1

Dùng thuốc giảm đau kéo dài có thể gây hại cho thận

Sử dụng một số loại thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây tổn thương và làm suy giảm chức năng thận. Tình trạng này được gọi là bệnh thận do thuốc giảm đau. Có thể phải sau nhiều năm bệnh thận do thuốc giảm đau mới xảy ra và ban đầu thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, bệnh thận do thuốc giảm đau có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận mạn giai đoạn cuối.
Dùng thuốc giảm đau kéo dài có thể gây hại cho thận Dùng thuốc giảm đau kéo dài có thể gây hại cho thận

Bệnh thận do thuốc giảm đau là tình trạng thận bị tổn thương do sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài.

Bệnh thận do thuốc giảm đau chủ yếu xảy ra ở phụ nữ từ 30 đến 70 tuổi. Sử dụng thuốc giảm đau kéo dài có thể gây tổn thương thận, suy thận mạn và thậm chí là suy thận mạn giai đoạn cuối.

Nguyên nhân gây bệnh thận do thuốc giảm đau

Mỗi quả thận chứa tới 1 triệu nephron – đơn vị cấu trúc và chức năng của thận. Mỗi nephron chứa cầu thận và ống thận. Cầu thận gồm có một cụm mao mạch có chức năng lọc máu.

Sử dụng lâu dài một số loại thuốc giảm đau có thể làm hỏng các mạch máu này và làm suy giảm chức năng lọc máu của thận. Một khi điều này xảy ra thì chức năng thận sẽ vĩnh viễn không thể phục hồi lại như trước.

Một số loại thuốc giảm đau có thể gây tổn thương thận và dẫn đến bệnh thận do thuốc giảm đau gồm có acetaminophen và các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen và naproxen.

Dùng thuốc giảm đau bao lâu sẽ bị bệnh thận do thuốc giảm đau?

Bệnh thận do thuốc giảm đau sẽ không xảy ra nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Tình trạng này thường xảy ra sau nhiều năm sử dụng thuốc giảm đau hàng ngày, đặc biệt là khi dùng liều cao.

Bệnh thận do thuốc giảm đau thường là kết quả của việc tự dùng thuốc để điều trị đau mạn tính.

Triệu chứng của bệnh thận do thuốc giảm đau

Ở giai đoạn đầu, bệnh thận do thuốc giảm đau thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi tình trạng bệnh tiến triển, người bệnh sẽ bắt đầu gặp những triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi, suy nhược hoặc cảm thấy người không khỏe
  • Tiểu ra máu
  • Tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm
  • Đau hoặc khó chịu ở vùng lưng hoặc hạ sườn
  • Sưng phù ở cẳng chân, mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Cao huyết áp
  • Nhức đầu
  • Các triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn, nôn hoặc chán ăn

Không phải lúc này những triệu chứng này cũng chỉ ra vấn đề về thận. Một số triệu chứng kể trên, chẳng hạn như triệu chứng về tiêu hóa có thể chỉ là do tác dụng phụ tạm thời của thuốc giảm đau.

Chẩn đoán bệnh thận do thuốc giảm đau

Bác sĩ có thể đề nghị sàng lọc bệnh thận do thuốc giảm đau nếu người bệnh có tiền sử sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Người bệnh cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc đang dùng.

Các phương pháp để chẩn đoán bệnh thận do thuốc giảm đau gồm có:

  • Đo huyết áp
  • Tổng phân tích nước tiểu để xem có máu, protein, tế bào và phân tử khác trong nước tiểu hay không và đo lượng thuốc giảm đau trong nước tiểu
  • Xét nghiệm máu, gồm có công thức máu toàn bộ để đánh giá chức năng thận
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hoặc chụp CT để kiểm tra bất thường về thận

Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết thận, trong đó lấy một mẫu mô nhỏ từ thận để phân tích dưới kính hiển vi. Sinh thiết thận giúp xác nhận chẩn đoán và xác định mức độ tổn thương thận.

Điều trị bệnh thận do thuốc giảm đau

Một khi thận đã bị tổn thương do thuốc giảm đau thì sẽ vĩnh viễn không thể phục hồi được. Vì vậy, mục đích chính của việc điều trị là ngăn thận tổn thương thêm và kiểm soát các triệu chứng.

Thông thường, bước điều trị đầu tiên là ngừng dùng thuốc giảm đau gây tổn thương thận và đổi sang các biện pháp giảm đau khác như vật lý trị liệu, châm cứu hoặc phong bế thần kinh.

Nếu thận bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải lọc máu hoặc thậm chí ghép thận. Lọc máu giúp loại bỏ chất thải và nước dư thừa trong máu. Ghép thận là thay thế quả thận bị hỏng bằng quả thận khỏe mạnh từ người hiến.

Ngoài các phương pháp điều trị này, người bệnh nên thay đổi lối sống để cải thiện chức năng thận và tình trạng sức khỏe tổng thể, ví dụ như:

  • Ăn ít natri và protein
  • Kiểm soát cao huyết áp
  • Bỏ hút thuốc
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Tập thể dục thường xuyên

Tiên lượng của người bị bệnh thận do thuốc giảm đau

Tiên lượng của những người bị bệnh thận do thuốc giảm đau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương thận.

Nếu như bệnh được phát hiện sớm thì chỉ cần ngừng dùng thuốc giảm đau là đủ để ngăn thận bị tổn thương thêm và bảo tồn chức năng thận. Nhưng nếu phát hiện và điều trị muộn thì bệnh thận do thuốc giảm đau có thể dẫn đến suy thận mạn và các biến chứng khác.

Tiên lượng của mỗi ca bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Tóm tắt bài viết

Bệnh thận do thuốc giảm đau là tình trạng thận bị tổn thương và suy giảm chức năng do sử dụng một số loại thuốc giảm đau, như acetaminophen hoặc NSAID trong thời gian dài. Tổn thương thận do thuốc giảm đau là không thể hồi phục. Bệnh thận do thuốc giảm đau có thể dẫn đến suy thận mạn và suy thận mạn giai đoạn cuối.

Bệnh thận do thuốc giảm đau thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Những người dùng thuốc giảm đau hàng ngày trong một thời gian dài nên kiểm tra chức năng thận định kỳ.

Các phương pháp điều trị bệnh thận do thuốc giảm đau gồm có ngừng dùng thuốc giảm đau gây tổn thương thận, kiểm soát các triệu chứng và biến chứng, đồng thời duy trì các thói quen sống có lợi cho thận.

Nếu mắc các bệnh lý mạn tính cần sử dụng thuốc giảm đau hàng ngày, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh thận. Có nhiều giải pháp thay thế giúp giảm đau mà không gây hại cho thận.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: có thể, kéo dài
Tin liên quan
Thuốc ức chế bơm proton có thể gây suy thận
Thuốc ức chế bơm proton có thể gây suy thận

Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ suy thận.

Thuốc lợi tiểu được sử dụng khi nào?
Thuốc lợi tiểu được sử dụng khi nào?

Thuốc lợi tiểu là những loại thuốc giúp làm tăng sự đào thải nước và muối ở thận. Có ba loại thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu chủ yếu được sử dụng để điều trị cao huyết áp nhưng ngoài ra còn được sử dụng cho các mục đích khác.

Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Keflex
Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Keflex

Keflex (cephalexin) là một loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm cả nhiễm trùng đường tiết niệu. Cùng tìm hiểu về cơ chế tác dụng, thời gian điều trị và tác dụng phụ của loại thuốc này.

8 cách điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không cần dùng thuốc kháng sinh
8 cách điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không cần dùng thuốc kháng sinh

Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu) gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Tình trạng này thường phải điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng bạn cũng có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để kiểm soát các triệu chứng.

Các phương pháp điều trị bổ sung và chăm sóc giảm nhẹ cho người bị ung thư biểu mô tế bào thận
Các phương pháp điều trị bổ sung và chăm sóc giảm nhẹ cho người bị ung thư biểu mô tế bào thận

Bác sĩ sẽ xác định phác đồ điều trị ung thư biểu mô tế bào thận dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh và mức độ lan rộng của ung thư. Các phương pháp chính để điều trị ung thư biểu mô tế bào thận gồm có phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích và hóa trị. Những phương pháp điều trị này nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây