Siêu âm hệ cơ xương khớp - Bệnh viện 108
Ưu điểm vượt trội
- Cung cấp hình ảnh thời gian thực về cơ, gân, dây chằng, thần kinh và sụn trên khắp cơ thể đặc biệt hữu ích trong các trường hợp bệnh nhân chỉ xuất hiện triệu chứng khi cử động.
- Cho hình ảnh chi tiết mà các phương pháp khác không đánh giá được
- Siêu âm doppler đánh giá tình trạng tưới máu cũng như tân sinh mạch
- Định hướng bản chất dịch tích tụ
- Không gây đau, không xâm lấn, không có bức xạ ion hóa, có thể sử dụng cho mọi đối tượng, không có chống chỉ định.
- Chi phí tiết kiệm
Chỉ định
- Siêu âm đặc biệt hữu ích trong việc chẩn đoán các chấn thương thể thao như vết rách ở gân gót.
- Những vết rách này thường khó chẩn đoán vì cơn đau hoặc các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi thực hiện các chuyển động cụ thể.
- Điều trị can thiệp như sinh thiết, chọc hút dịch, siêu âm giúp hướng dẫn xác định đúng vị trí, làm giảm tối đa tai biến cho bệnh nhân, đồng thời theo dõi diến biến tiến triển của bệnh.
Một số bệnh thường gặp
- Rách dây chằng, cơ và gân.
- Chảy máu ở cơ và khớp
- Tích tụ dịch
- Khối u mô mềm lành tính hoặc ác tính.
- Chèn ép dây thần kinh: hội chứng ống cổ tay…
- Thay đổi sớm trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp
- Nang bạch huyết, thoát vị nang bao hoạt dịch
- Trật khớp háng sơ sinh.
Nguồn: Bệnh viện 108
Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.
Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.
Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.
Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.
Viêm khớp và loãng xương đều là những tình trạng mạn tính xảy ra với xương. Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng đau ở một hoặc nhiều khớp. Loãng xương là tình trạng khối lượng và mật độ xương giảm, khiến xương yếu đi và có thể dẫn đến gãy xương.