Bảo quản chi thể đứt rời đúng cách - yếu tố quan trọng trong thành công nối chi thể - Bệnh viện 108
Bảo quản chi thể đứt rời
- Sau khi chi thể bị đứt rời, phần bị đứt sẽ bị ngừng cung cấp máu do đó các tế bào mô sẽ dần dần tổn thương theo thời gian và chết đi.
- Việc bảo quản chi thể đúng cách sẽ kéo dài thời gian sống của mô, ngược lại nếu bảo quản sai phương pháp không những không bảo tồn được mô mà có thể khiến mô bị tổn thương nặng hơn.
- Cụ thể khi bỏ trực tiếp phần chi thể đứt rời vào nước đá dẫn đến bỏng lạnh, khi nối vào chi thể khó sống, hoại tử và phải cắt bỏ thì 2.
Thời gian vàng
- Về thời gian vàng để cứu sống chi thể đứt rời, theo y văn thì có thể đến 12 giờ tính từ khi bị đứt cho đến khi khôi phục thành công tuần hoàn cho phần chi thể đứt rời, tuy nhiên chức năng có thể hạn chế.
- Thời gian lý tưởng để nối chi thể bị đứt rời là 6 giờ tính từ lúc bị đứt đến lúc các bác sĩ khôi phục được tuần hoàn cho phần chi thể đứt rời (nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn với thời gian từ lúc bị đứt đến lúc vào tới khoa cấp cứu) nếu chi thể được bảo quản đúng cách
- . Nhưng nếu đến muộn quá mà nối vào cơ thể thì độc chất ở chi hoại tử sẽ phóng thích độc chất vào máu, ảnh hưởng đế tính mạng bệnh nhân, do vậy bệnh nhân đến trễ thường phải bỏ phần chi bị đứt.
Cách xử trí
Đối với người cấp cứu:
- Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý; sau đó băng kín vết thương bằng vải sạch hoặc gạc vô trùng.
Với phần chi đứt lìa (phần ngoại vi):
- Cầm nắm nhẹ, rửa sạch bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Không được rửa bằng xà phòng hoặc hóa chất.
- Bọc kín bằng gạc hoặc vải sạch (chú ý không bọc quá dày) quanh phần đứt lìa rồi cho vào túi ni lông mỏng, buộc kín miệng túi để nước không thể thấm vào.
- Đặt túi vào thùng đá lạnh, thau chứa đá lạnh, hoặc đơn giản nhất là cho vào trong một túi nhựa khác có chứa đá lạnh.
- Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại trên da, không nên cắt rời, kể cả trường hợp gần như đứt hoàn toàn.
- Chuyển nhanh bệnh nhân đến cơ sở y tế có đủ khả năng thực hiện kỹ thuật vi phẫu trồng chi thể đứt lìa, tránh đi lòng vỏng lãng phí thời gian vàng để có thể cứu sống chi thể.
Nguồn: Bệnh viện 108
Mắt cá chân là phần xương nhô lên ở vị trí giao cẳng chân với bàn chân. Phần xương nhô lên ở mặt trong của cẳng chân gọi là mắt cá chân trong. Đó thực ra không phải là một xương riêng biệt mà là phần cuối của xương xương chày hay xương ống chân.
Đo mật độ xương được sử dụng để chẩn đoán hoặc xác định nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương. Đo mật độ xương còn được thực hiện trong quá trình điều trị chứng loãng xương để đánh giá hiệu quả điều trị. Phương pháp đo đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA (dual energy x-ray absorptiometry) hay còn được gọi là DXA.
Trồng răng implant là phương pháp thay thế răng hiệu quả và an toàn với cả những người bị loãng xương.
Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.