Trẻ 8 ngày tuổi nằm điều hòa 28 độ mà không đội mũ thóp có được không?
Bé nhà bạn ngủ như vậy là hoàn toàn bình thường vì trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 17 đến 20 tiếng mỗi ngày. Để dừng cơn nấc của bé, mẹ có thể cho bé ngậm đầu ti. Ngoài ra, trong những tháng tuổi này, trẻ cũng rất hay vặn mình. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ khi nào bé gồng và vặn mình nhiều thì có thể là do thiếu vi chất, lúc này mới cần cho bé di khám. Nếu da bé nổi nhiều sẩy thì mẹ cần mặc quần áo thông thoáng và tắm rửa sạch sẽ cho bé. Nếu bé nổi mụn trắng, có mủ thì phải cho bé đến cơ sở y tế thăm khám trực tiếp. Ngoài ra, khi nằm điều hòa thì nên đội mũ thóp cho bé và không được đội mũ quá chật.
Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?
Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 844 lượt xem
Cho trẻ sinh non 11 tháng tuổi uống xen kẽ sữa công thức vào sữa mẹ vào ban ngày được không?
Bé nhà em sinh non, lúc em được 32 tuần. Bé sinh ra đã được 11 tháng, tuy nhiên nếu hiệu chỉnh thì chỉ được 9 tháng. Hiện tại bé nặng 9,3kg. Đã 2 tháng nay bé không lên cân nào. Từ lúc sinh ra tới giờ em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, 2 tháng trở lại đây, trước khi ngủ, em có cho bé ăn thêm sữa ngũ cốc Fruto. Hôm bé ăn được 1 chén nhỏ, hôm lại được nửa chén, có hôm không ăn. Hàng ngày bé cũng có ăn bánh ăn dặm, sữa chua và trái cây. Dạo này bé cũng biếng bú hơn, cả ngày chỉ được 700ml sữa mẹ và thêm 200ml sữa ngũ cốc. Em muốn cho bé uống xen kẽ sữa công thức với sữa mẹ vào ban ngày cho bé có được không ạ? Bé nhà em khi đi khám bác sĩ bệnh viện sản nhi còn chẩn đoán bé bị thiếu máu sinh lý nhẹ nên trông bé lúc nào cũng có vẻ xanh xao. Em có cho bé uống bổ sung Polyvisol ạ. Còn một vấn đề nữa là bé nhà em đi ị nhiều lần, khoảng 3 đến 4 lần một ngày. Phân bé sệt đặc màu vàng nhạt và đi nhiều nhưng mỗi lần đi ít, lắm khi chỉ són ra chút ít, như thế có bình thường không ạ? V
- 1 trả lời
- 1486 lượt xem
Trẻ 7 tháng 7 ngày tuổi bị chàm sữa có ăn dặm được thịt bò, cá, tôm không?
Hiện con em đang được 7 tháng 7 ngày tuổi. Đợt bé mới 2 tháng tuổi thì bé có bị chàm sữa ở trên mặt. Hiện giờ chưa hết hẳn mà vẫn còn một ít ạ. Em có đang cho bé ăn dặm bột mặn, vậy em có thể cho bé ăn thêm cá, tôm, thịt bò được không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 489 lượt xem
Trẻ 5 tháng 15 ngày tuổi biếng bú nên cho ăn dặm luôn được không?
Hiện bé nhà em đang được 5 tháng 15 ngày tuổi. Bé nặng 7kg ạ. Trước giờ bé nhà em rất háo bú, ngày bé bú 6 bình sữa, mỗi bình 150ml. Nhưng gần đây cháu biếng bú hẳn đi. Chỉ chịu ngậm bình sữa khi đã thịu ngủ, ngậm được tí rồi nhả ra, rồi cứ thế đưa ra đưa vô gần 1 tiếng mà chẳng hết bình sữa. Bé tự nhiên biếng bú thế là bị làm sao ạ? Và em muốn cho bé ăn dặm luôn để bổ sung dưỡng chất cho bé được không ạ?
- 1 trả lời
- 1732 lượt xem
Trẻ 31 ngày tuổi nằm điều hòa có bị viêm phổi không?
Bé nhà em hiện đang được 31 ngày tuổi. Em muốn cho bé nằm điềuh hòa mà chỉ sợ bé bị viêm phổi. Nếu em cho bé nằm điều hòa thì nên để ở nhiệt độ bao nhiêu ạ? Và khi đó có nên cho bé đeo bao tay, bao chân, đội mũ thóp, mặc quần áo dài không ạ? Em có thể cho bé nằm điều hòa cả ngày lẫn đêm không hay chỉ cho nên nằm lúc trưa nóng đến chiều tối và thời gian còn lại thì sẽ mở cửa và bật quạt ạ?
- 1 trả lời
- 619 lượt xem
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến là dùng thuốc bôi và kem dưỡng ẩm để làm dịu da và giảm các triệu chứng. Ngoài ra, các phương pháp tự nhiên như dầu dừa cũng đã được chứng minh là có thể giúp điều trị viêm da cơ địa.
Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.
Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.
Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.
Luôn phải tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.