1

Đậu nành có thực sự cải thiện được triệu chứng tiền mãn kinh không?

Mặc dù một số nghiên cứu cho kết quả rất hứa hẹn nhưng đậu nành và chất isoflavone vẫn chưa được chính thức chứng minh là có thể điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh.
Đậu nành có thực sự cải thiện được triệu chứng tiền mãn kinh không? Đậu nành có thực sự cải thiện được triệu chứng tiền mãn kinh không?

Nội dung chính của bài viết:

  • Đậu nành và chất isoflavone vẫn chưa được chính thức chứng minh là có thể điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh. Và cũng còn nhiều tranh cãi về những rủi ro tiềm ẩn khi ăn quá nhiều đậu nành hay các loại thực phẩm chức năng chứa chiết xuất mầm đậu nành.
  • Bạn hoàn toàn có thể thử dùng các sản phẩm từ đậu nành để thay thế cho liệu pháp hormone nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
  • Ngoài ra, đậu nành rất giàu dinh dưỡng, giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tuy nhiên, nếu có tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị ung thư vú thì nên tránh xa các sản phẩm này.
  • Việc bổ sung đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành cũng không được khuyến khích đối với những người đang điều trị bằng liệu pháp hormone.
  • Các sản phẩm viên uống bổ sung isoflavone từ đậu nành có thể gây nguy hiểm cho những phụ nữ có tiền sử ung thư vú hoặc đang điều trị bằng hormone.

Nguyên gây ra các triệu chứng tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn diễn ra trước khi phụ nữ chấm dứt hẳn chu kỳ kinh nguyệt. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể dần dần ngừng sản sinh hormone estrogen và sự rụng trứng mỗi tháng. Sự sụt giảm nồng độ estrogen có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau, ví dụ như:

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Thay đổi tâm trạng thất thường
  • Thiếu tập trung
  • Giảm trí nhớ
  • Người mệt mỏi, uể oải
  • Khô âm đạo
  • Khó ngủ

Liệu pháp hormone thay thế hay hormone mãn kinh là một giải pháp để khắc phục các triệu chứng này. Đây là phương pháp sử dụng estrogen tổng hợp để bù vào lượng estrogen tự nhiên bị thiếu hụt trong thời kỳ mãn kinh. Mặc dù phương pháp này rất hiệu quả nhưng lại đi kèm với một số rủi ro, tác dụng phụ.

Việc uống estrogen, đặc biệt là trong một thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, đột quỵ, ung thư vúung thư tử cung. Những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc một số bệnh nhất định như ung thư vú, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, bệnh gan hay đột quỵ thì cũng không được điều trị bằng liệu pháp hormone này.

Do đó mà nhiều phụ nữ đã chuyển sang các biện pháp điều trị tự nhiên, ví dụ như điều trị bằng đậu nành để kiểm soát các triệu chứng tiền mãn kinh và tránh những rủi ro của liệu pháp estrogen. Phương pháp điều trị thay thế này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như ăn uống các loại thực phẩm được làm từ đậu nành như đậu phụ và sữa đậu nành hay dùng thực phẩm chức năng chứa tinh chất mầm đậu nành. Sở dĩ đậu nành được cho là có thể giảm các triệu chứng tiền mãn kinh là vì có chứa hợp chất hóa học isoflavone với một số tác dụng giống như hormone estrogen.

Nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp điều trị tự nhiên này thì nên đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu xem liệu rằng đậu nành có thực sự cải thiện được các triệu chứng tiền mãn kinh hay không.

Isoflavone là gì?

Isoflavone là một loại phytoestrogen – một nhóm các hóa chất có nguồn gốc thực vật. Những hóa chất này hoạt động giống như một dạng estrogen yếu trong cơ thể.

Có nhiều loại isoflavone khác nhau và hai loại chính có trong đậu nành là genistein và daidzein. Khi chúng ta ăn các loại thực phẩm làm từ đậu nành, vi khuẩn trong ruột sẽ phân hủy những chất này thành các dạng hoạt động mạnh hơn.

Khi ở trong cơ thể, isoflavone từ đậu nành sẽ liên kết với các thụ thể giống như estrogen. Các thụ thể có vai trò giống như các trạm kết nối trên bề mặt của tế bào. Khi liên kết với một số thụ thể nhất định, isoflavone sẽ bắt chước hoạt động của estrogen nhưng khi liên kết với các thụ thể khác thì isoflavone lại ngăn cản hoạt động của hormone này.

Khi isoflavone bắt chước estrogen, chất này có thể làm giảm bốc hỏa và các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh.

Kết quả nghiên cứu

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm kiểm chứng tác dụng của đậu nành đối với các triệu chứng tiền mãn kinh, đặc biệt là bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm. Cho đến nay, kết quả của các nghiên cứu vẫn còn chưa đồng nhất.

Viên uống bổ sung

Theo kết quả của một bản tổng hợp 19 nghiên cứu khác nhau, viên uống bổ sung isoflavone từ đậu nành (soy isoflavone) đã giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa đi 26% so với giả dược (các viên thuốc không chứa thành phần hoạt tính và không có tác dụng điều trị, được sử dụng nhằm mục đích so sánh). Một bản đánh giá nghiên cứu vào năm 2013 cũng không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy rằng đậu nành trong chế độ ăn hoặc viên uống isoflavone có tác dụng làm giảm triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh. Tuy nhiên, bản đánh giá đã tìm ra một số lợi ích của viên uống bổ sung chứa genistein - một trong những loại isoflavone chính trong đậu nành.

Một bản tổng hợp kết quả của 10 nghiên cứu đã cho thấy isoflavone thực vật từ đậu nành và các nguồn khác làm giảm 11% cơn bốc hỏa.

Mặc dù nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đậu nành và isoflavone từ đậu nành có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa nhưng hiệu quả không đến nhanh như liệu pháp hormone thay thế.

Có thể phải dùng các sản phẩm từ đậu nành trong vài tuần hoặc lâu hơn thì mới có được hiệu quả tối đa. Ví dụ, một nghiên cứu vào năm 2015 đã cho thấy phải uống isoflavone đậu nành trong thời gian hơn 13 tuần thì mới có được một nửa mức hiệu quả tối đa. Mặt khác, khi sử dụng liệu pháp hormone thay thế thì chỉ sau khoảng 3 tuần là đã có thể thấy được hiệu quả tương đương.

Cách mà cơ thể xử lý isoflavone cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp điều trị tự nhiên này. Ở các nước châu Á - nơi mà chế độ ăn hàng ngày có nhiều loại thực phẩm từ đậu nành thì phụ nữ thường có tỷ lệ bốc hỏa thấp hơn nhiều so với phụ nữ tại các nước Âu – Mỹ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, cơ thể của phần lớn phụ nữ châu Á đều có khả năng tạo ra equol - một dạng isoflavone hoạt động mạnh. Trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ Mỹ là chưa đến một phần ba.

Thực phẩm làm từ đậu nành

Một số nghiên cứu cũng đã thử nghiệm lợi ích của các loại thực phẩm làm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ, bột đậu nành và sữa đậu nành. Tuy nhiên mới có rất ít bằng chứng chứng minh được các loại thực phẩm này có thể làm giảm các cơn bốc hỏa, khô âm đạo và các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh.

Những lợi ích khác của đậu nành

Mặc dù hiệu quả thật sự của đậu nành trong điều trị các triệu chứng liên quan đến mãn kinh vẫn chưa được xác định rõ nhưng đậu nành thật sự đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Chứa nhiều dinh dưỡng

Đậu nành là nguồn thực phẩm chứa rất ít chất béo bão hòa và lượng calo thấp. Ngoài ra, đậu nành còn có nhiều chất dinh dưỡng có lợi như:

  • Chất xơ
  • Chất đạm
  • Axit béo omega-3
  • Chất chống oxy hóa

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Ăn đậu phụ và các loại thực phẩm làm từ đậu nành khác vài lần một tuần có thể giúp cắt giảm nguồn protein từ động vật, đây là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol.

Giảm chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – các bệnh rất dễ xảy ra sau mãn kinh.

Giúp xương chắc khỏe

Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sự chắc khỏe của cấu trúc xương. Đó là lý do tại sao nguy cơ mắc bệnh loãng xương lại tăng lên trong thời kỳ mãn kinh – khi nồng độ estrogen giảm thấp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu nành có thể cải thiện sức khỏe xương ở những phụ nữ đã mãn kinh.

Bổ sung đậu nành bằng cách nào?

Nếu muốn có được những lợi ích của đậu nành thì nên thêm một số loại thực phẩm như đậu phụ, bột đậu nành, sữa đậu nành,… vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại viên uống bổ sung isoflavone từ đậu nành . Các chuyên gia khuyến cáo khi mới bắt đầu thì chỉ nên dùng 50mg mỗi ngày và sau đó mới tăng dần lên. Lưu ý, có thể phải dùng đều đặn trong vài tuần đến vài tháng thì mới bắt đầu nhận thấy sự thay đổi nào trong các triệu chứng tiền mãn kinh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn đến các triệu chứng tiền mãn kinh.

11 cách tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
11 cách tự nhiên để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, gần như tất cả phụ nữ đều gặp phải những dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, thay đổi tâm trạng, cáu gắt, phiền muộn, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục và mệt mỏi.

Hiểu về triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh
Hiểu về triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh

Bốc hỏa là một trong những triệu chứng điển hình của giai đoạn tiền mãn kinh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ nữ. Vậy làm sao để khắc phục triệu chứng này?

Các biện pháp tự nhiên để điều trị triệu chứng tiền mãn kinh
Các biện pháp tự nhiên để điều trị triệu chứng tiền mãn kinh

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ phải trải qua nhiều triệu chứng do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone như bốc hỏa, mất ngủ, trầm cảm, đau vú và tâm trạng thất thường. Tuy nhiên, không nhất thiết phải dùng thuốc để điều trị những triệu chứng này.

Mất ngủ có phải triệu chứng tiền mãn kinh?
Mất ngủ có phải triệu chứng tiền mãn kinh?

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng bắt đầu sản sinh ra ít hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone hơn. Khi nồng độ các hormone này sụt giảm thì sẽ gây nên các triệu chứng tiền mãn kinh. Một trong những triệu chứng điển hình mà nhiều phụ nữ gặp phải là mất ngủ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây