1

Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ suy tim cao hơn

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô của cơ thể, dẫn đến viêm. Tình trạng viêm chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp nhưng ngoài ra còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ suy tim cao hơn Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ suy tim cao hơn

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc một số bệnh lý do viêm khác, gồm có bệnh tim mạch - nguyên nhân hàng đầu gây suy tim.

Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và suy tim cũng như những biện pháp mà người mắc viêm khớp dạng thấp có thể thực hiện để ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.

Viêm khớp dạng thấp và suy tim

Phản ứng viêm gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Tình trạng viêm kéo dài (mạn tính) góp phần dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành và suy tim.

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Nếu bệnh viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng hoặc không được kiểm soát tốt, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ càng tăng cao.

Ở người bị viêm khớp dạng thấp, phản ứng viêm do hệ miễn dịch gây ra chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp nhưng tình trạng viêm còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Theo nghiên cứu, nồng độ protein phản ứng C trong máu cao – một dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm – có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Theo kết quả của một nghiên cứu trên hơn 5 triệu người, những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị suy tim cao gần gấp đôi so với dân số nói chung.

Tỷ lệ suy tim cao nhất ở những phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Theo nghiên cứu, phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp có nguy cơ suy tim cao gấp ba lần so với phụ nữ không bị viêm khớp dạng thấp.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ suy tim

Suy tim là một vấn đề về tim mạch nghiêm trọng xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim có thể xảy ra đột ngột, chẳng hạn như sau khi cơ tim bị tổn thương do nhồi máu cơ tim nhưng đa phần suy tim tiến triển từ từ theo thời gian.

Thông thường, suy tim xảy ra do một bệnh lý mạn tính khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch.

Tình trạng viêm và viêm khớp dạng thấp không phải là yếu tố duy nhất làm tăng nguy cơ suy tim. Các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ suy tim gồm có:

  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Tiền sử gia đình
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Cao huyết áp
  • Cholesterol cao

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch ở người bị viêm khớp dạng thấp tăng theo thời gian. Kiểm soát tốt viêm khớp dạng thấp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và suy tim.

Điều quan trọng là người bệnh phải theo dõi các triệu chứng và nên đi khám khi nhận thấy các triệu chứng tăng nặng hoặc có triệu chứng mới:

  • Sưng và đau dữ dội hơn ở một hoặc nhiều khớp
  • Khớp ngày càng cứng
  • Giảm khả năng cử động khớp
  • Biến dạng khớp
  • Cục cứng dưới da
  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Yếu cơ

Đây là những dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm trong cơ thể đã trở nên trầm trọng hơn.

Triệu chứng bệnh tim mạch

Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Bệnh tim mạch thường xảy ra trước suy tim. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tim mạch, người bệnh cần đi khám ngay lập tức. Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh tim mạch.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tim mạch gồm có:

  • Đau hoặc tức ngực
  • Hụt hơi
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi, khó tiêu

Suy tim được chia thành nhiều mức độ. Các triệu chứng xảy ra sẽ tùy thuộc vào bên tim xảy ra vấn đề (bên trái hay bên phải) và các vấn đề sức khỏe khác mà người bệnh gặp phải.

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh suy tim gồm có:

  • Hụt hơi
  • Sưng phù ở cẳng chân hoặc mắt cá chân
  • Mệt mỏi
  • Tăng cân đột ngột
  • Ho dai dẳng
  • Ăn không ngon miệng
  • Bụng chướng to
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực
  • Gặp khó khăn khi hoạt động thể chất
  • Khó thở khi nằm
  • Tĩnh mạch nổi rõ trên cổ

Ngăn ngừa suy tim và các vấn đề tim mạch khác

Điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể và từ đó giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Các loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp và giảm viêm gồm có:

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)
  • Thuốc sinh học
  • Thuốc ức chế Janus kinase (JAK)
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Corticoid

Một điều quan trọng cần lưu ý là một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp như NSAID có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim ở những người đang bị suy tim. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc mới nào.

Nhìn chung, cần nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp đến sức khỏe tim mạch và các biện pháp khác giúp giảm nguy cơ biến chứng về tim mạch ở người bị viêm khớp dạng thấp.

Một cách nữa mà những người bị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch là giải quyết các yếu tố nguy cơ khác, ví dụ như:

  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm cân nếu thừa cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống lành mạnh
  • Hạn chế căng thẳng
  • Không uống nhiều rượu bia
  • Kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường

Những điều này sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và sức khỏe tim mạch.

Điều trị suy tim

Mục đích của các phương pháp điều trị suy tim là cải thiện chức năng của tim, giúp tim bơm mạnh hơn hoặc đều hơn.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị suy tim gồm có:

  • Thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu)
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc hạ cholesterol
  • Thuốc nitrat
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin
  • Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose-2 (SGLT2)
  • Hydralazine

Ngoài sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị khác còn có phẫu thuật, cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim hoặc phục hồi chức năng tim.

Tóm tắt bài viết

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và suy tim cao hơn. Điều này là do tình trạng viêm mạn tính sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tim theo thời gian. Điều trị viêm khớp dạng thấp và kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Lợi ích của bơi lội đối với người bị viêm khớp dạng thấp
Lợi ích của bơi lội đối với người bị viêm khớp dạng thấp

Khi các khớp bị đau và cơ thể mệt mỏi thì hầu hết mọi người đều không muốn tập thể dục. Nhưng tập thể dục lại rất cần thiết cho sức khỏe. Và việc tập thể dục lại càng quan trọng hơn nữa đối với những người bị viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp khởi phát ở người cao tuổi
Viêm khớp dạng thấp khởi phát ở người cao tuổi

Viêm khớp dạng thấp khởi phát ở người cao tuổi là một dạng viêm khớp dạng thấp – một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công mô khớp. Dạng viêm khớp dạng thấp này cũng gây ra các triệu chứng tương tự như viêm khớp dạng thấp thông thường như đau khớp và cứng khớp nhưng lại có sự khác biệt về quá trình tiến triển.

Mất nước gây hại như thế nào ở người bị viêm khớp dạng thấp?
Mất nước gây hại như thế nào ở người bị viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính ảnh hưởng đến các khớp và cả các bộ phận khác của cơ thể. Một số yếu tố về lối sống, ví dụ như uống quá ít nước, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp

Vitamin D, vitamin E và một số chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?
Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh bên trong khớp. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây