1

Khi nào cần thay đổi thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tiến triển và phác đồ điều trị cũng có thể cần thay đổi theo thời gian. Dưới đây là 7 lý do chính cần điều chỉnh thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.
Khi nào cần thay đổi thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp? Khi nào cần thay đổi thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp?

1. Các triệu chứng không được kiểm soát

Sau khi điều trị, các triệu chứng như đau và cứng khớp có thể sẽ giảm so với lúc trước khi điều trị nhưng nếu các triệu chứng vẫn kéo dài dai dẳng thì bạn nên đi khám. Mục tiêu của việc điều trị viêm khớp dạng thấp là đưa bệnh vào giai đoạn thuyên giảm. Đây là giai đoạn mà bệnh có mức độ hoạt động thấp và các triệu chứng biến mất hoặc gần như biến mất hoàn toàn.

Để kiểm soát các triệu chứng tốt hơn, bác sĩ có thể sẽ cho tăng liều dùng thuốc hiện tại hoặc kê loại thuốc khác (thay cho thuốc đang dùng hoặc dùng cùng với loại thuốc đang dùng). Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần sử dụng nhiều loại thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) cùng lúc.

2. Các triệu chứng tái phát

Nếu các triệu chứng quay trở lại sau một thời gian thuyên giảm thì rất có thể phác đồ điều trị hiện tại đã không còn hiệu quả. Có thể cơ thể đã trở nên “nhờn thuốc” hoặc tình trạng bệnh đã tiến triển nặng thêm và loại thuốc đang dùng không thể kiểm soát được.

Bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh liều dùng thuốc, thay đổi thuốc hoặc thêm một loại thuốc khác vào phác đồ điều trị.

3. Xuất hiện triệu chứng mới

Các triệu chứng mới, chẳng hạn như đau ở các khớp khác, thường là dấu hiệu cho thấy bệnh đã tiến triển nặng thêm. Điều này có nghĩa là tình trạng viêm trong cơ thể đang không được kiểm soát. Để ngăn ngừa tình trạng viêm tiếp tục lan rộng và gây ảnh hưởng đến các khớp khác, người bệnh có thể cần phải thay đổi thuốc, dùng thêm loại thuốc khác hoặc tăng liều dùng loại thuốc hiện tại.

4. Gặp tác dụng phụ

Nếu gặp tác dụng phụ do thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên báo cho bác sĩ. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp gồm có đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi. Đôi khi, thuốc trị viêm khớp dạng thấp còn gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như phản ứng dị ứng có thể đe dọa đến tính mạng. Các loại thuốc sinh học còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu người bệnh gặp tác dụng phụ, bác sĩ có thể sẽ giảm liều dùng thuốc hoặc đổi sang loại thuốc khác. Ngoài ra, người bệnh có thể cần dùng thuốc để điều trị tác dụng phụ.

5. Cần phải điều trị bệnh lý khác

Nếu mắc một bệnh lý khác và cần phải dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để điều trị thì người bệnh cần báo cho bác sĩ. Thuốc hoặc thực phẩm chức năng điều trị các bệnh lý khác có thể tương tác với thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.

Luôn phải báo cho bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược nào trong thời gian sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.

6. Mang thai

Người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ khi biết mình mang thai. Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Một số loại thuốc còn có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú mẹ.

Người bệnh có thể sẽ phải tạm thời chuyển sang dùng loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khác trong thời gian mang thai và cho con bú.

7. Các triệu chứng biến mất

Nếu các triệu chứng biến mất thì có nghĩa là bệnh viêm khớp dạng thấp đã thuyên giảm và lúc này có thể giảm liều dùng thuốc, ngừng dùng một số loại thuốc hoặc đổi sang loại thuốc khác.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc thay đổi phác đồ điều trị có thể khiến bệnh tái phát và các triệu chứng quay trở lại.

Tóm tắt bài viết

Có rất nhiều loại thuốc để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Phác đồ điều trị ở mỗi ca bệnh là khác nhau và có thể cần thay đổi vì các lý do như bệnh không được kiểm soát, các triệu chứng tái phát, xuất hiện triệu chứng mới, loại thuốc đang dùng gây tác dụng phụ, mang thai hoặc bệnh thuyên giảm. Người bệnh không được tự ý thay đổi loại thuốc và liều dùng thuốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, gồm có thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), thuốc sinh học, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc ức chế JAK. Người bệnh có thể phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có tác dụng phụ.

Các loại thuốc truyền tĩnh mạch điều trị viêm khớp dạng thấp
Các loại thuốc truyền tĩnh mạch điều trị viêm khớp dạng thấp

Điều trị viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu bằng thuốc đường uống. Nhưng đôi khi, thuốc đường uống không đủ để kiểm soát và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể phải điều trị bằng các loại thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp: DMARD và thuốc ức chế TNF-alpha
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp: DMARD và thuốc ức chế TNF-alpha

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) là một trong những phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhất. Các loại thuốc này giúp giảm viêm, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.

Có nên dùng thuốc giảm đau opioid để điều trị viêm khớp dạng thấp không?
Có nên dùng thuốc giảm đau opioid để điều trị viêm khớp dạng thấp không?

Viêm khớp dạng thấp là một loại viêm khớp khá phổ biến với khoảng 20 triệu người mắc trên toàn thế giới. Đau, nhức và cứng khớp thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm khớp dạng thấp. Những tình trạng này khiến cho người bệnh khó thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở bàn tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây