1

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp

Vitamin D, vitamin E và một số chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiều bệnh lý mạn tính. Khi bị viêm khớp dạng thấp, thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc không đủ dinh dưỡng có thể khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Mặt khác, bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng.

Có 4 chất dinh dưỡng rất cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp, đó là vitamin D, vitamin E, folate (vitamin B9) và bromelain.

Vai trò của vitamin D đối với người bị viêm khớp dạng thấp

Tất cả mọi người đều cần vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và giúp xương phát triển bình thường, chắc khỏe.

Khi cơ thể không có đủ vitamin D, xương sẽ trở nên mềm, yếu. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương, biến dạng xương và các vấn đề khác.

Đối với những người bị viêm khớp dạng thấp, vitamin D lại càng có vai trò quan trọng.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm mô bao quanh khớp và vitamin D có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ miễn dịch. Vitamin D có thể giúp làm giảm mức độ viêm trong cơ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và giảm sự tiến triẻn của bệnh.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp và vitamin D

Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin D và điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

Theo một nghiên cứu vào năm 2011, những người dùng glucocorticoid đường uống có nguy cơ thiếu hụt 25-hydroxyvitamin D cao hơn gấp đôi so với người bình thường. (1)

Glucocorticoid, hay còn được gọi là corticoid, là một nhóm thuốc được sử dụng để giảm viêm và sưng đau do viêm khớp dạng thấp.

Thiếu vitamin D và canxi cũng là tác dụng phụ thường gặp của prednisone, một loại glucocorticoid được dùng qua đường uống hoặc tiêm. Vì lý do này nên hiện nay, prednisone ít được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp.

Các cách bổ sung vitamin D

Có nhiều cách để tăng lượng vitamin D.

Tiếp xúc với ánh nắng

Cơ thể con người có khả năng tự tổng hợp vitamin D khi da tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ mặt trời. Tuy nhiên, tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể gây ung thư da. Do đó, không nên phơi nắng quá lâu và tránh ra ngoài vào khoảng thời gian có cường độ tia UV mạnh (thường là từ 10h sáng đến 4h chiều).

Khoảng thời gian cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tăng lượng vitamin D phụ thuộc vào nhiều yếu tố như màu da, vị trí địa lý và mùa trong năm.

Tổ chức Ung thư Da (The Skin Cancer Foundation) khuyến nghị nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 2 - 3 lần một tuần, mỗi lần 10 đến 15 phút. Nên để lộ những vùng da như cánh tay, cẳng chân, bụng và lưng. (2, https://www.skincancer.org/blog/sun-protection-and-vitamin-d

Những người có da ngăm sẽ cần tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn để cơ thể tạo ra đủ lượng vitamin D.

Ví dụ, Bộ Y tế Tây Úc khuyến nghị những người có da trắng nên để mặt, cánh tay và bàn tay tiếp xúc trực tiếp với nắng từ 10 đến 30 phút mỗi ngày trong khi những người có da ngăm cần tiếp xúc với ánh nắng từ 20 đến 90 phút mỗi ngày để tạo ra lượng vitamin D tương đương. Thời gian cần tiếp xúc nắng sẽ thay đổi theo mùa.

Buổi trưa là khoảng thời gian cường độ tia UV mạnh nhất nhưng không nên tắm nắng hay ra ngoài vào thời điểm này. Khoảng thời gian phù hợp nhất để tắm nắng ở Việt Nam là khoảng 9 - 10h sáng hoặc từ 3 - 4h chiều.

Ăn thực phẩm giàu vitamin D

Bạn cũng có thể tăng lượng vitamin D bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Loại vitamin quan trọng này có trong một số loại thực phẩm như:

  • Một số loại cá, gồm có cá hồi và cá thu
  • Lòng đỏ trứng
  • Phô mai
  • Gan bò
  • Nấm

Bên cạnh các loại thực phẩm chứa vitamin D tự nhiên, bạn cũng có thể ăn các loại thực phẩm được bổ sung vitamin D, ví dụ như sữa, phô mai, bột ngũ cốc, sữa chua, sữa đậu nành…(chọn các sản phẩm có nhãn “bổ sung vitamin D” hay “vitamin D fortified”).

Nấm là loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật duy nhất chứa vitamin D một cách tự nhiên. Do đó những người ăn chay sẽ phải ăn các loại thực phẩm được bổ sung vitamin D hoặc chọn các cách bổ sung vitamin D khác để tránh bị thiếu hụt.

Thực phẩm chức năng

Những người bị viêm khớp dạng thấp nên làm xét nghiệm định lượng vitamin D. Nếu như không thể bổ sung đủ vitamin D từ chế độ ăn uống hàng ngày và ánh nắng thì sẽ phải dùng thực phẩm chức năng vitamin D.

Vitamin E

Vitamin D không phải là chất dinh dưỡng quan trọng duy nhất đối với người bị viêm khớp dạng thấp. Thiếu vitamin E cũng tương đối phổ biến ở những người mắc căn bệnh tự miễn này.

Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh. Theo nghiên cứu, bổ sung đủ vitamin E mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm khớp dạng thấp, gồm có:

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Giảm tình trạng viêm, sưng đau và cứng khớp
  • Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Vitamin E có trong nhiều loại thực phẩm như:

  • Các loại quả hạch như hồ đào, óc chó, macca, hạnh nhân
  • Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt chia
  • Rau xanh
  • Một số loại cá và động vật có vỏ như cá hồi và bào ngư

Nếu chế độ ăn uống không có đủ vitamin E thì bạn nên dùng thực phẩm chức năng để bổ sung.

Các chất dinh dưỡng khác

Ngoài vitamin D và E, một số chất dinh dưỡng khác cũng có thể giúp giảm đau khớp, giảm nguy cơ biến chứng do viêm khớp dạng thấp và giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.

Folate hay axit folic (vitamin B9)

Methotrexate là một trong những loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp được sử dụng phổ biến nhất. Những người dùng methotrexate có thể phải uống bổ sung axit folic (vitamin B9).

Lý do là vì methotrexate làm giảm khả năng hấp thụ folate hoặc axit folic của cơ thể. Điều này có thể gây thiếu hụt folate và dẫn đến thiếu máu cùng với nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Mặc dù folate có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như rau xanh và trái cây, các loại hạt, các loại đậu, trứng, cá, sản phẩm từ sữa và thịt nhưng nếu chỉ ăn những thực phẩm này thì không đủ bù đắp lượng folate bị thiếu hụt do methotrexate mà cần phải dùng viên nén bổ sung axit folic. Axit folic là dạng tổng hợp của folate.

Bromelain

Bromelain là một hợp chất được tạo thành từ một nhóm enzyme có nguồn gốc từ quả dứa. Một nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy bromelain có thể giúp giảm viêm và giảm đau.

Kết luận

Không có chế độ ăn uống nào có thể chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh có thể góp phần làm giảm các triệu chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Một số chất dinh dưỡng còn có thể giúp làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp gồm có vitamin D, vitamin E và folate (vitamin B9). Ngoài ra còn có rất nhiều chất dinh dưỡng khác, mỗi chất dinh dưỡng có vai trò khác nhau đối với sức khỏe.

Tốt nhất vẫn nên bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên nhưng đôi khi sẽ phải bổ sung từ thực phẩm chức năng. Lưu ý, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất có thể tương tác với thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chế độ ăn cho người bị viêm khớp dạng thấp: Thực phẩm nên ăn và nên tránh
Chế độ ăn cho người bị viêm khớp dạng thấp: Thực phẩm nên ăn và nên tránh

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Viêm khớp dạng thấp khác với thoái hóa khớp – tình trạng xảy ra khi sụn và các mô quanh khớp bị hao mòn theo thời gian. Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các khớp. Điều này gây viêm, sưng đau và cứng khớp. Nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn này vẫn chưa được xác định rõ.

Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ suy tim cao hơn
Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ suy tim cao hơn

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô của cơ thể, dẫn đến viêm. Tình trạng viêm chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp nhưng ngoài ra còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là gì?
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là gì?

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh lý mạn tính chủ yếu ảnh hưởng đến khớp. Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính (seropositive rheumatoid arthritis) là dạng viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất.

Lợi ích của bơi lội đối với người bị viêm khớp dạng thấp
Lợi ích của bơi lội đối với người bị viêm khớp dạng thấp

Khi các khớp bị đau và cơ thể mệt mỏi thì hầu hết mọi người đều không muốn tập thể dục. Nhưng tập thể dục lại rất cần thiết cho sức khỏe. Và việc tập thể dục lại càng quan trọng hơn nữa đối với những người bị viêm khớp dạng thấp.

Sự khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp
Sự khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp

Sự khác biệt chính giữa bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) và viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis) là vị trí của khớp bị viêm và đối tượng mắc bệnh. Hai bệnh lý này cũng có phương pháp điều trị khác nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây