1

Thóp lõm ở trẻ sơ sinh cảnh báo điều gì?

Phần lớn, tình trạng thóp lõm ở trẻ sơ sinh hoặc phập phồng như sóng lượn rồi trở về trạng thái ban đầu được coi là bình thường. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do lưu lượng máu chảy qua khu vực này. Tuy nhiên, thóp đầu lõm ở trẻ cũng có thể cảnh báo một vài triệu chứng nguy hiểm ở bé như thiếu nước, suy dinh dưỡng,...

1. Thóp ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, 2 điểm mềm trên đầu gọi là thóp. Thóp thường có thể khác nhau một chút về kích thước. Thóp sau thường nhỏ hơn khoảng 0.6cm và có hình tam giác. Thóp trước lớn hơn, có kích cỡ khoảng 2.5cm, nằm ở trên đỉnh đầu và có hình kim cương hoặc hình cánh diều. Nếu kích thước thóp nhỏ hoặc lớn hơn kích thước trung bình thì bé cần phải được khám và kiểm tra ngay.

Thóp có vai trò giúp cho bé dễ dàng chào đời hơn. Cụ thể, khi chào đời, xương đầu của bé mềm và được kết nối bởi các mô. Khi bé chui ra từ ngã âm đạo mẹ, thóp cho phép hộp sọ của bé linh hoạt, ép sát với nhau giúp cho bé dễ dàng chui ra ngoài. Ngoài ra, thóp còn có vai trò tạo không gian cho não bé phát triển giống như người trưởng thành.

Thóp là điểm mềm nhưng lại được bảo vệ bởi một lớp màng rất dày đến khi các xương nối lại với nhau. Do vậy, những va chạm nhẹ như đội mũ, gội đầu... sẽ không gây ảnh hưởng đến thóp.

Thóp sẽ được kéo căng ra trong vòng 2-3 tháng đầu tiên và sau đó thóp bắt đầu liền lại. Vì thóp sau nhỏ nên sẽ liền trước thóp trước, thóp sau liền khi bé được 2-4 tháng tuổi; còn thóp trước sẽ liền khi bé được khoảng 18-24 tháng tuổi, nhưng cũng có trường hợp liền sớm hơn, khoảng 9-12 tháng tuổi. Cho đến khi liền, thóp của bé luôn có dạng bẹp, không lõm, không phồng ra.

Thóp lõm ở trẻ sơ sinh cảnh báo điều gì?
Cấu trúc thóp trước và thóp sau ở trẻ sơ sinh

2. Thóp lõm ở trẻ sơ sinh là do đâu?

Phần lớn, thóp lõm ở trẻ sơ sinh hoặc phập phồng như sóng lượn rồi trở về trạng thái như thường được coi là bình thường. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do lưu lượng máu chảy qua khu vực này. Tuy nhiên, thóp lõm ở trẻ cũng có thể cảnh báo một vài triệu chứng ở bé mà cha mẹ nên lưu ý, bởi thóp lõm có thể là dấu hiệu của:

  • Bé thiếu nước: Đây là nguyên nhân chính gây nên việc thóp lõm ở trẻ sơ sinh. Việc cơ thể thiếu nước khiến trẻ không có đủ chất lỏng để duy trì hoạt động bình thường. Đây là tình trạng nguy hiểm nên phụ huynh cần lưu ý để nhận biết dấu hiệu nhằm đưa bé đến cơ sở y tế kịp thời, phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
  • Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng có thể gây nên triệu chứng thóp đầu lõm ở trẻ. Triệu chứng này thường đi kèm dấu hiệu mất nước và khiến thóp lõm ở trẻ nguy hiểm hơn. Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng thường có các dấu hiệu khác đi kèm như thiếu cân, tóc khô dễ rụng, mệt mỏi, thờ ơ và độ đàn hồi của da kém.
  • Viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính: Trong một số ít trường hợp, viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính khiến thóp lõm ở trẻ. Trường hợp này hiếm gặp nhưng lại đe dọa đến tính mạng của bé.
  • Kwashiorkor: Đây được gọi là hội chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, nguyên nhân do bé thiếu protein. Nếu điều trị, trẻ mắc phải hội chứng này cũng không thể đạt được khả năng phát triển đầy đủ. Tuy nhiên điều trị quá muộn thì có thể sẽ khiến bé bị khuyết tật vĩnh viễn về thể chất và tinh thần. Hoặc bệnh không điều trị có thể dẫn đến hôn mê, sốc, thậm chí là tử vong.
  • Đái tháo nhạt: Bệnh đái tháo nhạt không phải là một dạng của đái tháo đường mà đây là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi thận của trẻ không thể giữ được nước, tạo ra hiện tượng thóp lõm ở trẻ sơ sinh. Tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị khác nhau.

3. Chẩn đoán và điều trị thóp lõm ở trẻ sơ sinh?

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau để chẩn đoán thóp lõm ở trẻ:

  • Đầu tiên là kiểm tra thể chất của bé: Việc kiểm tra thể chất của bé bao gồm quan sát và chạm vào khu vực thóp đầu lõm. Đánh giá độ đàn hồi làn da của bé, bởi nếu độ đàn hồi kém có thể là do tình trạng thiếu nước.
  • Hỏi về các triệu chứng của bé: Bác sĩ có thể sẽ hỏi về tình trạng thóp trẻ bị lõm xuất hiện khi nào để đánh giá được mức độ tình trạng của bé.
  • Xét nghiệm: Các xét nghiệm liên quan đến việc lấy mẫu máu hoặc nước tiểu thường được chỉ định khi trẻ có dấu hiệu thóp lõm. Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn bộ nhằm mục đích đo số lượng tế bào bạch cầu và tế bào hồng cầu cũng như các thành phần của chúng để phát hiện nhiễm trùng, thiếu máu do mất nước. Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu nhằm mục đích kiểm tra tình trạng bất thường mà bé có thể gặp phải. Xét nghiệm khác mà bác sĩ có thể chỉ định trong trường hợp thóp lõm ở trẻ là xét nghiệm chuyển hóa toàn diện, phương pháp xét nghiệm này nhằm đánh giá mức độ các hóa chất trong cơ thể phân hủy và cơ thể bé sử dụng thực phẩm khác nhau như thế nào.
Thóp lõm ở trẻ sơ sinh cảnh báo điều gì?
Hình ảnh thóp lõm ở trẻ sơ sinh

Sau khi đã chẩn đoán được nguyên nhân gây thóp lõm bất thường ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bé. Phương pháp điều trị thóp lõm ở trẻ sơ sinh sẽ dựa vào nguyên nhân. Các phương pháp điều trị cụ thể như sau:

  • Tăng cường hấp thu chất lỏng: Đây là phương pháp điều trị thóp lõm khi bé bị thiếu nước. Mẹ có thể thực hiện phương pháp này bằng cách cho bé bú thường xuyên và nhiều lần hơn.
  • Bổ sung chất điện giải: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng chất điện giải có công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh trong điều trị thóp đầu lõm ở trẻ nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bé đang thiếu nước do hàm lượng đường và muối trong hỗn hợp điện giải thì không nên sử dụng phương pháp này vì nó sẽ gây mất nước thêm cho bé.

Thóp lõm ở trẻ sơ sinh là tình trạng cảnh báo nguy hiểm, do vậy, khi nhận thấy hiện tượng thóp lõm ở trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt, không tự ý điều trị tại nhà cho bé.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  957 lượt xem

Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1106 lượt xem

Tháng thứ mấy thì thóp của trẻ sơ sinh mới cứng?

Em sinh đôi hai con gái lúc thai được 34 tuần. 1 bé nặng 1,95kg, 1 bé nặng 1,7kg. Hiện các bé đã được 10 tháng 5 ngày và cân nặng lần lượt là 8,1kg và 7,7kg. Đến nay thóp của 2 bé nhà em vẫn rất mềm, không biết đến tháng thứ mấy mới cứng ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  979 lượt xem

Trẻ 8 ngày tuổi nằm điều hòa 28 độ mà không đội mũ thóp có được không?

Em sinh thường bé gái ở bệnh viện Từ Dũ khi thai được 37-38 tuần. Bé nặng 2,6kg. Sau 3 ngày thì em được về nhà. Hiện giờ bé đã được 8 ngày tuổi. Bé nhà em ban ngày thì ngủ rất nhiều, đánh thức bé cũng không dậy mà ngủ liền một mạch 5-6 tiếng. Ban đêm thì bé lại ngủ ít hơn, cứ 2-3 tiếng lại dậy đòi bú rồi quấy khóc. Do em ít sữa nên phải vắt ra bình cho bé bú. Bé bú rất nhanh, 70-80ml sữa hết vèo trong 5 phút. Bé bú nhanh như vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Bú xong bé lại nấc cụt. Em có vỗ ợ hơi nhưng nấc xong lại đòi bú tiếp. Bé thường xuyên bị nấc cụt, cả khi đang ngủ, nằm và khi ti xong ạ. Khi ngủ thì bé hay vươn tay chân, uốn éo, vặn mình. Khi chơi thì bé cười nhiều, thậm chí tiêm hay bấm lỗ tai cũng không la khóc ạ. Hiện trên đầu, cổ, lưng của bé vẫn còn nổi đốm trắng như sảy và em mở điều hóa 28 độ mà không cần đội mũ thóp cho bé có được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2362 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị...
 3 năm trước
 836 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 674 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 636 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 900 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 879 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 590 Lượt xem
Tin liên quan
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

7 điều có thể bạn chưa biết về sốt ở trẻ sơ sinh
7 điều có thể bạn chưa biết về sốt ở trẻ sơ sinh

Tyeese Gaines, một bác sĩ phòng cấp cứu tại New Jersey nói: "Chỉ có nhiệt kế trực tràng mới đo chính xác được nhiệt độ cơ thể. Các chỉ số nhiệt kế đo ở bụng, trán và thậm chí cả ở tai cũng gần như không chính xác."

Tưa miệng ở trẻ sơ sinh: những điều cần biết
Tưa miệng ở trẻ sơ sinh: những điều cần biết

Nếu cha mẹ thấy những mảng trắng hoặc vàng đọng trong miệng hoặc cổ họng bé, hãy cho trẻ đi khám. Đặc biệt, nếu những mảng này khiến bé đau và quấy khóc khi bú hoặc mút sữa, cha mẹ có thể nghi ngờ đó là bệnh tưa miệng.

Dầu dừa có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?
Dầu dừa có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến là dùng thuốc bôi và kem dưỡng ẩm để làm dịu da và giảm các triệu chứng. Ngoài ra, các phương pháp tự nhiên như dầu dừa cũng đã được chứng minh là có thể giúp điều trị viêm da cơ địa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây