1

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy tim

Suy tim là biểu hiện sau cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Khi đó người bệnh rơi vào tình trạng tim không còn đủ khả năng bơm máu để đảm bảo cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

1. Suy tim là gì?

Suy tim là một thuật ngữ được sử dụng nhằm mô tả tình trạng tim không đáp ứng được với khối lượng công việc như thông thường và không thể bơm máu đầy đủ, hiệu quả đi khắp cơ thể.

Ở những người suy tim, máu vận chuyển trong cơ thể chậm hơn so với người bình thường. Khi lượng máu cung cấp không đủ, để giữ được nhiều máu hơn, các buồng tim có thể giãn ra. Nhờ điều này máu có thể được vận chuyển liên tục trong hệ tuần hoàn, tuy nhiên cuối cùng cơ tim sẽ bị suy yếu và làm việc một cách không thực sự hiệu quả. Điều này khiến thận có thể phản ứng lại bằng cách giữ lại muối và các chất dịch trong cơ thể. Khi đó các chất dịch bị ứ đọng trong các bộ phận của cơ thể người bệnh suy tim có thể gây ra xung huyết.

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy tim
Suy tim sung huyết

2. Triệu chứng lâm sàng bệnh suy tim

 

Làm thế nào để biết mình có bị suy tim hay không? Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây, hãy lưu ý vì đó có thể là những triệu chứng lâm sàng bệnh suy tim:

  • Các cơn khó thở cấp tính xuất hiện
  • Việc vận động thể lực bị hạn chế
  • Hai chi dưới phù, trắng mềm, khi ấn vào bị lõm
  • Tăng cân
  • Ran rỗ ở hai bên thùy phổi
  • Áp lực tĩnh mạch cảnh tăng
  • Da xanh nhợt nhạt
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của suy tim
khó thở cấp tính là 1 trong những biểu hiện suy tim

3. Triệu chứng cận lâm sàng bệnh suy tim

 

Ngoài những triệu chứng vừa nêu trên, suy tim còn có thể được phát hiện qua các kết quả xét nghiệm. Những xét nghiệm dưới đây cho phép phát hiện triệu chứng cận lâm sàng bệnh suy tim:

  • Hình ảnh tim to khi quan sát kết quả chụp X-Quang
  • Urecreatinin tăng là các biểu hiện suy thận gián tiếp có thể xảy ra do suy tim

4. Phân loại suy tim

 

Suy tim được chia làm 3 loại: Suy tim trái, suy tim phảisuy tim toàn bộ. Từ việc phân loại suy tim ta có thể chia các triệu chứng cụ thể của từng loại như sau:

4.1 Suy tim trái

  • Khó thở: khi gắng sức ở những giai đoạn đầu người bệnh suy tim sẽ cảm thấy khó thở, những cơn khó thở kịch phát về đêm xuất hiện khi suy tim nặng dần khiến người bệnh phải ngồi dậy để thở.
  • Các cơn hen tim và phù phổi cấp: bệnh nhân khó thở dữ dội, vật vã kích thích, ho khạc bọt hồng nguyên nhân của các biểu hiện này là do bệnh nhân đã gắng quá sức. Cần phải cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đau ngực: cơn đau ngực có thể xuất hiện do bệnh lý mạch vành (là nguyên nhân gây suy tim), tuy nhiên cũng có thể là do suy tim nặng làm cho khả năng tưới máu cho mạch vành giảm.
  • Hoa mắt, chóng mặt, tiểu tiện ít
  • Triệu chứng cận lâm sàng bệnh suy tim trái: mỏm tim lệch trái, tiếng thổi bất thường do bệnh lý van tim.

4.2 Suy tim phải

  • Khó thở: tình trạng khó thở tăng dần và nặng dần lên, tuy nhiên không có cơn khó thở kịch phát như suy tim trái.
  • Gan to, phù chân, tĩnh mạch bị cổ nổi.

4.3 Suy tim toàn bộ

  • Triệu chứng bệnh giống suy tim phải nhưng mức độ nặng hơn, tình trạng khó thở thường xuyên xảy ra
  • Gan to, phù nhiều, tĩnh mạch cổ nổi, xuất hiện trình trạng tràn dịch đa màng.

Ngoài ra theo Hội Tim mạch học New York suy tim có thể được phân theo các cấp độ như sau:

  • Suy tim cấp độ 1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, có thể sinh hoạt và hoạt động gần như bình thường.
  • Suy tim cấp độ 2: khi gắng sức nhiều, các triệu chứng suy tim sẽ xuất hiện
  • Suy tim cấp độ 3: khi gắng sức ít các triệu chứng cũng xuất hiện, do đó người bệnh bị hạn chế nhiều hoạt động thể lực
  • Suy tim cấp độ 4: hay còn gọi là suy tim giai đoạn cuối, các triệu chứng xuất hiện thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi.

Trên đây là những hiểu biết chung nhất về suy tim và các triệu chứng lâm sàng cũng như triệu chứng cận lâm sàng bệnh suy tim. Khi thấy mình có các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị một cách kịp thời. Ngoài ra cũng nên duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa và cải thiện bệnh suy tim.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Cholesterol cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa
Cholesterol cao: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa

Khi lượng Cholesterol tăng lên quá cao, chúng sẽ bắt đầu tích tụ trên thành động mạch tạo nên các mảng bám cholesterol, làm lòng động mạch bị thu hẹp gây cản trở sự lưu thông máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây