1

Đau lưng có mối liên hệ như thế nào với tiểu không tự chủ?

Một số nghiên cứu đã tìm hiểu mối liên hệ giữa đau lưng và chứng tiểu không tự chủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đau lưng có liên quan đến các cơ ở vùng bụng và những cơ này có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ hoặc giải phóng nước tiểu.
Đau lưng có mối liên hệ như thế nào với tiểu không tự chủ? Đau lưng có mối liên hệ như thế nào với tiểu không tự chủ?

Đau lưng và tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ (hay són tiểu) là triệu chứng của một số bệnh lý. Điều trị nguyên nhân gốc rễ sẽ có thể khắc phục được tình trạng tiểu không tự chủ và các triệu chứng khác.

Tiểu không tự chủ có thể là do:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên (UTI)
  • Táo bón
  • Mang thai
  • Sinh nở
  • Ung thư tuyến tiền liệt

Một số nghiên cứu đã tìm hiểu mối liên hệ giữa đau lưng và chứng tiểu không tự chủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đau lưng có liên quan đến các cơ ở vùng bụng và những cơ này có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ hoặc giải phóng nước tiểu.

Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định xem đau lưng là nguyên nhân hay triệu chứng của chứng tiểu không tự chủ.

Đau lưng có phải là triệu chứng tiểu không tự chủ?

Mối liên hệ giữa đau lưng và các triệu chứng tiểu không tự chủ vẫn chưa được xác định rõ. Một số người bị đau lưng gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến điều này.

Tiểu không tự chủ được chia thành nhiều loại và mỗi loại có triệu chứng khác nhau:

  • Tiểu không tự chủ do tăng áp lực: Loại tiểu không tự chủ này xảy ra khi có áp lực đột ngột tác động lên bàng quang. Điều này có thể xảy ra khi cười lớn, hắt hơi, ho, tập thể dục hoặc nâng vật nặng.
  • Són tiểu cấp kỳ: Những người bị loại tiểu không tự chủ này thường xuyên gặp tình trạng đột ngột buồn tiểu dữ dội, không nhịn được và nước tiểu rò rỉ khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Són tiểu cấp kỳ thường đi kèm tiểu nhiều lần.
  • Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy: Xảy ra do bàng quang không làm trống hoàn toàn khi đi tiểu, dẫn đến bàng quang quá đầy và rò rỉ nước tiểu.
  • Són tiểu chức năng: Không thể đi vệ sinh kịp thời khi buồn tiểu do sự suy yếu về thể chất hoặc tinh thần.
  • Tiểu không tự chủ hoàn toàn: Rò rỉ lượng nhỏ nước tiểu liên tục hoặc ra một lượng nước tiểu lớn.
  • Tiểu không tự chủ hỗn hợp: Tiểu không tự chủ hỗn hợp có nghĩa là mắc nhiều loại tiểu không tự chủ cùng lúc, ví dụ như vừa bị tiểu không tự chủ do tăng áp lực vừa bị són tiểu cấp kỳ.

Kết quả nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem đau lưng hoặc các vấn đề khác về lưng có ảnh hưởng như thế nào đến chứng tiểu không tự chủ. Cho đến nay, các kết quả nghiên cứu đều chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa đau lưng và tiểu không tự chủ.

Một nghiên cứu ở Brazil được công bố vào năm 2015 đã chỉ ra rằng đau thắt lưng có liên quan đến chứng tiểu không tự chủ. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện ở nhóm dân số có độ tuổi trung bình là 80. Kết quả chưa thuyết phục và chứng tiểu không tự chủ ở những người tham gia có thể là do tuổi cao chứ không phải do đau lưng.

Trong một nghiên cứu vào năm 2015 được thực hiện trên những phụ nữ vừa sinh con được một năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng rất nhiều người bị đau lưng và tiểu không tự chủ. Nghiên cứu này cho thấy đau lưng phổ biến hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nhiều hơn so với tiểu không tự chủ.

Những phụ nữ béo phì, mang thai khi đã lớn tuổi hoặc sinh thường có nguy cơ bị tiểu không tự chủ cao hơn. Nghiên cứu này không tìm thấy mối liên hệ nào giữa đau lưng và chứng tiểu không tự chủ ở phụ nữ sau sinh.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định xem có mối liên hệ nào giữa hai vấn đề này hay không.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của đau lưng và tiểu không tự chủ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đau lưng và tiểu không tự chủ gồm có:

  • Béo phì: Khối lượng cơ thể quá lớn sẽ làm tăng áp lực lên vùng lưng. Điều này còn gây áp lực lên bàng quang cũng như là các cơ lân cận và có thể dẫn đến tiểu không tự chủ do tăng áp lực. Theo thời gian, áp lực có thể làm suy yếu cơ bàng quang.
  • Tuổi tác: Càng có tuổi thì nguy cơ đau lưng càng cao. Tương tự, các cơ kiểm soát bàng quang cũng sẽ trở nên suy yếu theo thời gian.
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh như viêm khớp và tiểu đường có thể gây đau lưng và tiểu không tự chủ. Bên cạnh các vấn đề về thể chất, các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu và trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ đau lưng và tiểu không tự chủ.

Đau lưng và tiểu không tự chủ có phải là triệu chứng của vấn đề sức khỏe khác không?

Đau lưng và tiểu không tự chủ có thể là triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa (cauda equina syndrome - CES). Đây là một rối loạn thần kinh hiếm gặp xảy ra ở bó rễ thần kinh ở cuối tủy sống. Những rễ thần kinh này truyền và nhận tín hiệu từ não và kiểm soát nửa dưới của cơ thể cũng như các cơ quan vùng chậu.

Khi các rễ thần kinh này bị chèn ép, cảm giác và khả năng kiểm soát cử động sẽ bị gián đoạn. Các dây thần kinh kiểm soát bàng quang và ruột đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Vỡ đĩa đệm cũng có thể gây áp lực lên rễ thần kinh. Đĩa đệm bị vỡ và sự chèn ép lên rễ thần kinh có thể dẫn đến đau lưng.

Đau lưng cũng có thể do bệnh viêm cột sống dính khớp. Tình trạng này xảy ra khi các khớp cột sống bị viêm, gây khó chịu và đau dữ dội mãn tính.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau lưng và tiểu không tự chủ

Cách duy nhất để chẩn đoán nguyên nhân gây đau lưng và tiểu không tự chủ là đi khám để được kiểm tra toàn diện.

Trong quá trình thăm khám, người bệnh cần cho bác sĩ biết về bệnh sử cũng như tất cả các triệu chứng gặp phải, thời điểm xảy ra các triệu chứng và có gì giúp làm giảm các triệu chứng hay không.

Sau khi trao đổi về bệnh sử và các triệu chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang và xét nghiệm máu. Các phương pháp này sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Điều trị đau lưng và tiểu không tự chủ

Việc điều trị đau lưng và tiểu không tự chủ tùy thuộc vào nguyên nhân gốc rễ gây ra những vấn đề này. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp nhằm giải quyết vấn đề và kiểm soát các triệu chứng.

Điều trị đau lưng

Các phương pháp phổ biến để điều trị đau lưng gồm có:

  • Thuốc giảm đau kê đơn hoặc không kê đơn
  • Thay đổi thói quen, chẳng hạn như điều chỉnh tư thế ngồi, hạn chế mang vác vật nặng hay sử dụng đệm lót lưng khi ngồi
  • Tập thể dục
  • Vật lý trị liệu

Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải điều trị bằng phẫu thuật.

Điều trị tiểu không tự chủ

Các phương pháp điều trị bước đầu cho chứng tiểu không tự chủ gồm có:

  • Rèn luyện bàng quang để bàng quang giữ nước tiểu trong thời gian dài hơn, nhờ đó giảm tần suất đi tiểu trong ngày và giảm rò rỉ nước tiểu
  • Thay đổi thói quen đi tiểu, chẳng hạn như đi tiểu vào những khung giờ cố định trong ngày hay đi tiểu hai lần liên tiếp để làm trống bàng quang hoàn toàn
  • Tập Kegel để củng cố cơ sàn chậu
  • Dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang

Nếu những cách này không hiệu quả thì có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như chèn niệu đạo hay vòng nâng âm đạo để hỗ trợ bàng quang và ngăn rò rỉ nước tiểu.

Các liệu pháp điều trị xâm lấn tối thiểu gồm có:

  • Tiêm bulking (tiêm chất độn) vào xung quanh niệu đạo để giữ cho niệu đạo đóng và giảm rò rỉ nước tiểu
  • Tiêm Botox để làm giãn cơ bàng quang
  • Cấy thiết bị kích thích thần kinh để hỗ trợ kiểm soát bàng quang

Nếu tình trạng tiểu không tự chủ nghiêm trọng và những cách này đều không có tác dụng thì có thể sẽ phải điều trị bằng phẫu thuật.

Đau lưng và tiểu không tự chủ có chữa khỏi được không?

Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gốc rễ gây đau lưng và tiểu không tự chủ. Giải quyết nguyên nhân có thể giúp chấm dứt các triệu chứng. Đôi khi, đau lưng và tiểu không tự chủ là triệu chứng của bệnh lý mạn tính, không thể chữa khỏi dứt điểm nhưng việc điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng.

Ngăn ngừa đau lưng và tiểu không tự chủ

Đau lưng và tiểu không tự chủ có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và không phải nguyên nhân nào cũng phòng ngừa được. Tuy nhiên, xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách là cách tốt nhất để ngăn ngừa đau lưng và tiểu không tự chủ tái phát.

Dưới đây là một số cách giúp giảm nguy cơ đau lưng và tiểu không tự chủ.

  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện sức mạnh của cơ lưng, nhờ đó làm giảm nguy cơ đau lưng. Tương tự, tập thể dục còn giúp tăng cường cơ sàn chậu. Cơ sàn chậu khỏe hơn sẽ giúp giữ nước tiểu trong bàng quang tốt hơn.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân hay béo phì có thể gây đau lưng và tiểu không tự chủ.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng,lành mạnh với nhiều protein nạc và chất xơ như trái cây và rau củ có thể giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất. Chế độ ăn uống nhiều chất xơ còn làm giảm nguy cơ táo bón – một trong những nguyên nhân phóp hần gây đau thắt lưng và tiểu không tự chủ. Ăn uống lành mạnh còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: liên hệ, như thế
Tin liên quan
Tiểu không tự chủ trong thời kỳ mãn kinh
Tiểu không tự chủ trong thời kỳ mãn kinh

Tiểu không tự chủ là một vấn đề khá phổ biến trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phụ nữ phải chấp nhận sống chung với tình trạng khó chịu này. Có rất nhiều cách để điều trị và thậm chí ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ.

Các phương pháp điều trị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực
Các phương pháp điều trị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực

Các phương pháp điều trị bước đầu cho chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực gồm có thay đổi lối sống, liệu pháp hành vi và bài tập cơ sàn chậu. Những trường hợp nghiêm trọng có thể cần sử dụng thiết bị hỗ trợ hoặc phẫu thuật.

Điều trị và ngăn ngừa viêm da do tiểu/đại tiện không tự chủ
Điều trị và ngăn ngừa viêm da do tiểu/đại tiện không tự chủ

Chứng tiểu/đại tiện không tự chủ có thể dẫn đến các vấn đề về da như nhiễm trùng và viêm da. Điều này đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi.

Tại sao bệnh đa xơ cứng gây tiểu/đại tiện không tự chủ?
Tại sao bệnh đa xơ cứng gây tiểu/đại tiện không tự chủ?

Ước tính có khoảng 80% người mắc bệnh đa xơ cứng bị rối loạn chức năng bàng quang. Điều này xảy ra khi đáp ứng miễn dịch phá hủy các tế bào thần kinh truyền tín hiệu giữa não và ruột hoặc bàng quang.

Tiểu không tự chủ ở người lớn: Những điều cần biết
Tiểu không tự chủ ở người lớn: Những điều cần biết

Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu không tự chủ. Đây là một vấn đề rất phổ biến ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng tiểu không tự chủ thì nên đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây