1

Cấu tạo thận và các bệnh ở thận

Thận là một bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, gồm có hai bên đối xứng nhau và có hình hạt đậu. Thật có nhiệm vụ giúp cơ thể loại bỏ chất thải và lọc máu trước khi đưa máu trở lại tim.
Cấu tạo thận và các bệnh ở thận Cấu tạo thận và các bệnh ở thận

Thận là gì?

Thận là một bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, gồm có hai bên đối xứng nhau và có hình hạt đậu. Thật có nhiệm vụ giúp cơ thể loại bỏ chất thải và lọc máu trước khi đưa máu trở lại tim.

Ngoài ra, thận còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác, gồm có:

  • Duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể
  • Điều hòa và lọc khoáng chất từ ​​máu
  • Lọc chất thải từ thực phẩm, thuốc và các chất độc hại
  • Tạo ra các hormone giúp sản sinh các tế bào hồng cầu, tăng cường sự chắc khỏe của xương và điều hòa huyết áp

Cấu tạo của thận

Nephron

Nephron vừa là đơn vị cầu tạo và vừa là đơn vị chức năng của thận. Mỗi bên thận có khoảng 1 triệu nephron và mỗi nephron lại có bộ cấu trúc riêng bên trong. Các nephron lấy máu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng và giúp đảo thải chất thải từ máu.

Tiểu cầu thận

Khi máu đi vào một nephron, tiểu cầu thận là nơi tiếp nhận đầu tiên. Tiểu cầu thận còn được gọi là tiểu cầu Malpighi và gồm có hai bộ phận là:

  • Cầu thận: Đây là một mạng lưới các mao mạch hấp thụ protein từ lượng máu đi qua tiểu cầu thận.
  • Bao Bowman: Lượng chất lỏng còn lại, được gọi là nước tiểu đầu, đi qua bao Bowman vào ống thận.

Ống thận

Ống thận là các ống tiếp nối với bao Bowman và kết thúc bằng các ống góp.

Mỗi ống thận gồm có nhiều đoạn:

  • Ống lượn gần: đây là đoạn tái hấp thụ nước, natri và glucose vào máu.
  • Quai Henle: phần này có nhiệm vụ hấp thụ kali, clorua và natri vào máu.
  • Ống lượn xa: đoạn này tái hấp thụ natri vào máu và lấy vào kali cùng với axit.

Khi chảy đến cuối ống, chất lỏng đã bị loãng và chứa urê. Urê là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể và được đào thải qua nước tiểu.

Vỏ thận

Vỏ thận là phần bên ngoài của thận, gồm có cầu thận và ống thận.

Bờ bên ngoài của vỏ thận được bao quanh bởi bao thận - một lớp mô mỡ. Vỏ thận và bao thận cùng nhau bảo vệ các cấu trúc bên trong của thận.

Tủy thận

Tủy thận là phần mô trơn bên trong của thận, gồm có quai Henle và các tháp thận.

Tháp thận

Tháp thận là những cấu trúc nhỏ có chứa các nephron và ống thận. Những ống này có nhiệm vụ dẫn chất lỏng vào thận để rồi sau đó chất lỏng di chuyển từ các nephron vào các cấu trúc bên trong, nơi tích trữ và đưa nước tiểu ra khỏi thận.

Ống góp

Cuối mỗi nephron trong tủy thận tại có một ống góp. Đây là nơi chất lỏng sau khi lọc đi ra ngoài nephron.

Khi vào trong ống góp, chất lỏng tiếp tục di chuyển đến điểm cuối cùng trong bể thận.

Bể thận

Bể thận là một khoang hình phễu ở phần trong cùng của thận. Nó có vai trò dẫn chất lỏng đến bàng quang.

Đài bể thận

Phần bên trên của bể thận có các đài bể thận. Đây là những khoang nhỏ chứa chất lỏng trước khi chảy vào bàng quang và cũng là nơi chất lỏng thừa và chất thải trở thành nước tiểu.

Rốn thận

Rốn thận là chỗ lõm sâu nằm ở bờ bên trong của thận và tạo ra hình dạng giống như hạt đậu. Đây là vị trí mà bể thận đi qua và ngoài ra còn có:

  • Động mạch thận: mang máu giàu oxy từ tim đến thận để lọc
  • Tĩnh mạch thận: mang máu đã lọc từ thận trở lại tim

Niệu quản

Niệu quản là một ống cơ dài đẩy nước tiểu vào bàng quang, nơi nước tiểu tích lại và đi ra khỏi cơ thể.

Các bệnh về thận

Do thực hiện nhiều chức năng quan trọng và các loại độc tố phải tiếp xúc hàng ngày nên thận rất dễ bị tổn thương và dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau.

Các bệnh lý phổ biến về thận gồm có:

  • Bệnh thận mạn
  • Suy thận
  • Sỏi thận
  • Viêm cầu thận
  • Viêm thận cấp
  • Bệnh thận đa nang
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu)
  • Giãn đài thận
  • Nhiễm toan
  • Ure huyết
  • Thận ứ nước
  • Viêm bể thận
  • Nang thận
  • Hội chứng thận hư
  • Tăng azote máu

Tìm hiểu thêm về một số bệnh thận phổ biến nhất

Triệu chứng của các vấn đề về thận

Các vấn đề về thận có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau nhưng phổ biến nhất thường là:

  • Khó ngủ
  • Người mệt mỏi
  • Mất tập trung
  • Da khô, ngứa
  • Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Nước tiểu có máu
  • Nước tiểu có bọt
  • Bọng mắt
  • Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Chán ăn
  • Chuột rút cơ

Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì cần đi khám ngay. Tùy thuộc vào triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm chức năng thận để chẩn đoán.

Làm thế nào để giữ cho thận luôn khỏe mạnh?

Thận là cơ quan quan trọng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm cả tim. Do đó, giữ cho thận khỏe mạnh là điều rất quan trọng đối với tình trạng sức khỏe tổng thể.

Hạn chế muối

Thói quen ăn nhiều đồ mặn sẽ dần làm mất sự cân bằng giữa các khoáng chất trong máu. Điều này sẽ gây cản trở cho việc thực hiện chức năng bình thường của thận. Vì thế, bạn nên cố gắng giảm thiểu lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày một cách tối đa để bảo vệ thận.

Tập thể dục

Cao huyết áp là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy thận mạn. Việc tập thể dục thường xuyên, thậm chí chỉ cần 20 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng cao huyết áp và tranh gặp phải vấn đề về thận.

Uống đủ nước

Uống đủ nước sẽ giúp thận thực hiện chức năng loại bỏ độc tố một cách dễ dàng hơn.

Nếu bạn không rõ mỗi ngày mình cần uống bao nhiêu nước thì có thể tìm hiểu tại đây.

Thận trọng khi dùng thuốc

Việc thường xuyên uống một số loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid sẽ dần dần gây tổn thương thận. Nếu thi thoảng mới dùng thì không có vấn đề gì đáng lo ngại nhưng nếu mắc các bệnh thường xuyên phải dùng đến thuốc để giảm đau, chẳng hạn như viêm khớp, thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về rủi ro với thận và tìm giải pháp thay thế.

Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thận. Nếu có một trong các yếu tố dưới đây thì bạn nên chú ý theo dõi sức khỏe và đi khám thường xuyên:

  • Bị tiểu đường
  • Béo phì
  • Cao huyết áp
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh thận

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: cấu tạo
Tin liên quan
Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa
Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa

Thận là cơ quan có nhiệm vụ điều hòa độ pH cũng như các chất điện giải như natri, kali trong cơ thể và còn nhiều chức năng quan trọng khác. Có nhiều bệnh lý xảy ra với thận, mỗi bệnh lý có các triệu chứng và cách điều trị khác nhau.

Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn
Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn

Suy thận mạn gồm có 5 giai đoạn, bắt đầu từ tình trạng thận chỉ bị tổn thương nhẹ cho đến chức năng thận bị giảm nghiêm trọng, không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc và lọc máu có thể ngăn suy thận mạn giai đoạn đầu tiến triển đến giai đoạn cuối.

9 dấu hiệu thường gặp của bệnh suy thận mạn
9 dấu hiệu thường gặp của bệnh suy thận mạn

Ở giai đoạn đầu, suy thận mạn đa phần không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào và thường chỉ khi tiến triển sang các giai đoạn sau, người bệnh mới gặp phải các triệu chứng dưới đây.

Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng
Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng

Người bị bệnh đa xơ cứng có thể gặp vấn đề về bàng quang do các dây thần kinh kiểm soát sự co bóp bàng quang bị tổn thương, dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình truyền tín hiệu giữa não bộ và bàng quang. Các vấn đề về bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và nhiễm trùng thận.

Các Dấu Hiệu Ban Đầu Của Bệnh Ung Thư Thận
Các Dấu Hiệu Ban Đầu Của Bệnh Ung Thư Thận

Ung thư thận thường không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn sau và khối u phát triển lớn thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây