nhất là các loại vắc xin sống như vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR). Lý do là vì thuốc ức chế JAK sẽ làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch với vắc xin.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc ức chế JAK gồm có:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên, ví dụ như nhiễm trùng xoang hoặc cảm lạnh thông thường
  • Nghẹt mũi
  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Cúm
  • Zona thần kinh
  • Nhiễm trùng bàng quang

Acetaminophen

Acetaminophen là một loại thuốc mà người bệnh có thể mua mà không cần đơn của bác sĩ. Loại thuốc này có dạng viên uống và thuốc đặt hậu môn.

Acetaminophen có thể giúp làm giảm các cơn đau nhẹ đến vừa nhưng không có tác dụng chống viêm. Vì vậy, loại thuốc này không có hiệu quả tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Còn nhiều loại thuốc khác hiệu quả hơn trong việc giảm viêm và điều trị cơn đau do viêm khớp dạng thấp.

Sử dụng acetaminophen có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan nghiêm trọng, bao gồm cả suy gan. Người bệnh không nên dùng hai loại thuốc có chứa acetaminophen cùng lúc.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm khớp dạng thấp. NSAID có hiệu quả hơn so với các thuốc giảm đau khác trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp nhờ tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm.

Đối với các cơn đau nhẹ đến vừa, người bệnh có thể sử dụng NSAID không kê đơn. Nếu đã dùng NSAID không kê đơn mà không hiệu quả thì người bệnh cần chuyển sang các loại NSAID kê đơn mạnh hơn.

Một số tác dụng phụ thường gặp của NSAID gồm có:

  • Đau bụng, khó tiêu
  • Loét thủng dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu
  • Tổn thương thận

Trong một số ít trường hợp, NSAID có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Nếu sử dụng NSAID trong thời gian dài, người bệnh sẽ phải làm xét nghiệm chức năng thận định kỳ, đặc biệt là những người đang mắc bệnh thận.

Ibuprofen

Ibuprofen là loại NSAID được sử dụng phổ biến nhất. Người lớn có thể dùng ibuprofen cách 4 – 6 tiếng một lần, không nên dùng nhiều hơn trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Dùng ibuprofen liên tục trong thời gian dài có thể gây xuất huyết dạ dày. Người lớn tuổi có nguy cơ gặp phải vấn đề này cao hơn.

Ibuprofen có cả dạng kê đơn. Dạng kê đơn chứa hàm lượng hoạt chất cao hơn so với dạng không kê đơn. Ibuprofen có thể được sử dụng kết hợp với opioid, cũng là một nhóm thuốc giảm đau. Một số loại opioid thường được dùng cùng với ibuprofen gồm có:

  • hydrocodone
  • oxycodone

Naproxen

Naproxen là một loại NSAID không kê đơn, thường được sử dụng thay cho ibuprofen. Naproxen có ít tác dụng phụ hơn một chút so với ibuprofen. Naproxen cũng có cả dạng kê đơn với hàm lượng hoạt chất cao hơn dạng không kê đơn.

Aspirin

Aspirin là một loại thuốc giảm đau đường uống. Loại thuốc này thường được sử dụng để giảm các cơn đau nhẹ, sốt và viêm. Aspirin còn được sử dụng để ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

NSAID kê đơn

Nếu đã dùng NSAID không kê đơn mà các triệu chứng viêm khớp dạng thấp không thuyên giảm, người bệnh có thể sẽ phải chuyển sang NSAID kê đơn. NSAID kê đơn và không kê đơn đều được dùng qua đường uống. Các loại NSAID kê đơn phổ biến nhất gồm có:

  • celecoxib
  • ibuprofen (hàm lượng cao)
  • nabumeton
  • naproxen
  • naproxen (hàm lượng cao)
  • piroxicam

Các loại thuốc khác trong nhóm NSAID còn có:

  • diclofenac
  • diflunisal
  • indomethacin
  • ketoprofen
  • etodolac
  • fenoprofen
  • flurbiprofen
  • ketorolac
  • meclofenamate
  • mefenamic
  • meloxicam
  • oxaprozin
  • sulindac
  • salsalate
  • tolmetin

Thuốc kết hợp diclofenac/misoprostol

Đây là một loại thuốc đường uống chứa hai hoạt chất là diclofenac với misoprostol (cả hai đều là NSAID). Một tác dụng phụ của các loại NSAID là loét dạ dày. Loại thuốc kết hợp này giúp giảm nguy cơ loét dạ dày.

Capsaicin

Capsaicin là một loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng làm giảm cơn đau nhẹ do viêm khớp dạng thấp. Người bệnh thoa trực tiếp capsaicin lên những vùng bị đau nhức trên cơ thể.

Diclofenac dạng gel

Diclofenac dạng gel là một loại NSAID được dùng ngoài da, đã được phê duyệt để điều trị đau khớp, bao gồm cả cơn đau khớp ở bàn tay và đầu gối.

Diclofenac dạng gel cũng có các tác dụng phụ tương tự như các NSAID đường uống. Tuy nhiên, khi thoa ngoài da, chỉ có khoảng 4% lượng hoạt chất được hấp thụ vào cơ thể. Điều này có nghĩa nguy cơ xảy ra tác dụng phụ sẽ thấp hơn.

Diclofenac dạng lỏng

Diclofenac dạng lỏng được sử dụng để điều trị cơn đau đầu gối.

Thuốc giảm đau opioid

Opioid là nhóm thuốc giảm đau mạnh nhất hiện nay. Các loại thuốc này chỉ có dạng kê đơn.

Opioid có cả dạng uống và dạng tiêm. Thuốc giảm đau opioid chỉ được sử dụng cho những trường hợp viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng gây đau dữ dội vì opioid có thể gây phụ thuộc. Nếu sử dụng thuốc giảm đau opioid, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ.

Người bệnh nên sử dụng thêm các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khác ngoài opioid vì opioid chỉ có tác dụng làm giảm cảm giác đau. Các loại thuốc này không làm chậm sự tiến triển của bệnh và không ngăn ngừa tình trạng viêm.

Các loại thuốc trong nhóm opioid gồm có:

  • codeine
  • thuốc kết hợp acetaminophen/ codeine
  • fentanyl
  • hydrocodone
  • hydromorphone
  • meperidin
  • methadone
  • morphine
  • oxycodone
  • oxymorphone
  • tramadol

Corticoid

Corticoid (corticosteroid), hay còn được gọi là steroid, có cả dạng thuốc uống và thuốc tiêm. Những loại thuốc này có thể giúp giảm viêm, đồng thời giảm đau và tổn thương do viêm. Tuy nhiên, không nên sử dụng corticoid trong thời gian dài.

Các loại thuốc trong nhóm này đi kèm nhiều tác dụng phụ như:

  • Tăng hường huyết
  • Viêm loét dạ dày
  • Cao huyết áp
  • Tác dụng phụ về tinh thần, chẳng hạn như dễ kích động, cáu gắt
  • Đục thủy tinh thể
  • Loãng xương

Các loại corticoid được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • betamethasone
  • cortisone
  • dexamethasone
  • hydrocortisone
  • methylprednisolone
  • prednisolone
  • prednisone

Thuốc ức chế miễn dịch

Những loại thuốc này làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch và nhờ đó giúp kiểm soát các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, làm suy giảm chức năng miễn dịch cũng đồng nghĩa với tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc bệnh. Nếu phải dùng thuốc ức chế miễn dịch, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.

Thuốc ức chế miễn dịch có cả dạng uống và dạng tiêm, ví dụ như cyclophosphamide.

Nên sử dụng loại thuốc nào để điều trị viêm khớp dạng thấp?

Bác sĩ sẽ kê loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phù hợp nhất cho người bệnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh thực tế, tình trạng sức khỏe, các loại thuốc khác đang dùng và một số yếu tố khác. Tuy rằng không thể trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng các loại thuốc kể trên có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, giảm nguy cơ hỏng khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cần làm gì khi thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp không còn hiệu quả?
Cần làm gì khi thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp không còn hiệu quả?

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Những loại thuốc này ngăn chặn phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức gây tổn thương khớp, nhờ đó giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên, DMARD không phải lúc nào cũng có tác dụng ngay từ đầu. Nếu đã dùng DMARD nhưng vẫn bị đau, có thể bạn sẽ cần chuyển sang loại thuốc khác hoặc kết hợp một số loại thuốc khác với DMARD để giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học

Thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học hay thuốc sinh học là một nhóm thuốc mới được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis). Nhóm thuốc này giúp cải thiện đáng kể việc điều trị cho nhiều người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp: DMARD và thuốc ức chế TNF-alpha
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp: DMARD và thuốc ức chế TNF-alpha

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) là một trong những phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhất. Các loại thuốc này giúp giảm viêm, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.

Khi nào cần thay đổi thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp?
Khi nào cần thay đổi thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tiến triển và phác đồ điều trị cũng có thể cần thay đổi theo thời gian. Dưới đây là 7 lý do chính cần điều chỉnh thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.

Các loại viêm khớp dạng thấp và cách điều trị
Các loại viêm khớp dạng thấp và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn là các bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm mô khỏe mạnh của chính cơ thể. Viêm khớp dạng thấp là do hệ miễn dịch tấn công mô khớp và dẫn đến viêm. Viêm khớp dạng thấp là một trong những loại viêm khớp phổ biến nhất.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây