Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
1. Sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi
Trẻ đã vượt qua một chặng đường dài kể từ những ngày đầu tiên khi mới chào đời. Trẻ 11 tháng tuổi có thể tự đứng thẳng một mình một lúc và tự bước đi khi dựa vào các đồ vật. Một số ít trẻ có thể tự đi hoàn toàn, nhưng phần lớn phải đợi thêm một thời gian nữa. Thậm chí biết đi muộn chưa hẳn là điều đáng lo ngại.
Trẻ 11 tháng tuổi có thể thực hiện rất nhiều hành động khác nhau, từ vỗ tay, vẫy tay chào tạm biệt, cho tới đập các món đồ chơi vào nhau, giơ tay biểu lộ muốn được bế, uống nước bằng cốc, nhấc đồ vật nhỏ bằng đầu ngón cái và ngón trỏ, bắt chước các âm thanh và cử chỉ của người lớn,...
Cha mẹ hãy tiếp tục kích thích sự phát triển về kĩ năng vận động, nhận thức và ngôn ngữ ở trẻ thông qua các đồ chơi, trò ghép hình, con rối, đồ chơi nhạc cụ, sáp màu, bút vẽ, các loại sách,... Trẻ rất thích các trò chơi đóng vai, bởi giờ đây trẻ đã có khả năng tưởng tượng và là bậc thầy trong việc bắt chước.
Cha mẹ nên lưu ý mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, do đó chúng có thể phát triển không đồng đều nhau. Hãy để trẻ tự do tìm hiểu, khám phá và tự phát triển những kỹ năng riêng của bản thân. Trẻ sẽ tự đạt được những dấu mốc trong hành trình phát triển của mình khi đến đúng thời điểm của riêng trẻ. Nếu cha mẹ cảm thấy có vấn đề không ổn, hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có câu trả lời chính xác nhất.
2. Sự tăng trưởng của trẻ 11 tháng tuổi
Khi trẻ 11 tháng tuổi, cân nặng và chiều cao ở trẻ trai lần lượt là 8,2 - 12,3 kg và 68,6 - 81,3 cm, ở trẻ gái là 7,7 - 11,3 kg và 66,0 - 78,8 cm.
Cha mẹ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình cai bú bình ở trẻ, khi nó nên được hoàn thành lúc trẻ 1 tuổi hoặc càng sớm càng tốt sau đó.
Về vấn đề cai sữa mẹ, các chuyên gia khuyên nên cho trẻ bú đến hết năm đầu của trẻ, sau đó kéo dài cho đến khi nào mẹ và bé muốn. Không có lí do gì để cai sữa mẹ thời điểm này nếu người mẹ vẫn muốn cho con bú.
3. Một số vấn đề sức khỏe ở trẻ 11 tháng tuổi
- Thời gian ngủ ở trẻ: Thời điểm này tổng thời gian ngủ của trẻ khoảng 12 - 14 giờ mỗi ngày, trong đó ban đêm trẻ ngủ khoảng 10 - 12 giờ, thêm hai giấc ngủ ngắn hoặc một giấc ngủ dài vào ban ngày.
- Trẻ chưa sẵn sàng ngủ trên giường: đúng vậy, trẻ cần ngủ trong cũi một thời gian dài nữa.
- Đảm bảo an toàn khi ngủ: Tuy thời điểm này nguy cơ ngạt thở khi ngủ và hội chứng đột tử khi ngủ đã giảm xuống và qua đi, nhưng vẫn không có lí do gì để thêm chăn gối vào cũi cho trẻ. Vì lí do an toàn, hãy để cũi trống khi trẻ nằm ngủ.
4. Một số vấn đề khác với trẻ 11 tháng tuổi
- Nguyên tắc an toàn với thú nuôi: Trẻ em lớn lên cùng thú nuôi nhận được rất nhiều lợi ích, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cha mẹ cần lưu ý không bao giờ để trẻ nhỏ một mình với vật nuôi. Người lớn cần luôn luôn giám sát để có thể can thiệp kịp thời.
- Bắt đầu hướng dẫn trẻ về nguyên tắc: Mỗi trẻ mỗi khác, cha mẹ cần hiểu rõ con mình trước tiên. Ban đầu có thể trẻ mất rất nhiều thời gian để hiểu hoặc thậm chí không hiểu cha mẹ đang hướng dẫn cái gì cho trẻ, do đó cha mẹ cần kiên nhẫn và tìm ra phương thức phù hợp cho con mình, tránh để trẻ rơi vào trạng thái bối rối, hoặc tệ hơn là căng thẳng quá mức dẫn tới cáu kỉnh, quấy khóc.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Cuối cùng trẻ đã sắp bước đến dấu mốc quan trọng đầu tiên của cuộc đời - sinh nhật một tuổi. Nhưng trước tiên hãy cùng tìm hiểu về tháng cuối cùng trong năm đầu đời của trẻ.
Bé 8 tháng tuổi chỉ bú sữa mẹ, ăn dặm cháo bột đều bị nôn ói, sụt cân
Bé nhà em có tình trạng là không hấp thu được thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ. Hiện tại bé đã được 8 tháng tuổi và nặng 7,8kg, dài 70cm. Tuy nhiên, từ khi bé 6 tháng đến giờ là không tăng cân nào, chiều dài cũng không tăng nốt. Từ trước tới giờ bé đều bú sữa mẹ hoàn toàn. Nhưng khi bé được 6 tháng em bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Lúc đầu là ăn bột, 1 tuần sau khi ăn bột bé bắt đầu nôn trớ dữ dội và sụt cân. Dừng ăn bột là hết nôn. Cho bú mẹ lại bình thường và tăng lại cân như cũ. Đến lúc 7 tháng, em cho bé tập từ cháo trắng đến cháo thịt, rau củ. Nhưng ăn cháo được nửa tháng lại bắt đầu tình trạng nôn ói rồi sụt cân. Dừng ăn cho bú mẹ lại trở về như cũ. Em phải làm gì khi bé không thu nạp được thức ăn đây ạ?
- 1 trả lời
- 797 lượt xem
Có nên tăng lên 4 bữa cháo cho bé 8 tháng 15 ngày nặng 7,5kg không?
Hiện giờ bé gái nhà em đã được 8 tháng 15 ngày tuổi. Bé nặng 7,5kg. Bây giờ mỗi ngày em cho bé ăn 3 chén cháo đầy và 3 lần uống sữa công thức, mỗi lần 50ml. Cháo có đủ thịt cá và rau củ. Buổi tối bé bú mẹ hoàn toàn, đêm dậy khoảng từ 2 đến 3 lần để bú. Bé nhà ăn như vậy có đủ chất không và em có cần bổ sung cho bé gì không? Lượng sữa bé bú như thế có ít quá không? Em muốn tăng cho bé lên 4 bữa cháo vì thấy bé bú ít quá thì có được không bác sĩ? Tuy nhiên bé nhà em ăn nhiều sẽ dễ bị ói ạ. Và em có thể cho thêm ít muối vào cháo của bé để bổ sung muối cho con không ạ?
- 1 trả lời
- 751 lượt xem
Bé 4 tháng 20 ngày bị ho nôn chớ nhiều về đêm và đi ngoài nhiều nước
Bác sĩ cho em hỏi con em được 4 tháng 20 ngày ạ, mấy hôm nay bé bị ho nôn chớ về đêm nhiều, em đã cho bé uống húng chanh đường phèn và gừng mật ong nhưng không thấy đỡ mà bé còn nôn nhiều hơn. Bé còn bị đi ngoài nhiều nước nữa, bé đã uống rota của Việt Nam ạ. Bác sĩ cho em xin ý kiến với ạ, em ở Hải Dương nên chưa cho con đi bác sĩ ạ.
- 0 trả lời
- 903 lượt xem
Bé 1 tháng 12 ngày mà chỉ đi ị 1 lần/ngày hoặc 2 đến 3 ngày đi 1 lần có cần đi khám không?
Các bác sĩ cho em hỏi tình trạng này có đáng lo ngại và phải đi khám không ạ. Bé nhà em từ ngày sinh ra tới giờ chỉ đi ị có 1 lần 1 ngày hoặc có hôm 2-3 ngày đi 1 lần. Bé bú mẹ hoàn toàn, em nhiều sữa toàn phải vắt bớt ra, con không tăng cân nhiều nhẹ cân. Giờ bé được 1m12d rồi. Em lo là bé có vấn đề đường ruột và sữa mẹ kém nên không tăng cân, tháng đầu bé tăng có 7 lạng thôi ạ
- 0 trả lời
- 986 lượt xem
Da bé 3 tháng bị khô, vảy như này bôi gì hiệu quả?
Bác sĩ cho em hỏi. Con em được 3m bị như này là sao.và ai biết thuốc gì hiệu quả giới thiệu em với ạ
- 0 trả lời
- 620 lượt xem
Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.
Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.
Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 18 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.