Điều trị co cứng cơ sau đột quỵ
Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (the American Stroke Association), 25 đến 43% số người sống sót sau đột quỵ gặp phải tình trạng co cứng cơ trong vòng một năm đầu sau đột quỵ. (1)
Co cứng cơ là tình trạng các cơ trở nên cứng và căng, gây khó khăn cho việc đi lại và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Có nhiều phương pháp điều trị và thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng co cứng cơ và giảm thiểu tác động của tình trạng này đến cuộc sống.
Nguyên nhân gây co cứng cơ sau đột quỵ
Đột quỵ có thể làm hỏng phần não kiểm soát sự truyền tín hiệu đến cơ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng co cứng cơ hoặc tăng trương lực cơ bất thường.
Các cơ sẽ bị căng, cứng và đau, khiến người bệnh gặp khó khăn mỗi khi cử động. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, thực hiện các hoạt động hàng ngày và thậm chí cả khả năng nói chuyện.
Tình trạng co cứng cơ sau đột quỵ có thể dẫn đến nhiều vấn đề như:
- Cứng đầu gối
- Không thể cử động ngón tay một cách linh hoạt
- Gập bàn chân
- Yếu cơ ở bàn chân, dẫn đến phải kéo lê bàn chân khi đi lại
- Cánh tay co quắp vào ngực
- Ngón chân bị gập cong
Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (the American Stroke Association), tình trạng co cứng cơ sau đột quỵ phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi. (2) Nguy cơ cơ cứng cơ sau cơn đột quỵ xuất huyết não cao hơn so với đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Điều trị co cứng cơ sau đột quỵ
Việc điều trị co cứng cơ sau đột quỵ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Người bệnh có thể sẽ cần thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
- Tập thể dục, gồm có các bài tập giãn cơ
- Đeo đai nẹp
- Thuốc tiêm, chẳng hạn như Botulinum toxin (Botox)
- Thuốc đường uống, chẳng hạn như baclofen, diazepam, tizanidine và dantrolene sodium
- Đưa baclofen vào tủy
Ngoài ra, thực hiện một số thay đổi trong thói quen sống có thể giúp giảm tác động của tình trạng co cứng cơ đến cuộc sống.
Các cách kiểm soát tình trạng co cứng cơ sau đột quỵ
Có nhiều cách để giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng co cứng cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Tập thể dục
Một trong những cách hiệu quả nhất để làm giảm tình trạng co cứng cơ sau đột quỵ là duy trì vận động ở các chi bị co cứng cơ.
Tập thể dục thường xuyên ở những chi này có thể giúp giảm căng cứng, ngăn ngừa cơ bị co rút và cải thiện phạm vi chuyển động.
2. Thường xuyên thay đổi tư thế
Không nên đứng, ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu. Điều này sẽ khiến cho cơ và khớp bị cứng và đau.
Người chăm sóc nên giúp người bệnh đổi tư thế sau mỗi 1 – 2 giờ.
3. Chú ý tư thế khi ngồi và nằm
Hỗ trợ cho các chi bị co cứng cơ sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và giảm tác động của tình trạng co cứng cơ. Ví dụ, cố gắng không để cánh tay hoặc chân buông thõng xuống giường hoặc xe lăn.
Phải đặc biệt chú ý khi nằm. Không nằm đè lên cánh tay hoặc chân bị co cứng cơ vì điều này sẽ làm cho tình trạng co cứng cơ trở nên nghiêm trọng hơn.
Nằm ngửa sẽ giúp cho chân tay thoải mái hơn. Không nằm nghiêng về bên bị co cứng cơ.
4. Đeo đai nẹp
Đeo đai nẹp sẽ tạo sự hỗ trợ cho các chi và ngăn tình trạng co cứng cơ trở nên nặng thêm.
5. Sắp xếp đồ đạc trong nhà
Sắp xếp lại đồ đạc trong nhà và lắp đặt những thiết bị cần thiết để người bệnh di chuyển và thực hiện các công việc hàng ngày một cách dễ dàng hơn, chẳng hạn như:
- Cất gọn đồ đạc để mở rộng lối đi
- Để những đồ dùng cần thiết ở vị trí dễ lấy
- Lắp ram dốc ở cửa ra vào
- Lặp tay vịn trong phòng tắm
- Lắp bệ ngồi bồn cầu nâng cao
- Đặt ghế dài trong nhà tắm
- Dán miếng chống trơn ở sàn nhà tắm và đáy bồn tắm
6. Nhờ người khác giúp đỡ
Người bệnh có thể nhờ người thân giúp đỡ khi cần thiết.
7. Hoạt động trị liệu
Mục đích của hoạt động trị liệu (occupational therapy) là giúp những người bị tàn tật và có vấn đề về sức khỏe học cách mới để thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như mặc quần áo bằng một tay hay thay đổi thói quen ăn uống. Có thể sẽ phải mất một thời gian dài để người bệnh quen với những thay đổi này.
8. Sử dụng thiết bị hỗ trợ di chuyển
Nếu tình trạng co cứng cơ sau đột quỵ gây khó khăn cho việc di chuyển, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ sau đây:
- Đai nẹp
- Xe lăn
- Gậy chống
- Khung tập đi
Co cứng cơ sau đột quỵ kéo dài bao lâu?
Theo nghiên cứu vào năm 2018, tình trạng co cứng cơ thường xảy ra trong vòng từ 3 đến 6 tuần sau đột quỵ và tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng.
Nếu không được điều trị, người bệnh có thể sẽ bị teo và co rút cơ vĩnh viễn, kèm theo đó là tình trạng kẹt khớp.
Mặc dù không có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng co cứng cơ sau đột quỵ nhưng các phương pháp điều trị và thay đổi lối sống có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và duy trì phạm vi chuyển động.
Tóm tắt bài viết
Co cứng cơ là một biến chứng phổ biến sau đột quỵ. Đây là tình trạng mà các cơ bị căng, cứng, đau và làm giảm khả năng vận động.
Có nhiều cách để kiểm soát tình trạng co cứng cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống, gồm có sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tập thể dục hàng ngày, hoạt động trị liệu và sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển.
Các phương pháp điều trị còn có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng do co cứng cơ. Trong một số trường hợp, người bệnh cần dùng thuốc đường uống hoặc thuốc tiêm.
Bệnh Behcet, hay còn được gọi là hội chứng Behcet, là một chứng rối loạn hiếm gặp có đặc trưng là viêm mạch máu ở khắp cơ thể.
Ngừng tim đột ngột là tình trạng mất chức năng tim, nhịp thở và ý thức đột ngột. Tình trạng này thường xảy ra do hệ thống điện của tim có vấn đề, làm gián đoạn hoạt động bơm máu của tim và dẫn đến ngừng lưu thông máu trong cơ thể.
Hạch nền là các tế bào thần kinh nằm sâu trong não, có vai trò then chốt đối với khả năng vận động, chức năng điều hành, hành vi và cảm xúc. Tế bào thần kinh là các tế bào não có vai trò giống như sứ giả truyền tín gửi tín hiệu đi khắp hệ thống thần kinh. Bất kỳ sự thương tổn nào ở các hạch nền đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến khả năng cử động, ngôn ngữ hoặc khả năng phán đoán.
Hội chứng suy nút xoang là tình trạng nút xoang (bộ phận điều hòa nhịp đập của tim) không thể tạo ra nhịp tim phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường). Hội chứng suy nút xoang còn được gọi là rối loạn chức năng nút xoang hay bệnh nút xoang.
Đột quỵ mắt xảy ra khi sự lưu thông máu đến võng mạc bị gián đoạn. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây gián đoạn lưu thông máu và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương. Càng điều trị sớm thì tiên lượng càng khả năng.