Những vắc xin nào mới được sử dụng cho trẻ?
Một số loại vắc xin mới được đưa vào sử dụng
- Trong thập kỷ qua có một vài loại vắc-xin mới đã được đưa vào sử dụng. Gần đây nhất là vắcxin ngừa HPV xuất hiện vào năm 2014.
HPV là một loại virut lây truyền qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung. Cuối cùng, văcxin mới sẽ thay thế hoàn toàn hai phiên bản trước đó, cung cấp khả năng bảo vệ chống lại hai và bốn chủng HPV. Vắcxin HPV mới nhất sẽ bảo vệ chống lại 9 dòng HPV và được khuyến khích tiêm cho trẻ em gái và bé trai theo liệu trình ba liều vào năm 11 hoặc 12 tuổi.
- Đồng thời, vắc xin cộng hợp phế cầu khuẩn (PCV13) đã được phê duyệt trong năm 2010 để bảo vệ 13 chủng vi khuẩn viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng tai, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
PCV13 đã thay thế PCV7, cung cấp bảo vệ chống lại bảy chủng. PCV13 được khuyến cáo tiêm 3 liều cho trẻ khi 2, 4, 6 tháng, và liều nhắc lại thứ tư từ 12 đến 15 tháng.
(Cũng có PPSV23, bảo vệ chống lại 23 loại vi khuẩn phế cầu, được khuyến cáo áp dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, những người có nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu).
- Hai vắc-xin Rota khác nhau đã được giới thiệu tại Hoa Kỳ trong năm 2006 và 2008 và tỷ lệ mắc bệnh rotavirus theo đó giảm đáng kể.
Rotavirus là một nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày ruột cấp, dẫn đến nôn, tiêu chảy và mất nước. Con bạn nên được tiêm một trong hai loại vắc-xin này. Một loại được khuyến cáo tiêm 2 liều vào lúc bé 2 và 4 tháng tuổi. Loại còn lại dạng 3 liều được khuyến cáo tiêm khi bé 2, 4, và 6 tháng tuổi.
- Vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu cung cấp khả năng bảo vệ cho thanh thiếu niên chống lại bệnh viêm màng não và các nhiễm trùng máu do vi khuẩn meningococcus.
Giống như vắc-xin ban đầu (MPSV4), xuất hiện vào những năm 1970, MCV4 bảo vệ chống lại bốn loại bệnh viêm màng não mô cầu (MCR4). Vắc-xin được tiêm theo hai liều - một khi bé 11 hoặc 12 tuổi và một liều tăng cường nhắc lại khi bé 16 tuổi.
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.
Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.
- 1 trả lời
- 1005 lượt xem
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 828 lượt xem
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 805 lượt xem
Bác sĩ có thể cho tôi biết những dấu hiệu nhận biết trẻ gặp tác dụng phụ với vắc-xin không ạ? Cảm ơn bác sĩ!