1

Thế nào là gãy xương kín? Cách nhận biết?

Gãy xương kín là trường hợp gãy xương tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng không có vết thương hở hoặc chảy máu biểu hiện ngoài da. Tuy không nguy hiểm và khó phát hiện như gãy xương hở nhưng người bệnh cần phải nhận biết dấu hiệu gãy xương kín để có hương thăm khám, điều trị kịp thời.
 

1. Gãy xương kín là gì?

 

Gãy xương kín là tình trạng gãy xương nhưng không hề có vết thương hở hoặc chảy máu biểu hiện bên ngoài da. Ngược lại, gãy xương hở là có vết thương chảy máu ra ngoài da, thậm chí có thể nhìn thấy đầu xương gãy từ phía bên ngoài.

Thực tế, gãy xương hở nghiêm trọng hơn gãy xương kín, bởi người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ và phải điều trị đồng thời nhiều tổn thương tại một thời điểm trong một thời gian khá dài. Thông thường những vết gãy xương hở sẽ lớn hơn, phức tạp hơn trong trường hợp gãy xương kín.

Một số nguyên nhân gây ra gãy xương kín là cho chấn thương, té ngã, tai nạn, vận động viên trong quá trình tập luyện hoặc do bệnh lý loãng xương. Ngoài ra, tình trạng chuyển động lặp đi lặp lại có thể làm mệt cơ bắp và tăng tác dụng lực lên xương, điều này có thể dẫn đến gãy xương.

Thế nào là gãy xương kín? Cách nhận biết?
Loãng xương có thể dẫn đến gẫy xương kín

2. Dấu hiệu gãy xương kín như thế nào?

 

Gãy xương kín có nguy hiểm hay không là những thông tin mà rất nhiều độc giả quan tâm. Thực tế, gãy xương kín không nghiêm trọng và không có biểu hiện rõ như gãy xương hở nên rất khó nhận biết, từ đó có thể biến thành thương tật và không thể điều trị khỏi. Đặc biệt những trường hợp nứt xương hay rạn xương tại lúc xảy ra tai nạn, nếu không được phát hiện, chẩn đoán từ sớm sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh sau này.

Theo đó, muốn biết một người có bị gãy xương kín hay không cần phụ thuộc vào các dấu hiệu gãy xương kín như sau:

  • Cảm thấy, nghe thấy tiếng kêu “răng rắc” của xương bị gãy.
  • Đau ở vùng chấn thương hoặc gần vị trí đó. Đặc biệt đau tăng khi vận động.
  • Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động của xương gãy.
  • Sưng nề sau đó bầm tím ở vùng chấn thương.
  • Có phản ứng tại điểm gãy khi chạm nhẹ lên vùng bị thương.
  • Biến dạng chi gãy khiến chi bị ngắn lại, gập góc hay xoắn vặn...
  • Khi thăm khám nghe thấy tiếng lạo xạo của của 2 đầu xương gãy cọ vào nhau.

Ngoài ra, tình trạng sốc cũng là dấu hiệu của gãy xương, tuy nhiên tình trạng này thường xảy ra với các đối tượng gãy xương hở, gãy xương chậu, xương đùi và đa chấn thương. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp gãy xương đều có những dấu hiệu và triệu chứng trên. Do đó muốn tìm ra chính xác dấu hiệu của gãy xương kín thì phải dựa vào quan sát.

Vì gãy xương kín không có dấu hiệu, triệu chứng cụ thể khách quan như gãy xương hở nên nếu thấy bệnh nhân có từ 2 đến 3 các dấu hiệu nghiêm trọng trên hoặc có biểu hiện sốc nguy hiểm thì cần nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến các cơ quan y tế để chăm sóc và điều trị.

 

3. Sơ cứu gãy xương kín

 

Để hạn chế tối đa biến chứng cũng như hạn chế được sự di lệch của đầu xương gãy, giảm đau, phòng sốc và các tổn thương thứ phát khác tại vùng tổn thương thì bệnh nhân cần được sơ cứu, điều trị kịp thời.

3.1. Xử trí

  • Cần gọi cấp cứu y tế
  • Đánh giá và xử trí các vấn đề về đường thở, nhịp thở và tuần hoàn, nhất là các trường hợp gãy xương nghiêm trọng.
  • Tuyệt đối không vận động phần bị tổn thương nếu không cần thiết.
  • Băng kín các vết thương, đồng thời kiểm soát chảy máu.
  • Cố định xương gãy tạm thời bằng nẹp, băng ép.
  • Nâng cao chi bị gãy thường xuyên sau khi cố định để giảm sưng, phù nề.
  • Theo dõi bệnh nhân thường xuyên về tình trạng toàn thân.

3.2. Nguyên tắc cố định xương gãy

Sau các bước xử trí gãy xương kín cần chú ý đến các nguyên tắc cố định xương gãy như sau:

  • Nẹp sử dụng điều trị gãy xương kín phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và vững chắc. Nẹp có thể làm bằng gỗ, tre hoặc thanh kim loại...
  • Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt của bệnh nhân mà phải có đệm lót ở đầu nẹp, đầu xương.
  • Cố định trên và dưới vị trí xương gãy 1 khớp. Với gãy xương đùi phải bất động được 3 khớp.
  • Nếu trong trường hợp gãy xương kín đặc biệt gãy xương đùi cần phải kéo liên tục bằng một lực không đổi.
  • Bất động tư thế cơ năng: Chi trên treo tay vuông góc, để duỗi thẳng và buộc vào người, chi dưới duỗi thẳng buộc chi gãy cùng chi lành thành khối thống nhất.

Sau khi đã sơ cứu xong cần phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị hoặc gọi cấp cứu y tế.

Thế nào là gãy xương kín? Cách nhận biết?
Sơ cứu gãy xương kín và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị

4. Điều trị gãy xương kín

 

Nguyên tắc cơ bản điều trị chung cho bệnh gãy xương là: những mảnh xương vỡ được đưa trở về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành. Các phần xương mới hình thành xung quanh phần bị gãy và làm lành vết thương.

Sau khi sơ cứu gãy xương và di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện thì các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán hình ảnh gãy xương bằng cách chụp X-quang, CT hoặc MRI, máy quét xương nhưng phổ biến nhất là chụp X-quang. Phẫu thuật có thể là phương án mà các bác sĩ cân nhắc để điều trị gãy xương, tùy vào mức độ nghiêm trọng và nhận định gãy xương kín hay gãy xương hở để có hướng điều trị phù hợp. Một số phương pháp để điều trị gãy xương, bao gồm:

  • Băng bột cố định: Để điều trị gãy xương dùng băng bột cố định thì các bác sĩ sẽ sử dụng bột thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc.
  • Nẹp cố định: Các khuôn bột, nẹp sẽ hạn chế, đồng thời kiểm soát chuyển động của khớp gần đó. Phương pháp nẹp cố định khá tốt cho một số loại gãy xương.
  • Kéo liên tục: Lực kéo dùng điều trị gãy xương để sắp xếp lại một hoặc nhiều xương bằng lực nhẹ, liên tục và ổn định;
  • Cố định ngoài: Bác sĩ thường đặt đinh kim loại hoặc ốc vít vào phía trên và dưới xương gãy ở. Các đinh hoặc ốc vít kết dính với một thanh kim loại bên ngoài da để giữ các xương ở vị trí thích hợp trong khi chúng tự lành. Nếu trong trường hợp xuất hiện tổn thương nặng ở da và mô mềm xung quanh chỗ gãy, bác sĩ sẽ dùng một vật cố định bên ngoài cho đến khi người bệnh có thể phẫu thuật được;
Thế nào là gãy xương kín? Cách nhận biết?
Bó bột cố định gãy xương chân

 

  • Mổ hở và cố định trong: Bác sĩ sẽ tái định các mảnh xương về vị trí bình thường và sau đó giữ chúng với các ốc vít, hoặc các tấm kim loại ở bề mặt ngoài. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể sắp xếp lại các mảnh vỡ bằng cách đặt một thanh kim loại vào khoang tủy ở trung tâm xương.

Tuy rằng không nguy hiểm như gãy xương hở nhưng gãy xương kín cũng cần được thăm khám điều trị kịp thời để tránh những biến chứng bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

Video có thể bạn quan tâm
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 866 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 716 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 747 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 841 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 700 Lượt xem
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành 02:15
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành
20% người trẻ đang gặp phải vấn đề về xương khớp, 60 - 90% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Đau lưng, mỏi gối, đau nhức cổ tay, khuỷu tay, đau...
 3 năm trước
 863 Lượt xem
Tin liên quan
Loãng xương hông thoáng qua: Nguyên nhân và cách điều trị
Loãng xương hông thoáng qua: Nguyên nhân và cách điều trị

Loãng xương hông thoáng qua hay hội chứng phù tủy xương hông là một dạng loãng xương hiếm gặp. Đây là tình trạng giảm mật độ xương tạm thời ở phần đầu của xương đùi hay chỏm xương đùi (phần xương có hình dạng 2/3 khối cầu nằm trong khớp háng).

Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.

Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra.

Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau cơ xơ hóa là bệnh lý gây đau tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây