Tất cả các loại mụn cóc đều là do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Có hơn 150 chủng HPV khác nhau nhưng chỉ một số trong đó gây hình thành mụn cóc. Mặc dù vậy nhưng mụn cóc vẫn là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải do virus có thể sống trên mọi loại bề mặt, chẳng hạn như khăn tắm, sàn nhà, tay nắm cửa hay bàn làm việc và xâm nhập vào cơ thể. Chúng cũng có thể phát triển mạnh trên da trong thời gian lên đến một năm trước khi mụn cóc xuất hiện. Vì những lý do này nên không thể xác định được bị nhiễm HPV ở đâu và như thế nào.
Mụn cóc có thể dễ dàng lây lan qua tiếp xúc nên không được chạm vào mụn cóc hay những nốt sần bất thường ở người khác. Mụn cóc cũng có thể lây từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể của chính mình nên sau khi chạm vào mụn cóc thì cần rửa tay ngay.
Mụn cóc có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng vì chúng lây truyền qua tiếp xúc thông thường nên chủ yếu xuất hiện ở trên bàn tay, ngón tay, mặt và bàn chân.
Vậy khi mụn cóc xuất hiện trên mặt thì cần phải làm thế nào?
Mụn cóc là những nốt mụn nhỏ, sờ vào có cảm giác cứng và thô ráp. Mụn cóc có các màu sắc khác nhau, có thể trùng màu da, màu xám, nâu hoặc hồng đỏ. Mụn cóc thường không đau và không phát triển thành ung thư.
Khi da mặt có những vết thương hở do gãi xước, do cạo râu hoặc mụn trứng cá thì sẽ dễ bị nhiễm virus gây mụn cóc hơn. Có hai loại mụn cóc phổ biến mọc trên mặt là:
Mụn cóc phẳng thường xuất hiện trên trán và má. Loại mụn cóc này có kích thước nhỏ, chỉ tương đương với hạt vừng hoặc lớn hơn một chút nhưng có thể mọc thành từng đám lớn, gồm nhiều mụn cóc sát nhau. Chúng thường có màu da, hồng hoặc nâu vàng.
Mụn cóc phẳng có bề mặt nhẵn hơn so với các loại mụn cóc khác và chỉ hơi nhô lên bề mặt da. Mụn cóc phẳng chủ yếu hình thành ở người trong độ tuổi vị thành niên.
Mụn cóc dạng sợi mảnh hay mụn cóc Filiform có hình dạng khác với tất cả các loại mụn cóc còn lại. Chúng có hình dạng nhỏ, dài và có thể có màu da, màu hồng hoặc sẫm hơn vùng da xung quanh. Mụn cóc dạng sợi mảnh thường hình thành xung quanh miệng, mũi hoặc mắt. Nếu hình thành ở nếp nhăn quanh mắt hoặc ở những vị trí khác có nếp gấp da thì loại mụn cóc này gây ngứa ngáy hoặc đau.
Mụn cóc dạng sợi mảnh trên mặt không thể tự xử lý tại nhà mà cần phải đi khám bác sĩ để được điều trị.
Không có cách nào có thể chữa trị dứt điểm mụn cóc vì dù loại bỏ được thì virus vẫn còn trong cơ thể và tiếp tục gây hình thành mụn cóc trong tương lai. Tuy nhiên, các biện pháp loại bỏ sẽ giúp cải thiện vẻ bề ngoài, giảm cảm giác khó chịu do mụn cóc gây ra và hạn chế sự lây lan. Ở nhiều người, mụn cóc cũng có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng có thể phải mất đến 2 năm thì những nốt mụn này mới biến mất hoàn toàn. Mụn cóc ở trẻ nhỏ thường nhanh hết hơn so với ở người lớn.
Nếu chọn cách không điều trị mà để mụn cóc tự lành thì cố gắng không đụng chạm vào nốt mụn. Việc đụng chạm sẽ làm lây lan virus sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc lây sang người khác. Dù loại bỏ bằng cách nào thì mụn cóc cũng đều có thể xuất hiện trở lại.
Phương pháp loại bỏ mụn cóc cần sử dụng sẽ phụ thuộc vào loại mụn cóc cụ thể. Có thể loại bỏ mụn cóc ở mặt và tay bằng một số biện pháp tự điều trị hoặc điều trị tại bệnh viện. Cần đi khám nếu có nhiều mụn cóc hoặc mụn cóc gây đau đớn. Cũng nên đến gặp bác sĩ nếu mụn cóc không cải thiện dù đã thử các biện pháp tự điều trị hoặc nếu mụn lây lan sang những bộ phận khác.
Không sử dụng những loại thuốc trị mụn cóc dành cho những bộ phận khác trên cơ thể để trị mụn cóc trên mặt vì da mặt nhạy cảm hơn rất nhiều. Một số phương pháp, chẳng hạn như axit salicylic có thể gây tổn thương vùng da mặt hoặc cổ. Khi có mụn cóc trên mặt thì phải đi khám để được bác sĩ kiểm tra trước khi bắt đầu điều trị. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp và hướng dẫn điều trị tại nhà.
Không bao giờ được tự điều trị mụn cóc gần mắt hoặc trong mũi tại nhà.
Dù sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị tại nhà nào thì cũng cần phải hết sức cẩn thận.
Một số biện pháp tự nhiên để loại bỏ mụn cóc gồm có:
Nếu cảm thấy khó chịu hoặc mẩn đỏ khi thử các phương pháp nêu trên thì phải ngừng ngay.
Tránh lây truyền HPV và mụn cóc trên mặt bằng cách:
Mụn cóc do virus HPV gây ra và lây lan qua sự tiếp xúc thông thường, đặc biệt là khi da có vết thương hở. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HPV là sẽ bị mụn cóc. Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ gặp phải vấn đề này cao hơn so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Nhiều loại mụn cóc có thể tự điều trị tại nhà nhưng một số cần đi khám bác sĩ, đặc biệt là mụn cóc hình thành ở trên mặt. Không có cách nào tiêu diệt được virus HPV nhưng có thể loại bỏ được mụn cóc.
- Bác sĩ có thể cho tôi biết loại thuốc nào cần phải ngừng uống khi muốn có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?
- Thưa bác sĩ, sở trường của tôi là các món cá và hải sản. Hiện tôi đang có thai, không biết tôi có nên ăn cá và các loại hải sản khác không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Tìm chúng tôi trên:-
-