1

Vắc-xin thủy đậu Varivax (Mỹ): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Vắc-xin thủy đậu Varivax của Mỹ đã được phép lưu hành tại Việt Nam, được sử dụng để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho người trên 12 tháng tuổi và những người lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh.

1. Nguồn gốc, công dụng của vắc-xin thủy đậu Varivax

 

Varivax là vắc-xin sống, giảm độc lực, chủng virus thủy đậu Oka/Merck. Loại vắc-xin này được nhập khẩu từ Mỹ, do công ty Merck Sharp and Dohme (MSD) sản xuất.

1.1 Công dụng

Varivax - Vắc-xin thuỷ đậu của Mỹ được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động, phòng ngừa bệnh thủy đậu cho các nhóm đối tượng sau:

  • Trẻ em trên 12 tháng tuổi;
  • Người lớn, đặc biệt là phụ nữ muốn tiêm vắc-xin để được bảo vệ khỏi thủy đậu trước khi có ý định mang thai;
  • Người nhạy cảm, bị phơi nhiễm thủy đậu trong vòng 3 - 5 ngày sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

1.2 Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin, bao gồm cả gelatin và neomycin;
  • Người đã có miễn dịch do mắc phải thủy đậu;
  • Người đang điều trị bệnh bằng các thuốc ức chế miễn dịch (gồm corticosteroid liều cao) hoặc đang mắc bệnh HIV/AIDS;
  • Người đang mắc các bệnh bạch cầu, loạn sản máu, bệnh u lympho hoặc các khối u ác tính ảnh hưởng tới hệ bạch huyết, tủy xương;
  • Tiền sử gia đình bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền;
  • Người mắc bệnh lao thể hoạt động, chưa được điều trị;
  • Người đang mắc các bệnh lý tiến triển, sốt cao trên 38 độ C. Không chống chỉ định cho các trường hợp bị sốt nhẹ;
  • Phụ nữ có thai.
Vắc-xin thủy đậu Varivax (Mỹ): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Vắc-xin thủy đậu Varivax chống chỉ định với phụ nữ có thai

2. Liều dùng vắc-xin thủy đậu Varivax

 

2.1 Đường dùng

Tiêm dưới da. Tuyệt đối không được tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào. Vị trí tiêm là mặt ngoài cánh tay phần trên vùng cơ delta hoặc mặt trước của bên đùi.

2.2 Lịch tiêm và liều tiêm

  • Trẻ 12 tháng tuổi - 12 tuổi: Tiêm 1 liều Varivax 0.5ml;
  • Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi, chưa mắc thủy đậu lần nào: Tiêm 2 mũi:
    • Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu, liều 0.5ml;
    • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng 4 - 8 tuần, liều 0.5ml.

Vắc-xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu? Sau khi đưa vào cơ thể, vắc-xin thủy đậu sẽ cần thời gian từ 1 - 2 tuần để có thể phát huy tác dụng phòng bệnh. Thời gian miễn dịch của vắc-xin thủy đậu kéo dài trung bình 15 năm. Sau khoảng 15 năm sau tiêm, mỗi người có thể tiêm nhắc lại để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả hơn.

3. Tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin thủy đậu Varivax (Mỹ)

 

  • Phản ứng tại vị trí tiêm: Sưng, đau nhức, có khối tụ máu, phát ban, ngứa, ban đỏ, nốt chai cứng;
  • Sốt cao;
  • Phát ban dạng thủy đậu tại vị trí tiêm hoặc toàn thân.

Bên cạnh đó còn có những báo cáo về việc sau khi sử dụng vắc-xin nhưng những tác dụng phụ này chưa rõ hoặc chưa đủ bằng chứng liên quan đến sau tiêm vắc-xin như:

  • Toàn thân: Sốc phản vệ, phù mạch, phù ngoại biên, phù thần kinh mạch;
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và nôn ói;
  • Rối loạn mắt: Viêm võng mạc hoại tử (thường gặp ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch);
  • Phản ứng trên hệ máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu, bệnh hạch bạch huyết;
  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Mắc bệnh thủy đậu của chủng vắc-xin được tiêm;
  • Tác dụng phụ trên thần kinh/Tâm thần: Viêm não, viêm màng não vô khuẩn, tai biến mạch máu não, viêm tủy ngang, mất điều hòa, co giật, chóng mặt, hội chứng Guillain-Barré, liệt Bell, dị cảm, dễ bị kích thích;
  • Phản ứng trên hệ hô hấp: Viêm phổi;
  • Phản ứng trên da: Mắc hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ, ban xuất huyết Henoch-Schonlein, chốc lở, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn da và mô mềm thứ phát, Herpes zoster.
Vắc-xin thủy đậu Varivax (Mỹ): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Sau tiêm vắc-xin thủy đậu Varivax có thể xuất hiện sốt cao

 

Khi gặp những tác dụng phụ không mong muốn sau tiêm vắc-xin thủy đậu Varivax, cần ngay lập tức thông báo cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

4. Lưu ý khi tiêm vắc-xin thủy đậu Varivax

 

  • Cần chuẩn bị đầy đủ adrenalin và các phương tiện y tế khác để đề phòng sốc phản vệ;
  • Những người tiêm vắc-xin có thể lây bệnh thủy đậu cho người khỏe mạnh có nguy cơ cao. Vì vậy, trong vòng 6 tuần sau tiêm, người được tiêm chủng nên tránh tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao như: Phụ nữ có thai chưa tiêm phòng thủy đậu, người bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh có mẹ chưa bị mắc thủy đậu, người chăm sóc trẻ chưa được miễn dịch;
  • Phụ nữ nên tránh mang thai tối thiểu 3 tháng sau tiêm;
  • Thận trọng khi sử dụng vắc-xin Varivax cho phụ nữ đang cho con bú;
  • Hoãn tiêm vắc-xin tối thiểu 5 tháng sau khi truyền máu hoặc huyết tương và tiêm immunoglobulin với virus Varicella zoster;
  • Sau khi tiêm vắc-xin thủy đậu trong vòng 2 tháng, không sử dụng immunoglobulin nào nếu không được bác sĩ chỉ định;
  • Trong vòng 6 tuần từ khi tiêm vắc-xin, không được dùng thuốc có chứa salicylate;
  • Nếu không sử dụng đồng thời vắc-xin Varivax với vắc- xin MMR II (sởi - quai bị - rubella) thì nên tiêm cách nhau tối thiểu 1 tháng;
  • Có thể dùng đồng thời Varivax với vắc-xin bại liệt đường uống (OPV) hoặc dùng đồng thời với vắc-xin DTAP (bạch hầu - uốn ván - ho gà vô bào) và Hib. Tuy nhiên, cần tiêm bằng bơm riêng và tiêm ở các vị trí khác nhau;
  • Bảo quản vắc-xin thủy đậu Varivax (Mỹ) ở nhiệt độ từ +2 đến +8 độ C.
Vắc-xin thủy đậu Varivax (Mỹ): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ
Vắc-xin thủy đậu Varivax (Mỹ)

Thông tin về vắc-xin Varivax (Mỹ) được tham khảo từ nguồn: Theo thông tin đã được Cục Quản lý Dược phê duyệt.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu nhận biết trẻ gặp tác dụng phụ với vắc xin là gì?

Bác sĩ có thể cho tôi biết những dấu hiệu nhận biết trẻ gặp tác dụng phụ với vắc-xin không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  686 lượt xem

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  994 lượt xem

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  933 lượt xem

Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?

- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  901 lượt xem

Tiêm nhiều mũi vắc-xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ thống miễn dịch của bé?

- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  769 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
“GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN” “GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN” 03:00
“GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN”
 Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm
 3 năm trước
 496 Lượt xem
BẠCH HẦU, UỐN VÁN, HO GÀ KHÔNG CHỪA MỘT AI, HÃY BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG NGAY HÔM NAY! BẠCH HẦU, UỐN VÁN, HO GÀ KHÔNG CHỪA MỘT AI, HÃY BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG NGAY HÔM NAY! 02:31
BẠCH HẦU, UỐN VÁN, HO GÀ KHÔNG CHỪA MỘT AI, HÃY BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ CỘNG ĐỒNG NGAY HÔM NAY!
Việt Nam đã ghi nhận thêm 1 người tử vong vì bạch hầu tại vùng dịch Tây Nguyên, nâng tổng số người tử vong lên 5 trường hợp, gần 200 ca nhiễm, hơn...
 3 năm trước
 433 Lượt xem
KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG 01:33
KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG
Nằm trong top các bệnh truyền nhiễm phổ biến, thủy đậu trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng chưa bao giờ chấm dứt. Tại Việt Nam chưa có chủng ngừa mở rộng...
 3 năm trước
 580 Lượt xem
Tin liên quan
Những vắc xin nào mới được sử dụng cho trẻ?
Những vắc xin nào mới được sử dụng cho trẻ?

Vắcxin HPV mới nhất sẽ bảo vệ chống lại 9 dòng HPV và được khuyến khích tiêm cho trẻ em gái và bé trai theo liệu trình ba liều vào năm 11 hoặc 12 tuổi.

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.

Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?
Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?

Một số người thắc mắc rằng liệu có đúng là ngày nay một số người vẫn bị mắc bệnh mặc dù đã được tiêm phòng vắc xin (ví dụ như vắc xin sởi). Đó là sự thật, nhưng điều này không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả mà chỉ là chúng không hiệu quả hoàn toàn.

Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ

Hầu hết các chuyên gia đều khuyên bé nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu, và nhiều trường học cũng như trung tâm giữ trẻ cũng yêu cầu điều này. Dưới đây là một số lý do.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây