1

Cơ chế kiểm soát đường huyết của insulin và glucagon

Insulin và glucagon hoạt động trong một quá trình gọi là vòng lặp phản hồi tiêu cực (negative feedback loop). Trong quá trình này, một sự kiện sẽ kích hoạt một sự kiện khác, sự kiện khác sẽ kích hoạt một sự kiện khác nữa… để giữ cho lượng đường trong máu ở mức cân bằng.
Cơ chế kiểm soát đường huyết của insulin và glucagon Cơ chế kiểm soát đường huyết của insulin và glucagon

Insulin và glucagon là gì?

Insulin và glucagon phối hợp với nhau để điều hòa lượng đường trong máu và giữ cho cơ thể được cung cấp năng lượng liên tục.

Insulin và glucagon là những hormone giúp kiểm soát nồng độ đường (glucose) trong máu. Glucose đến từ các loại đồ ăn, thức uống mà chúng ta ăn hàng ngày. Sau khi được chuyển hóa từ thức ăn, glucose đi vào trong máu. Sau đó, glucose được insulin vận chuyển từ máu vào tế bào để làm năng lượng cho các chức năng của cơ thể hoặc được dự trữ dưới dạng glycogen để sử dụng sau. Glucagon có vai trò truyền tín hiệu báo cho các tế bào chuyển glycogen trở lại thành glucose.

Insulin và glucagon phối hợp với nhau để giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng.

Đọc tiếp để tìm hiểu về cơ chế hoạt động của hai hormone này và những vấn đề có thể xảy ra khi hai hormone không hoạt động bình thường.

Insulin và glucagon phối hợp với nhau như thế nào?

Insulin và glucagon hoạt động trong một quá trình gọi là vòng lặp phản hồi tiêu cực (negative feedback loop). Trong quá trình này, một sự kiện sẽ kích hoạt một sự kiện khác, sự kiện khác sẽ kích hoạt một sự kiện khác nữa… để giữ cho lượng đường trong máu ở mức cân bằng.

Hoạt động của insulin

Trong quá trình tiêu hóa, carbohydrate trong các loại thực phẩm được chuyển hóa thành glucose. Phần lớn lượng glucose này đi vào máu và làm tăng nồng độ đường trong máu. Điều này báo cho tuyến tụy sản xuất insulin.

Insulin làm cho các tế bào khắp cơ thể tiếp nhận glucose từ máu. Khi glucose di chuyển vào tế bào, nồng độ glucose trong máu sẽ giảm xuống.

Một số tế bào sử dụng glucose làm năng lượng. Các tế bào khác, chẳng hạn như tế bào trong gan và cơ, dự trữ lượng glucose dư thừa dưới dạng glycogen. Glycogen được sử dụng làm năng lượng cho cơ thể trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn.

Hoạt động của glucagon

Glucagon có hoạt động trái ngược với insulin.

Khoảng 4 – 6 tiếng sau khi ăn, lượng đường trong máu sẽ giảm. Lúc này, tuyến tụy sản xuất glucagon.

Hormone này báo cho các tế bào gan và cơ chuyển đổi lượng glycogen dự trữ trở lại thành glucose. Những tế bào này giải phóng glucose vào máu để các tế bào khác có thể sử dụng glucose làm năng lượng.

Toàn bộ vòng lặp phản hồi này diễn ra liên tục, giúp giữ cho lượng đường trong máu không giảm xuống quá thấp và đảm bảo cơ thể có nguồn cung cấp năng lượng ổn định.

Định nghĩa một số thuật ngữ

  • Glucose: Lượng đường lưu thông trong máu để cung cấp năng lượng cho các tế bào.
  • Insulin: Một loại hormone giúp các tế bào lấy glucose từ máu để làm năng lượng hoặc lưu trữ để sử dụng sau này.
  • Glycogen: Dạng dự trữ của glucose trong các tế bào gan và cơ.
  • Glucagon: Một loại hormone báo cho các tế bào gan và cơ chuyển đổi glycogen thành glucose và giải phóng glucose vào máu để làm năng lượng.
  • Tuyến tụy: Một cơ quan trong ổ bụng, có nhiệm vụ tạo ra và giải phóng insulin và glucagon.

Điều gì xảy ra nếu đường huyết không được kiểm soát?

Bình thường, cơ thể con người có cơ chế điều hòa nồng độ glucose trong máu để giữ cho đường huyết luôn ở mức cân bằng.

Tuy nhiên, ở một số người, cơ chế này lại bị trục trặc. Lượng đường trong máu mất cân bằng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh lý xảy ra do khả năng sử dụng hoặc sản xuất insulin và glucagon của cơ thể có vấn đề. Khi cơ chế điều hòa đường huyết tự nhiên bị hỏng, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng cao đến mức nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường type 1

Trong số hai loại bệnh tiểu đường chính, tiểu đường type 1 là loại ít phổ biến hơn, chỉ chiếm 5 – 10% tổng số ca bệnh tiểu đường.

Tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào tạo insulin của tuyến tụy.

Ở những người bị tiểu đường type 1, tuyến tụy không sản xuất insulin hoặc sản xuất không đủ insulin. Do đó, những người mắc loại tiểu đường này phải dùng insulin mỗi ngày để giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn và ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài, chẳng hạn như vấn đề về thị lực, tổn thương thần kinh và bệnh thận.

Bệnh tiểu đường type 2

Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, cơ thể vẫn tạo ra insulin nhưng các tế bào không đáp ứng tốt với hormone này. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.

Các tế bào không thể hấp thụ glucose từ máu một cách hiệu quả và dẫn đến lượng đường trong máu ở mức cao.

Theo thời gian, lượng insulin mà tuyến tụy tạo ra sẽ ngày càng ít đi và do đó, lượng đường trong máu ngày càng tăng cao.

Bệnh tiểu đường type 2 có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhưng nhiều người phải dùng thuốc hoặc insulin để kiểm soát đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường xảy ra trong thời gian mang thai, thường là vào khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra một phần là do các hormone được tạo ra trong thai kỳ gây cản trở hoạt động của insulin. Tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi thai kỳ kết thúc.

Tuy nhiên, những phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn trong tương lai.

Tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường cũng là do cơ thể sử dụng kém hiệu quả lượng insulin mà tuyến tụy tạo ra. Kết quả là lượng đường trong máu tăngcao hơn bình thường nhưng chưa đến mức tiểu đường.

Bị tiền tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tiến triển từ tiền tiểu đường thành tiểu đường type 2.

Tóm tắt bài viết

Insulin và glucagon là hai hormone quan trọng hoạt động cùng nhau để điều hòa lượng đường trong máu.

Hiểu rõ về cơ chế kiểm soát đường huyết của các hormone này sẽ giúp điều trị hoặc ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe như tiểu đường type 2.

Thực hiện chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh sẽ giúp cân bằng lượng hormone và đường trong máu, nhờ đó bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: kiểm soát
Tin liên quan
Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường
Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 (hay đái tháo đường phụ thuộc insulin), việc tính toán chính xác lượng carbohydrate và liều insulin cho các bữa ăn và những khi bị tăng đường huyết là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.

Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin
Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin

Mặc dù một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải tiêm insulin hàng ngày để giữ ổn định lượng đường trong máu nhưng trong hầu hết các trường hợp, loại bệnh tiểu đường này có thể được kiểm soát mà không cần đến insulin. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc đường uống hay kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.

Tiểu đường khó kiểm soát là gì?
Tiểu đường khó kiểm soát là gì?

Nhờ những tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường mà hiện nay, tiểu đường khó kiểm soát đã không còn phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường.

5 thay đổi nhỏ về thói quen sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2
5 thay đổi nhỏ về thói quen sống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường type 2

Khi mắc bệnh tiểu đường type 2, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng. Thay đổi thói quen sống không phải điều đơn giản nhưng có thể điều chỉnh từng thói quen một. Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường?
Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường?

Củ nghệ là một loại gia vị và cũng được sử dụng trong y học nhờ đặc tính chữa bệnh. Củ nghệ được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm đau và ngăn ngừa bệnh tật. Ví dụ, hợp chất curcumin - thành phần hoạt tính trong nghệ - có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây