1

Xẹp thân đốt sống do loãng xương - Bệnh viện 108

Xẹp đốt sống là tình trạng thân đốt sống bị xẹp, giảm chiều cao thân đốt sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống như loãng xương, ung thư di căn cột sống, u huyết quản thân đốt... trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là loãng xương.

Triệu chứng:

  • Đau lưng tăng dần có thể sau 1 chấn thương nhẹ hoặc sau bê vật nặng.
  • Cơn đau liên quan đến vận động: Đau khi thay đổi tư thế, khi đi lại
  • Có thể dẫn đến biến dạng cột sống như gù cột sống
  • Ấn cột sống có điểm đau chói, thường liên quan trên hoặc dưới đốt xẹp 2 đốt sống lân cận
  • Có thể gặp các triệu chứng nếu có chèn ép thần kinh như đau tê chân, yếu chân, đau theo rễ thần kinh liên sườn, rối loạn cơ tròn …

Chẩn đoán:

  • Hình ảnh X quang của xẹp đốt sống hình chêm (mũi tên trắng)
  • Chụp cắt lớp vi tính của xẹp đốt sống 2 mặt lõm (mũi tên đen)
  • Hình ảnh cộng hưởng từ xẹp đốt sống do gãy nén (mũi tên trắng), và gãy xương nén hai mặt (mũi tên đen).
  • Chụp cắt lớp vi tính: chỉ định khi cần đánh giá hình ảnh đốt sống chi tiết như mức độ lún, xẹp, mảnh rời ….

Điều trị:

Điều trị nội khoa

  • Trong trường hợp xẹp đốt sống mới không có tổn thương thần kinh kèm theo.
  • Bệnh nhân được nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc và áo nẹp cứng cố định cột sống.
  • Nẹp được dùng để nâng đỡ bệnh nhân và hạn chế cử động vị trí bị xẹp đốt sống.
  • Thuốc:Thuốc giảm đau, giảm đau chống viêm non-steroid, giãn cơ…
  •  Các thuốc chống loãng xương: các thuốc chứa canxi, vitamin; thuốc ức chế hủy cốt bào (Biphosphonate), Calcitonine…..

Điều trị ngoại khoa

  • Trường hợp xẹp đốt sống có tổn thương thần kinh.
  • Xẹp thân đốt sống do loãng xương gây đau cột sống mức độ trung bình cho đến nặng kéo dài hơn 2 tháng không đáp ứng với điều trị bảo tồn.  
  • Bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da dùng cho các trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương không kèm theo tổn thương thần kinh, mức độ xẹp thân đốt sống <75%  đã điều trị nội khoa không cải thiện.
  • Phẫu thuật cố định cột sống điều trị các trường hợp xẹp đốt sống nặng gây biến dạng cột sống lớn có thể kết hợp với giải chèn ép thần kinh khi có tổn thương thần kinh kèm theo.

Phòng ngừa:

  • Đối với người cao tuổi, nhất là phụ nữ mãn kinh cần phải có chế độ sinh hoạt điều độ về dinh dưỡng và tập luyện.
  • Nên bổ sung các khoáng chất chứa giàu vitamin D, canci và vitamin khác cùng với ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện loãng xương để điều trị kịp thời.
  • Thay đổi lối sống và sinh hoạt: Hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích …
  • Thường xuyên luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe:

Nguồn: Bệnh viện 108    

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 829 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 709 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 644 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 595 Lượt xem
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 824 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 731 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương

Estrogen là hormone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi nồng độ estrogen giảm, chẳng hạn như sau khi mãn kinh, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Mặc sự sụt giảm estrogen này là không thể tránh khỏi nhưng có những cách để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây